Bộ đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 8 năm 2020 – 2021

0
137
Rate this post

Bộ đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 8 năm 2020 – 2021 gồm 7 đề kiểm tra cuối học kì 2 có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi. Giúp thầy cô giáo dễ dàng tham khảo, ra đề thi học kỳ 2 cho học sinh của mình.

Với 7 đề thi Vật lý lớp 8 học kì 2 này sẽ giúp các em học sinh lớp 8 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh đáp án thuận tiện hơn. Bên cạnh môn Vật lý, các em có thể tham khảo thêm đề thi môn Toán, Hóa học, Ngữ văn….. để kỳ thi học kỳ 2 đạt kết quả cao.

Đề thi học kì II lớp 8 môn Vật lý năm 2020 – 2021 – Đề 1

Ma trận đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 8

Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
Cấp độ thấp Cấp độ cao
TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL

CƠ HỌC

Bạn đang xem: Bộ đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 8 năm 2020 – 2021

(5 tiết)

1. Nêu được ý nghĩa số ghi công suất trên các máy móc, dụng cụ hay thiết bị

2. Nêu ví dụ trong đó lực thực hiện công hoặc không thực hiện công.

3. Viết được công thức tính công cho trường hợp hướng của lực trùng với hướng dịch chuyển của điểm đặt lực. Nêu đơn vị đo công.

4. Nêu được công suất là gì. Viết được công thức tính công suất và nêu được đơn vị đo công suất.

5. Phát biểu định luật về công.

6. Nêu được vật có khối lượng càng lớn, vận tốc càng lớn thì động năng càng lớn.

7. Nêu được vật có khối lượng càng lớn, ở độ cao càng lớn thì thế năng càng lớn.

8. Nêu được ví dụ chứng tỏ một vật đàn hồi bị biến dạng thì có thế năng.

9. Giải thích được ý nghĩa số ghi công suất trên các máy móc, dụng cụ hay thiết bị.

10. Vận dụng định luật về công

11. Vận dụng được công thức

A = F.s.

12. Vận dụng được công thức

P= frac{A}{T}

13. Vận dụng được công thức P= frac{A}{T}, A = F.s = P.h,

H = Ai/Atp để giải bài tập nâng cao.

Câu hỏi

3 câu

C1, 5, 13

1 câu

C15

1 câu

C12

1 câu

C3

1 câu

C17

1 câu

C18

8 câu

Số điểm

1,0đ

1,0đ

0,25đ

0,25đ

1,5đ

2,0đ

6,0đ

Tỉ lệ

10%

10%

2,5%

2,5%

15%

20%

60%

NHIỆT HỌC

(4 tiết)

14. Nêu được các chất đều được cấu tạo từ các phân tử, nguyên tử.

15. Nêu được giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.

16. Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng.

17. Nêu được tên hai cách làm biến đổi nhiệt năng và tìm được ví dụ minh hoạ mỗi cách.

18. Phát biểu được định nghĩa nhiệt lượng và nêu được đơn vị đo nhiệt lượng là gì.

19. Nêu được các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng.

20. Nêu được ở nhiệt độ càng cao thì các phân tử chuyển động càng nhanh.

21. Giải thích được một số hiện tượng xảy ra do giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách hoặc do chúng chuyển động không ngừng.

22. Giải thích được một số hiện tượng khuếch tán thường gặp trong thực tế.

Câu hỏi

5 câu

C4, 8, 9, 11, 14

3 câu

C2, 6, 7

1 câu

C16

1 câu

C10

10 câu

Số điểm

1,5đ

0,75đ

1,5đ

0,25đ

4,0đ

Tỉ lệ

15%

7,5%

15%

2,5đ

40%

Tổng số câu hỏi

9 câu

5 câu

3 câu

1 câu

18 câu

Tổng số điểm

3,5 điểm

2,5 điểm

2,0 điểm

2,0 điểm

10 điểm

Tổng số tỉ lệ

35%

25%

20%

20%

100%

Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Vật lý năm 2021

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất: (3 điểm)

Câu 1. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào có công cơ học?

A. Một học sinh đang cố sức đẩy hòn đá nhưng không dịch chuyển.

B. Máy xúc đất đang làm việc.

C. Một khán giả đang ngồi xem phim trong rạp.

D. Một học sinh đang ngồi học bài.

Câu 2. Phân tử trong các vật nào sau đây chuyển động nhanh nhất?

A. Miếng đồng ở 5000C.

B. Cục nước đá ở 00C.

C. Nước đang sôi (1000C).

D. Than chì ở 320C.

Câu 3.Một người kéo một vật nặng 5kg từ một nơi thấp lên cao khoảng cách 10m thì công của cơ là:

A. 1000J

B. 50J

C. 100J

D. 500J

Câu 4. Nguyên tử, phân tử không có tính chất nào sau đây:

A. Chuyển động không ngừng.

B. Không có khoảng cách giữa chúng.

C. Chuyển động càng nhanh khi tăng nhiệt độ.

D. Giữa chúng có khoảng cách.

Câu 5. Phát biểu nào dưới đây về máy cơ đơn giản là đúng?

A. Các máy cơ đơn giản cho lợi cả về lực và đường đi.

B. Các máy cơ đơn giản không cho lợi về công.

C. Các máy cơ đơn giản chỉ cho lợi về lực.

D. Các máy cơ đơn giản luôn bị thiệt về đường đi.

Câu 6. Trong điều kiện nào thì hiện tượng khuếch tán giữa hai chất lỏng có thể xảy ra nhanh hơn?

A. Khi nhiệt độ tăng.

B. Khi trọng lượng riêng của các chất lỏng lớn.

C. Khi thể tích của các chất lỏng lớn.

D. Khi nhiệt độ giảm.

Câu 7. Tại sao trong nước có không khí mặc dù không khí nhẹ hơn nước rất nhiều?

A. Vì trong nước có cá.

B. Vì không khí bị chìm vào nước.

C. Vì các phân tử không khí có thể xen vào giữa khoảng cách các phân tử nước.

D. Vì trong sông biển có sóng.

Câu 8. Thả đồng xu bằng kim loại vào cốc nước nóng thì:

A. Nhiệt năng của đồng xu tăng.

B. Nhiệt năng của đồng xu giảm.

C. Nhiệt năng của đồng xu không thay đổi.

D. Nhiệt độ của đồng xu giảm.

Câu 9. Khi đổ 50 cm3 rượu vào 50 cm3 nước ta thu được một hỗn hợp rượu – nước có thể tích:

A. Bằng 100 cm3.

B. Lớn hơn 100 cm3.

C. Nhỏ hơn 100 cm3.

D. Có thể bằng hoặc nhỏ hơn 100 cm3.

Câu 10. Hiện tượng nào sau đây là không phải là hiện tượng khuếch tán?

A. Hiện tượng đường tan trong nước.

B. Giọt mực hòa lẫn vào ly nước.

C. Mùi thơm của lọ nước hoa bay đi khắp phòng dù không có gió.

D. Trộn muối và tiêu ta được hỗn hợp muối tiêu.

Câu 11. Đơn vị của nhiệt lượng là gì?

A. Paxcan (Pa)

B. Oát (W)

C. Jun (J)

D. Kilogam mét (kg.m)

Câu 12. Trong các vật sau đây, vật nào không có thế năng?

A. Hòn bi đang lăn trên mặt đất.

B. Lò xo bị ép đặt ngay trên mặt đất.

C. Lò xo để tự nhiên ở một độ cao so với mặt sắt.

D. Viên đạn đang bay.

Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống: (1 điểm)

Câu 13. Nếu vật…………………………….theo phương vuông góc với phương của lực thì công của lực đó…………………………….

Câu 14. Nhiệt năng của một vật có thể thay đổi bằng hai cách: ……………………………….. hoặc……………………………..

II, TỰ LUẬN(6 điểm)

Câu 15. (1 điểm) Viết công thức tính công suất, giải thích các đại lượng và đơn vị có trong công thức?

Câu 16. (1,5 điểm) Tại sao thả đường vào nước rồi khuấy lên, đường tan và nước có vị ngọt ?

Câu 17. (1,5 điểm) Một người phải dùng một lực 80N để kéo một gàu nước đầy từ dưới giếng sâu 9 mét lên đều trong 15 giây. Tính công suất của người đó?

Câu 18. (2 điểm) 1 xe cẩu có công suất 15 kW, để nâng một vật nặng 1 tấn lên độ cao 6m. Biết hiệu suất của động cơ là 80%

a. Tính công có ích của động cơ?

b. Tính thời gian nâng vật?

Đáp án đề thi học kì 2 môn Vật lí lớp 8

I. TRẮC NGHIỆM(4 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án B A D B B A C A
Câu 9 10 11 12 13 14
Đáp án C D C A chuyển dời ;bằng không thực hiện công ;truyền nhiệt

II. TỰ LUẬN(6 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

15

(1đ)

Công thức tính công suất là: P= frac{A}{T}

Trong đó:

– P là công suất (W),

– A là công thực hiện (J),

– t là thời gian thực hiện công (s).

0,5đ

0,5đ

16

(1,5đ)

Thả đường vào nước rồi khuấy lên, đường tan nước có vị ngọt tại vì giữa các phân tử đường, nước có khoảng cách và chúng chuyển động không ngừng về mọi phía nên các phân tử đường đã xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước và ngược lại.

1,5đ

17

(1,5đ)

Tóm tắt: Giải:

F = 80N Công thực hiện là:

h = 9m A = F . s = F . h = 80 . 9 = 720J

t = 15s Công suất của người đó là:

P= frac{A}{T}= frac{720}{15}= 48

Tóm tắt 0,5đ

0,5đ

0,5đ

18

(2đ)

Tóm tắt: Giải:

P = 15 kW = 15000W

m = 1 tấn = 1000kg

=> P = 10000N

a. Công có ích của động cơ là:

Ai = P . h = 10000 . 6 = 60000J

b. Công toàn phần của động cơ là:

A= frac{A_i}{H} =  75000J

Thời gian nâng vật là: 5s

Tóm tắt 0,5đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ

Đề thi học kì II lớp 8 môn Vật lý năm 2020 – 2021 – Đề 2

Ma trận đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 8

Nội dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tổng

TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL

Công suất, cơ năng

1 câu

( 0,25 điểm)

1 câu

( 0,25 điểm)

3 câu

(0,75đ)

1 câu ( 0,25 điểm)

6 câu

( 1,5 điểm)

Cấu tạo các chất

1 câu

( 0,25 điểm)

1 câu

(0,25 điểm)

1 câu

( 1,5 điểm)

2 câu

(0,5 điểm)

1 câu

(1,5 điểm)

Truyền nhiệt

4 câu

(1điểm)

4 câu

(1điểm)

1 câu

( 0,25 điểm)

9 câu

( 2,25 điểm)

Nhiệt lượng, cân bằng nhiệt

2 câu

(0,5điểm)

1 câu

(0,25 điểm)

1 câu

(3,5 điểm)

3 câu

(0,75 điểm)

1 câu

(3,5 điểm)

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ

8 câu

2 điểm

20%

8 câu

2,25 điểm

22,5%

5 câu

4,5 điểm

45%

1 câu

0,25 điểm

2,5%

22 câu

10 đ

100%

Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Vật lý năm 2021

I. Bài tập trắc nghiệm. ( 3 điểm)

Câu 1: Trong các vật sau đây vật nào có thế năng:

A. Quả bóng bay trên cao.

B. Hòn bi lăn trên mặt sàn.

C. Con chim đậu trên nền nhà.

D. Quả cầu nằm trên mặt đất. .

Câu 2: Khi nhiệt độ của vật tăng thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật:

A. chuyển động không ngừng.

B. chuyển động nhanh lên.

C. chuyển động chậm lại.

D. chuyển động theo một hướng nhất định

Câu 3: Bỏ vài hạt thuốc tím vào một cốc nước, thấy nước màu tím di chuyển thành dòng từ dưới lên trên. Lí do nào sau đây là đúng?

A. Do hiện tượng truyền nhiệt

B. Do hiện tượng đối lưu

C. Do hiện tượng bức xạ nhiệt

D. Do hiện tượng dẫn nhiệt

Câu 4: Đơn vị của công suất là:

A. s

B. m/s

C. Km/h

D. W

Câu 5: Nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K cho biết điều gì?

A. Muốn làm cho 1 kg nước nóng thêm 10C cần truyền cho nước một nhiệt lượng là 4200J.

B. Muốn làm cho 1 g nước nóng thêm 10C cần truyền cho nước một nhiệt lượng là 4200J.

C. Muốn làm cho 10 kg nước nóng thêm 10C cần truyền cho nước một nhiệt lượng là 4200J.

D. Muốn làm cho 1 kg nước nóng thêm 10C cần truyền cho nước một nhiệt lượng là 420J.

Câu 6: Hai bạn Long và Nam kéo nước từ giếng lên. Long kéo gầu nước nặng gấp đôi gầu nước của Nam. Thời gian kéo gầu nước của Nam lại chỉ bằng một nửa thời gian của Long. So sánh công suất trung bình của Long và Nam.

A. Công suất của Long lớn hơn vì gầu nước của Long nặng gấp đôi.

B. Công suất của Nam lớn hơn vì thời gian kéo nước của Nam chỉ bằng một nửa thời gian kéo nước của Long.

C. Công suất của Nam và Long như nhau.

D. Không so sánh được.

Câu 7: Công thức tính nhiệt lượng nào sau đây là đúng?

A. Q= m.c.∆t

B = Q.m.∆t

C. m = Qc/∆t

D. Q = m.c.t

Câu 8: Tại sao người ta thường dùng chất liệu sứ mà không dùng chất liệu nhôm để làm bát ăn cơm?

A. Sứ làm cho cơm ngon hơn

B. Sứ dẫn nhiệt tốt hơn

C. Sứ rẻ tiền hơn

D. Sứ cách nhiệt tốt hơn.

Câu 9: Trong các sự truyền nhiệt dưới đây, sự truyền nhiệt nào không phải bức xạ nhiệt?

A. Sự truyền nhiệt từ mặt trời đến Trái Đất.

B. Sự truyền nhiệt từ bếp lò tới người đứng gần bếp lò.

C. Sự truyền nhiệt từ đầu bị nung nóng sang đầu không bị nung nóng của một thanh đồng.

D. Sự truyền nhiệt từ dây tóc bóng đèn điện đang sáng ra khoảng không gian bên trong bóng đèn.

Câu 10: Công thức tính công suất là:

A. P = 10m

B. p = A/T

C. P = F/v

D. P = d.h.

Câu 11: Một máy cày hoạt động trong 3 phút máy đã thực hiện được một công là 144kJ. Công suất của máy cày là:

A. 48W;

B. 43200W;

C. 800W;

D. 48000W.

Câu 12: Khi trộn 50 cm3 rượu vào 50 cm3 nước ta thu được một hỗn hợp rượu-nước có thể tích

A. bằng 100 cm3

B. nhỏ hơn 100 cm3

C. lớn hơn 100 cm3

D. không có đáp án nào đúng

Câu 13 : Hãy nối cụm từ ở cột A với cụm từ ở cột B để tạo thành câu hoàn chỉnh:

Cột A Cột B
1. Hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn là A. Dẫn nhiệt
2. Sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng và chất khí B. Bức xạ nhiệt
3. Hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chân không là C. Đối lưu

Câu 14: Điền vào chỗ trống từ thích hợp:

a, Có hai cách làm thay đổi nhiệt năng là …………………………….. và ……………………

b, Phương trình cân bằng nhiệt là : ……………………….

c, Nhiệt lượng của một vật phụ thuộc vào khối lượng, …………………. và …………………. của vật.

II. Bài tập tự luận ( 5 điểm)

Câu 1: (3,5 điểm)

a, Tính nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi một ấm nhôm có khối lượng 240g đựng 1,75lít nước ở 240C. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là c1 = 880J/kg.K, của nước là c2 = 4200J/kg.K.

b, Bỏ 100g đồng ở 1200C vào 500g nước ở 250C. Tìm nhiệt độ của nước khi có cân bằng nhiệt? Cho nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kg.K. (Bỏ qua nhiệt lượng mất mát do tỏa nhiệt ra môi trường bên ngoài).

Câu 2: (1,5 điểm)

Tại sao khi thả một cục đường vào một cốc nước rồi khuấy lên, đường tan vào nước?

Đáp án đề thi học kì 2 môn Vật lí lớp 8

I. Trắc nghiệm: (5đ) Mỗi ý đúng 0,25đ

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Đáp án A B B D A C A D C B C B

Câu 13:

1-A, 2-C, 3-B.

Câu 14:

thực hiên công, truyền nhiệt, Qtoa = Qthu, chất làm vật, độ tăng nhiệt độ

Đáp án

Câu 1

a. Nhiệt lượng cần cung cấp cho ấm nhôm là:

Q1 = m1.c1.∆t = 0,24.880.76 = 16051,2J

Nhiệt lượng cần cung cấp cho nước là:

Q2 = m2.c2.∆t = 1,75.4200.76 = 558600J

Nhiệt lượng cần cung cấp cho cả ấm nước là:

Q = Q1 +Q2 = 574651,2 (J)

b, Qtỏa = 0,1.380.(120-t)

Qthu = 0,5.4200.(t-25)

Theo phương trình cân bằng nhiệt ta có:

Qtỏa = Qthu

=>0,1.380.(120-t)= 0,5.4200.(t-25)

=> t = 26,69oC

Câu 2

Khi khuấy lên, các phân tử đường xen lẫn vào khoảng cách giữa các phân tử nước cũng như các phân tử nước xen vào khoảng cách giữa các phân tử đường nên ta thấy có vị ngọt.

…………

Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.

Giáo Dục, Lớp 8

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/bo-de-thi-hoc-ki-2-mon-vat-ly-lop-8-nam-2020-2021/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp