Phân tích khổ thơ đầu bài Ánh trăng của Nguyễn Duy

0
67
Rate this post

Phân tích khổ đầu (khổ 1) bài Ánh trăng để làm rõ ánh trăng không chỉ gắn với tuổi thơ và còn gắn liền với sự trưởng thành của nhà thơ.

Đề bài: Em hãy phân tích đoạn thơ sau:

Hồi nhỏ sống với đồng

Với sông rồi với bể

Hồi chiến tranh ở rừng

Bạn đang xem: Phân tích khổ thơ đầu bài Ánh trăng của Nguyễn Duy

Vầng trăng thành tri kỉ

(Trích Ánh trăng, Nguyễn Duy)

Văn mẫu phân tích khổ thơ đầu bài Ánh trăng

Nguyễn Duy là nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, người đọc biết đến ông qua bài thơ Cây tre Việt Nam. Vào thời bình, ông như bao thi nhân khác luôn viết về trăng, đối với ông trăng được coi là nguồn sáng lung linh để thanh lọc tâm hồn, để ăn năn hối lỗi. Bài thơ “Ánh trăng” (1978) của ông được khơi nguồn từ những cảm xúc chân thành và cao đẹp như thế. Và đặc biệt là phần mở đầu vô cùng tự nhiên, trôi chảy về mối quan hệ gắn bó giữa trăng và nhà thơ:

Hồi nhỏ sống với đồng

Với sông rồi với bể

Hồi chiến tranh ở rừng

Vầng trăng thành tri kỉ

Chỉ bằng 4 câu thơ ngắn Nguyễn Duy đã dựng lại được cả thời niên thiếu cho đến lúc trưởng thành, một không gian thân thương: đồng, sông, bể.

Nguyễn Duy đưa ta từ không gian đầy ắp kỉ niệm ấy ta nhận ra niềm say mê, sảng khoái của con người trong cái mát lành dịu ngọt ân tình của quê hương qua ánh trăng lai láng trên cánh đồng, dòng sông, bãi biển. Về với năm tháng tuổi thơ với hình ảnh cậu bé sống nông thôn cùng bạn bè dạo chơi đồng sông bể có ánh trăng đầy kỉ niệm. Không gian cứ mở rộng mãi ra, bao la bát ngát theo nhịp trưởng thành của con người.

Thời gian không ngừng vận động và cậu bé lớn lên từ quê hương ấy đã trở thành chiến sĩ. Đó là những năm tháng gian lao cùng với đồng đội chiến đấu, trăng soi đường lúc hành quân,lúc nghỉ ngơi trăng tự tình trở thành tri kỉ:

Hồi chiến tranh ở rừng

Vầng trăng thành tri kỉ

Khi xa quê, đi vào cuộc chiến, nỗi nhớ thương chợt hiện về quay quắt tâm hồn, lúc này người và trăng lại càng gắn bó thì ánh trăng là người bạn tri kỉ chia sẻ mọi gian nan thiếu thốn, mọi buồn vui sướng khổ trong những năm tháng chiến tranh của ông cùng đồng đội. Như vậy là tuổi thơ chớp mắt đã trôi qua. Cái còn lại lúc này là vầng trăng thật đơn sơ, chung thuỷ. Hai chữ hồi ở câu thơ đầu và thứ 3 làm cho khổ thơ như có một chỗ dừng chân. Cái dừng chân giữa ranh giới của ấu thơ và trưởng thành.

Mở đầu bài thơ Ánh trăng, Nguyễn Duy đã cho ta nhận thấy tình cảm những năm tháng ấy thật hoang sơ mộc mạc, về kỉ niệm vầng trăng gắn liền trong quá khứ gằn liền với hồi ức một cách thật tự nhiên.

Tham khảo thêm:

  • Phân tích 3 khổ đầu Ánh trăng của Nguyễn Duy
  • Cảm nhận vẻ đẹp bài thơ Ánh trăng

Trên đây là bài văn mẫu ngắn phân tích khổ 1 bài thơ Ánh trăng lớp 9, mong rằng tài liệu này sẽ hữu ích với các em, đừng quên tham khảo trọn bộ văn mẫu lớp 9 chi tiết nhất nhé!

 

Phân tích khổ 1 bài Ánh trăng: Những bài văn phân tích nội dung khổ thơ đầu bài Ánh trăng hay nhất tuyển chọn.

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/phan-tich-kho-tho-dau-bai-anh-trang/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp