Dàn ý phân tích chi tiết giếng nước, ngọc trai trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em nắm được cách làm của dạng bài này. Cùng tham khảo em nhé!
Đề bài:
Phân tích chi tiết giếng nước, ngọc trai trong
Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy
.
———–
Dàn ý phân tích chi tiết giếng nước, ngọc trai trong truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy
Dàn ý ngắn gọn
1. Mở Bài
Giới thiệu truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy và chi tiết giếng nước, ngọc trai
2. Thân Bài
– Giới thiệu về Mị Châu, Trọng Thủy và mối tình ngang trái của họ
– Vị trí của chi tiết: cuối truyện
– Nội dung:
+ Chi tiết ngọc trai đã chứng minh cho sự trong sạch của Mị Châu, nàng trung hiếu với cha nhưng lại bị kẻ thù lợi dụng tình cảm để rồi lâm vào cảnh nước mất nhà tan.
+ Chi tiết giếng nước phản ánh nỗi lòng của Trọng Thủy, dù phản bội người tình nhưng thực sự hắn cũng có tình cảm với Mị Châu.
→ Sau khi nàng chết hắn vô cùng đau đớn và xót thương, khi đi tắm nhìn xuống giếng tưởng thấy bóng dáng Mị Châu nên đã lao đầu xuống giếng mà chết.
– Ý nghĩa:
+ Giải oan cho Mị Châu, hóa giải hận thù trong lòng nàng
+ Sự thức tỉnh muộn màng và cái giá phải trả của kẻ bạc tình
+ Ca ngợi tình cảm thủy chung, trong sáng của Mị Châu- Trọng Thủy
+ Thể hiện thái độ bao dung và cảm thông của nhân dân
3. Kết Bài
Khẳng định lại giá trị của chi tiết giếng nước và ngọc trai
Tham khảo:
- Dàn ý phân tích bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu trong truyện An Dương Vương
- Dàn ý phân tích truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy
Dàn ý chi tiết
I. Mở bài
– Giới thiệu truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy
– Dẫn dắt vào chi tiết “ngọc trai giếng nước”: Đây là chi tiết kì ảo đặc sắc mang nhiều giá trị phản ánh.
II. Thân bài
1. Vị trí của chi tiết: Nằm ở cuối truyện
2. Nội dung thể hiện của chi tiết:
– Ngọc trai – sự hóa thân của Mị Nương:
Trước khi bị cha chém đầu nàng đã khấn “Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù”. Sau khi nàng chết máu chảy xuống biển, trai sò ăn được đều biến thành hạt châu.
– Giếng nước – tấm gương phản chiếu những lỗi lầm của Trọng Thủy
Sau khi Mị Châu chết, Trọng Thủy vô cùng thương xót, khi đi tắm nhìn xuống giếng tưởng thấy bóng dáng Mị Châu nên đã lao đầu xuống giếng mà chết. Người đời sau mò Ngọc Trai ở biển Đông lấy nước giếng này rửa thì càng sáng.
3. Ý nghĩa của chi tiết
– Giải oan cho Mị Châu:
+ Mị Châu không chủ ý trở thành kẻ phản nghịch, chỉ vì quá nhẹ dạ cả tin, hành động cảm tính nên bị lừa gạt.
+ Nhân dân hiểu được điều đó nên đã giải oan cho nàng.
+ Lời khấn của nàng ứng nhiệm đã chứng tỏ cho tấm lòng trong sạch của nàng
– Hóa giải hận thù trong lòng Mị Châu: Ngọc được rửa trong nước giếng sẽ càng sáng, là sự tha thứ của Mị Châu với Trọng Thủy.
– Sự thức tỉnh của Trọng Thủy:
+ Trọng Thủy làm rể nước Âu Lạc ban đầu với tham vọng vừa có được nước Âu Lạc, vừa có được tình yêu, hạnh phúc với Mị Châu.
+ Cái chết của Mị Châu khiến chàng nhận ra hạnh phúc tình yêu không thể tồn tại cùng chiến tranh.
+ Trọng Thủy day dứt, ân hận và trả giá.
– Ca ngợi mối tình thủy chung, trong sáng của Mị Châu và Trọng Thủy.
+ Mị Châu một lòng chung thủy với chồng
+ Trọng Thủy cũng rất yêu vợ nhưng vì nghĩa vụ với quốc gia, vì chữ hiếu nên đã phải lừa dối Mị Châu.
– Thái độ của nhân dân:
+ Tấm lòng bao dung, cảm thông của nhân dân với Mị Châu – Trọng Thủy, làm giảm nhẹ nỗi đau và tội lỗi của họ.
+ Sự khoan hồng, ân xá của nhân dân đối với những kẻ tội lỗi, thể hiện giá trị nhân văn cao đẹp của dân tộc
– Bài học: Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng, gia đình với quốc gia, dân tộc. Đặt lợi ích quốc gia lên trên lợi ích cá nhân.
4. Nghệ thuật thể hiện
– Là chi tiết kì ảo hoang đường mang giá trị thẩm mĩ cao.
– Xét về phương diện tổ chức cốt truyện, chi tiết là sự kết thúc hợp lí nhất cho Mị Châu, Trọng Thủy.
III. Kết bài
– Khái quát lại ý nghĩa của chi tiết.
– Nhấn mạnh vai trò của những chi tiết kì ảo đối với truyện truyền thuyết.
>> Những bài văn mẫu phân tích chi tiết giếng nước, ngọc trai trong Truyện An Dương Vương hay nhất
**************
Bạn đang xem: Dàn ý phân tích chi tiết giếng nước, ngọc trai trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy
Từ những ý chính trong dàn ý phân tích chi tiết giếng nước, ngọc trai trong Truyện An Dương Vương trên đây, các em hãy vận dụng hiểu biết và kỹ năng của mình để viết thành bài văn hoàn chỉnh nhé! Ngoài ra, các em hãy truy cập để tham khảo những bài văn mẫu 10 phong phú khác mà chúng tôi đã sưu tầm và tổng hợp nhé. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao!
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp