Đề cương ôn tập giữa học kì 2 lớp 10 môn Vật lí năm 2021 – 2022 giới hạn nội dung ôn tập, các kiến thức trọng tâm và các dạng bài tập nằm trong chương trình môn Vật lí lớp 10 giữa kì 2.
Đề cương Vật lí 10 giữa kì 2 được biên soạn rất chi tiết, cụ thể với những dạng bài, lý thuyết và cấu trúc đề thi được trình bày một cách khoa học. Từ đó các bạn dễ dàng tổng hợp lại kiến thức, luyện giải đề. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.
A. Giới hạn kiến thức thi giữa kì 2 môn Vật lí 10
I. Ôn tập kiến thức các chương
Bạn đang xem: Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Vật lí 10 năm 2021 – 2022
+ Chương III: CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN
+ Chương IV: CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN
II. Các nội dung sau KHÔNG kiểm tra
+ Mức quán tính trong chuyển động quay.
+ Liên hệ giữa biến thiên thế năng và công.
B. Hướng dẫn ôn thi giữa kì 2 Vật lí 10
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
I.1. Chương III: CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN
1. Điều kiện cân bằng của một vật rắn chịu tác dụng của hai hay ba lực không song song.
2. Quy tắc xác định hợp lực để giải các bài tập đối với vật chịu tác dụng của hai lực song song cùng chiều.
3. Định nghĩa, viết được công thức tính momen lực và nêu được đơn vị đo momen lực, điều kiện cân bằng của một vật rắn có trục quay cố định.
4. Định nghĩa ngẫu lực và nêu được tác dụng của ngẫu lực. Viết được công thức tính momen ngẫu lực. 5. Điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế. Nhận biết được các dạng cân bằng bền, cân bằng không bền, cân bằng phiếm định của một vật rắn.
6. Đặc điểm để nhận biết chuyển động tịnh tiến của một vật rắn, chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cố định
I.2. Chương IV: CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN
1. Định nghĩa và tính chất của động lượng; Nội dung, biểu thức, điều kiện áp dụng định luật bảo toàn động lượng, ĐL biến thiên động lượng.
2. Định nghĩa, công thức và đơn vị của công, công suất.
3. Khái niệm, công thức và định nghĩa động năng; Công của lực tác dụng và độ biến thiên động năng. 4. Khái niệm, phân loại, công thức và định nghĩa thế năng; Liên hệ giữa biến thiên thế năng và công của trọng lực.
5. Khái niệm, công thức tính cơ năng; Sự bảo toàn cơ năng của một vật chuyển động trong trọng trường và cơ năng của vật chịu tác dụng của lực đàn hồi trong hệ kín không có ma sát.
II. BÀI TẬP
Tất cả các bài tập trong SGK và bài tập trong SBT thuộc phạm vi kiến thức đã nêu ở mục B.I (trừ bài tập 5 trang 106 thuộc chủ đề “Quy tắc hợp lực song song cùng chiều – Ngẫu lực”; Câu hỏi 4 trang 114 và bài tập 10 trang 115 thuộc bài “Chuyển động tịnh tiến của vật rắn. Chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cố định”).
C. Một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Chương III: CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN
Câu 1. Chọn đáp án đúng
A. Hai lực cân bằng là hai lực được đặt vào cùng một vật, cùng giá, ngược chiều và có cùng độ lớn.
B. Hai lực cân bằng là hai lực cùng giá, ngược chiều và có cùng độ lớn.
C. Hai lực cân bằng là hai lực được đặt vào cùng một vật, ngược chiều và có cùng độ lớn.
D. Hai lực cân bằng là hai lực được đặt vào cùng một vật, cùng giá, cùng chiều và có cùng độ lớn.
Câu 2. Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song là: Ba lực đó phải có giá đồng phẳng, đồng quy và thỏa mãn điều kiện
Câu 3. Mô men của một lực đối với một trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng
A. kéo của lực.
B. làm quay của lực.
C. uốn của lực.
D. nén của lực.
Câu 4. Hợp lực của hai lực song song cùng chiều là
Câu 5. Các dạng cân bằng của vật rắn là
A. cân bằng bền, cân bằng không bền
B. cân bằng không bền, cân bằng phiếm định. C. cân bằng bền, cân bằng phiếm định.
D. cân bằng bền, cân bằng không bền, cân bằng phiếm định.
Câu 6. Điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế là giá của trọng lực
A. phải xuyên qua mặt chân đế.
B. không xuyên qua mặt chân đế.
C. nằm ngoài mặt chân đế.
D. trọng tâm ở ngoài mặt chân đế.
Câu 7. Mức vững vàng của cân bằng được xác định bởi
A. độ cao của trọng tâm.
B. diện tích của mặt chân đế.
C. giá của trọng lực.
D. độ cao của trọng tâm và diện tích của mặt chân đế.
Câu 8. Chuyển động tính tiến của một vật rắn là chuyển động trong đó đường nối hai điểm bất kỳ của vật luôn luôn
A. song song với chính nó.
B. ngược chiều với chính nó.
C. cùng chiều với chính nó.
D. tịnh tiến với chính nó.
Câu 9. Ngẫu lực là hệ hai lực
A. song song, cùng chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật.
B. song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật.
C. song song, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật.
D. song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và tác dụng vào hai vật.
Câu 10. Mômen của ngẫu lực được tính theo công thức:
A. M = Fd.
B. M = F.d/2.
C. M = F/2.d.
D. M = F/d.
Câu 11. Trong các vật sau vật nào có trọng tâm không nằm trên vật?
A. Mặt bàn học.
B. Cái tivi.
C. Chiếc nhẫn trơn.
D. Viên gạch.
Câu 12. Dạng cân bằng của nghệ sĩ xiếc đang đứng trên dây là
A. cân bằng bền.
B. cân bằng không bền.
C. cân bằng phiến định.
D. không thuộc dạng cân bằng nào cả.
Câu 13. Để tăng mức vững vàng của trạng thái cân bằng đối với xe cần cẩu người ta chế tạo xe có
A. khối lượng lớn.
B. mặt chân đế rộng.
C. mặt chân đế rộng và trọng tâm thấp.
D. mặt chân đế rộng, và khối lượng lớn.
………………….
Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm nội dung đề cương giữa kì 2 Vật lí 10
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp