Vẻ đẹp hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ Tỏ lòng

0
81
Rate this post

Đề bài: Anh/chị hãy tìm hiểu và trình bày cảm nhận của bản thân về vẻ đẹp hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão.

ve dep hinh tuong nhan vat tru tinh trong bai tho to long

Khám phá vẻ đẹp của hình tượng nhân vật trữ tình trong Tỏ lòng của Phạm Ngữ Lão
 

Bạn đang xem: Vẻ đẹp hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ Tỏ lòng

Bài văn mẫu Vẻ đẹp hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ Tỏ lòng

Thời đại nhà Trần được biết đến là một trong những thời đại hào hùng nhất trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam với chiến công ba lần đánh thắng giặc Mông – Nguyên xâm lược, làm nên hào khí Đông A vang dội một thời. Nhắc tới thời đại huy hoàng này ta không thể không nhắc đến Phạm Ngũ Lão- một danh tướng đã lập nhiều chiến công để bảo vệ non sông nước nhà, không chỉ là một danh tướng tài giỏi, một nhà quân sự lỗi lạc, ông còn là một nhà thơ có tài. ‘Tỏ lòng’ là bài thơ đặc sắc đã khắc họa được vẻ đẹp của nhân vật trữ tình là một người tráng sĩ có sức mạnh, có lí tưởng, nhân cách cao cả cùng khí thế hào hùng của thời đại.

Phạm Ngũ Lão vốn là một võ tướng nổi tiếng dưới thời Trần, ông từng được các vua Trần rất trọng dụng không chỉ bởi tài năng mà còn bởi đức độ của ông. Bài thơ ‘Tỏ lòng’ là bài thơ tiêu biểu cho thơ văn mang hào khí Đông A, nó ra đời trong không khí quyết chiến quyết thắng của thời đại nhà Trần khi quân Mông Nguyên xâm lược nước ta. Vì vậy bài thơ mang đậm khí thế hào hùng của người anh hùng thời đại, đồng thời bộc lộ nỗi lòng, khát khao muốn đánh đuổi giặc của chính nhân vật trữ tình.

Mở đầu bài thơ nhân vật trữ tình hiện lên với vẻ đẹp của một vị tướng tài ba hiên ngang , sừng sững hiện lên giữa không gian rộng lớn bao la của sông núi:

“Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu
Nam nhi vị liễu công danh trái”

Dịch thơ:

“Múa giáo non sông trải mấy thu
Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu”

“Múa giáo” trong bản dịch thơ tuy hay nhưng chưa đủ âm vang, “múa giáo” thể hiện được sự uyển chuyển, bền bỉ nhưng hành động ấy lại nhẹ nhàng uyển chuyển, còn ‘hoành sóc’ là hành động cứng rắn, mạnh mẽ gợi sự hiên ngang, vững trãi; bởi vậy bản dịch tuy sát phiên âm nhưng chưa thể hiện rõ khí thế hào hùng của thời đại.

Tác giả đã khắc họa nhân vật trữ tình là người anh hùng trong không gian dài rộng của đất nước, nó trải dài tới “mấy thu”. Trong câu thơ của Phạm Ngũ Lão đã khắc họa lên hình ảnh của vị anh hùng cầm ngang cây giáo mà trấn giữ non sông , tư thế ấy còn được đặt trong không gian rộng lớn, thời gian như vô tận nên hình ảnh người tráng sĩ dường như kì vĩ hơn, lớn lao hơn. Câu thơ còn ngợi ca sự kiên trì bền bỉ dẻo dai của người của người tráng sĩ. Người tráng sĩ đã cầm ngang ngọn giáo với tư thế vững trãi qua nhiều năm cho thấy sự bền bỉ trong chiến đấu cũng như lòng yêu nước, ý chí quyết tâm bảo vệ biên cương bờ cõi khỏi sự xâm lược của giặc ngoại xâm.

Hình ảnh quân đội nhà Trần được thể hiện rõ qua từ “ba quân” để chỉ quân đội nhà Trần đồng thời còn tượng trưng cho sức mạnh của đội quân, một đội quân có khí thế “khí thôn ngưu” – nuốt trôi trâu hay át cả sao ngưu trên trời. Câu thơ không miêu tả cụ thể sức mạnh ấy mà thiên về gợi sức mạnh, khí thế, hào khí của cả ba quân và khí thế này còn được ví như “tì hổ” chính là sánh ngang hổ báo hay cũng có thể khí thế ngùn ngụt bốc lên trời cao át cả sao Ngưu. Ở đây tác giả sử dụng nghệ thuật so sánh vừa thể hiện được sức mạnh của cả ba quân vừa khái quát được sức mạnh tinh thần của đội quân mang hào khí Đông A.

Như vậy hình ảnh của nhân vật trữ tình trở nên chói lọi trước ba quân, ba quân càng mạnh mẽ hào hùng trước tư thế mạnh mẽ hào hùng của cá nhân. Đó là sự kết hợp tuyệt vời giữa cá nhân với cộng đồng cũng là sản phẩm của hào khí Đông A. Như vậy hai câu thơ với âm hưởng hào hùng, giọng thơ chắc khỏe,nghệ thuật gợi hơn tả và hình ảnh mang tầm vóc sử thi đã khắc họa rõ nét hình ảnh của nhân vật trữ tình là một vị tướng tài ba hiên ngang giữa khí thế hào hùng của thời đại.

Nếu như hai câu thơ đầu là hình ảnh nhân vật trữ tình là người tráng sĩ thời Trần oai phong, dũng mãnh thì đến câu thơ thứ ba nhịp thơ như chậm lại nhường chỗ cho hình ảnh của một vị tướng với nỗi lòng muốn đánh đuổi giặc ngoại xâm, đó cũng là cái chí cái tâm của người anh hùng:

“Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu”.

Dịch thơ

(Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu)

Theo quan niệm của Nho giáo người con trai khi sinh ra phải có chí lập công danh, sự nghiệp để lại tiếng thơm cho muôn đời. Công danh đó được coi như món nợ đời phải trả và đây là một quan niệm sống tích cực nó vừa mang tư tưởng trung đại vừa mang tinh thần dân tộc mà ở đó có sự thống nhất giữa công danh của cá nhân với công danh của đất nước, dân tộc là sự sự nghiệp lớn lao cứu dân cứu nước.

Quan niệm này cổ vũ cho con người từ bỏ những thói hư tật xấu để được cùng trời đất lưu truyền. Người con trai khi chưa trả xong món nợ công danh sẽ mang tâm trạng day dứt băn khoăn. Từ “nợ” được hiểu là trách nhiệm với vua với nước với triều đình với dân tộc, nó mang ý nói rằng kẻ làm trai nhất định phải lập công danh, phải có trách nhiệm bảo vệ nền độc lập, là trong hoàn cảnh đất nước đang có giặc ngoại xâm. Câu thơ đã thôi thúc con người phải có trách nhiệm, nghĩa vụ đối với đất nước. Đây không phải ý riêng của nhà thơ mà là tư tưởng của thời đại phong kiến lúc bấy giờ, nhờ đó mà đã làm nên khí thế hào hùng của dân tộc.

Đặc biệt cái tâm của nhân vật trữ tình được thể hiện rõ qua từ “thẹn”, ông thẹn khi nghe người đời kể chuyện Vũ hầu. Như vậy có thể thấy Phạm Ngũ Lão là người tài giỏi, có công lớn nhưng ông vẫn “thẹn” chứng tỏ ông tấm lòng của vị tướng tài hết lòng vì dân vì nước. Quan niệm này ta cũng có thể thấy được qua ý thơ của Nguyễn Công Trứ:

Chí làm trai Nam, Bắc, Tây, Đông
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể”

Có thể thấy hai vị quan ở hai thời đại khác nhau,bối cảnh khác nhau nhưng đối với người làm trai thì cái “chí” luôn luôn được coi trọng nhất là trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh.

Như vậy bài thơ với những hình ảnh hùng tráng thích hợp với việc thể hiện khí thế hào hùng của thời đại, chí hướng và lòng quyết tâm của người anh hùng cùng với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật ngắn gọn, giọng thơ hùng tráng, mạnh mẽ, hàm súc với bút pháp gợi điểm xuyết một vài chi tiết có sức gợi hình, gợi cảm lớn đã góp phần thể hiện lí tưởng cao cả của vị danh tướng Phạm Ngũ Lão-một vị tướng tài ba với tài năng và tấm lòng hết mình vì dân vì nước đồng thời khắc ghi dấu ấn về một thời kỳ lịch sử đáng tự hào của dân tộc và thể hiện cả vẻ đẹp của nhân vật trữ tình với khí thế hiên ngang bất khuất cũng như vẻ đẹp của cả con người nhà Trần.

Bài thơ kết thúc nhưng vẻ đẹp của nhân vật trữ tình và khí thế Đông A hào hùng vẫn còn mãi trong trái tim người đọc. Từ đó giúp cho thế hệ trẻ ngày nay hiểu thêm về lịch sử vàng son của đất nước và tích cực phấn đấu học tập rèn luyện phục vụ nước nhà.

——————–HẾT——————–

Tỏ lòng không chỉ thể hiện hoài bão, khát vọng lập công danh của Phạm Ngũ Lão mà còn cho thấy được hào khí, tinh thần mạnh mẽ của những trang nam nhi thời Trần. Tìm hiểu thêm về bài thơ Thuật hoài (Tỏ lòng), bên cạnh bài văn mẫu trên đây, các em có thể tìm đọc thêm: Hình ảnh trang nam nhi thời trần trong bài Thuật hoài (Tỏ lòng) Phạm Ngũ Lão, Vẻ đẹp hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ Tỏ lòng, Cảm nhận về hào khí Đông A thời Trần qua bài Tỏ lòng, Phân tích bài Tỏ lòng để làm sáng tỏ nhận định: Tỏ lòng khắc hoạ vẻ đẹp con người có sức mạnh, có lí tưởng…

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/ve-dep-hinh-tuong-nhan-vat-tru-tinh-trong-bai-tho-to-long/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp