Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Sinh học 12 năm 2021 – 2022

0
67
Rate this post

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2021 – 2022 tóm tắt toàn bộ các dạng bài tập trọng tâm trong chương trình Sinh 12 giữa kì 2. Đây là tài liệu hữu ích giúp các em học sinh ôn tập chuẩn bị thật tốt kiến thức cho bài thi giữa học kì 2 sắp tới.

Đề cương ôn thi giữa kì 2 Sinh học 12 được biên soạn rất chi tiết, cụ thể với những dạng bài, lý thuyết và cấu trúc đề thi được trình bày một cách khoa học. Từ đó các bạn dễ dàng tổng hợp lại kiến thức, luyện giải đề. Vậy sau đây là nội dung đề cương giữa kì 2 Sinh học 12, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

I. Trắc nghiệm phần Tiến hóa

Câu 1: Loài người hình thành vào kỉ

Bạn đang xem: Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Sinh học 12 năm 2021 – 2022

A. Jura

B. Tam điệp

C. Đệ tam

D. Đệ tứ

Câu 2: Sự phát triển của sinh giới lần lượt trải qua các đại địa chất nào?

A. Nguyên sinh Thái cổ Cổ sinh Trung sinh Tân sinh

B. Thái cổ Cổ sinh Nguyên sinh Trung sinh Tân sinh

C. Cổ sinh Thái cổ Nguyên sinh Trung sinh Tân sinh

D. Thái cổ Nguyên sinh Cổ sinh Trung sinh Tân sinh

Câu 3: Phát triển nào sau đây có nội dung sai:

A. Các hợp chất hữu cơ xuất hiện trong giai đoạn tiến hóa hóa học do kết hợp 4 loại nguyên tố

C, H, O, N trong những điều kiện nhất định.

B. Trong giai đoạn tiến hóa hóa học, chất hữu cơ có trước, sau đó mới xuất hiện các hợp chất vô cơ.

C. Giai đoạn tiến hóa hóa học là giai đoạn phức tạp hóa các hợp chất của cacbon theo con đường hóa học.

D. Các hợp chất vô cơ được hình thành trong điều kiện nhiệt độ cao, áp suất lớn và được cung cấp nguồn năng lượng.

Câu 4: Hóa thạch là:

A. Là sự vùi lấp xác của sinh vật trong các lớp đất đá.

B. Là sự tồn tại của sinh vật sống từ các thời đại trước đến ngày nay.

C. Là di tích của sinh vật sống trong các thời đại trước, để lại trong các lớp đất đá.

D. Là sự hóa đá của sinh vật.

Câu 5: Sự phát sinh và phát triển của sự sống đã trải qua các giai đoạn tiến hóa sau:

A. Tiến hóa tiền sinh học, tiến hóa sinh học.

B. Tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học, tiến hóa sinh học.

C. Tiến hóa tiền sinh học, tiến hóa hóa học.

D. Tiến hóa lí học, tiến hóa hóa học, tiến hóa sinh học.

Câu 6: Ý nghĩa của hoá thạch là

A. Bằng chứng trực tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới.

B. Bằng chứng gián tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới.

C. Xác định tuổi của hoá thạch có thể xác định tuổi của quả đất.

D. Xác định tuổi của hoá thạch bằng đồng vị phóng xạ.

Câu 7: Chu kì bán rã của 14C và 238U là:

A. 5.730 năm và 4,5 tỉ năm

B. 5.730 năm và 4,5 triệu năm

C. 570 năm và 4,5 triệu năm

D. 570 năm và 4,5 tỉ năm

Câu 8: Loài người hình thành vào kỉ

A. đệ tứ B. đệ tam C. jura D. tam điệp

Câu 9: Đặc điểm chung của đại Thái cổ và đại Cổ sinh là:

A. Sự sống còn tập trung dưới nước.

B. Hình thành sinh quyển.

C. Có giun và thân mền trong giới động vật.

D. Có quá trình phân bố lại địa dương.

Câu 10: bằng chứng nào sau đây ủng hộ giả thuyết cho rằng vật chất di truyền xuất hiện đầu tiên trên Trái Đất có thể là ARN?

A. ARN có khả năng tự nhân đôi mà không cần enzyme (protein)

B. ADN có thành phần nucleotit với đường C5H10O5

C. ARN là hợp chất hữu cơ đa phân tử gồm nhiều đơn phân

D. ARN có khối lượng và kích thước nhỏ hơn ADN

Câu 11: Trong lịch sử phát triển của sinh giới trên Trái Đất, bò sát cổ ngự trị ở

A. kỉ Đêvôn.

B. kỉ Cambri.

C. Kỉ Jura

D. kỉ Pecmi.

Câu 12: Các bằng chứng hóa thạch cho thấy loài xuất hiện sớm nhất trong chi Homo là:

A. Homo erectus

B. Homo Neanderthalensis

C. Homo habilis

D. Homo sapiens

Câu 13: Trong các dạng vượn người ngày nay, dạng nào có quan hệ họ hàng gần gũi với người nhất?

A. Vượn

B. Tinh tinh

C. Khỉ đột (Gorrila)

D. Đười ươi

Câu 14. Theo học thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại thì sự tiến hoá của sự sống có thể chia thành các giai đoạn theo trật tự lài

A. tiến hoá hoá học, tiến hoá sinh học, tiến hoá tiền sinh học.

B. tiến hoá sinh học, tiến hoá hoá học, tiến hoá tiền sinh học.

C. tiến hoá tiền sinh học, tiến hoá sinh học, tiến hoá hoá học.

D. tiến hoá hoá học, tiến hoá tiền sinh học, tiến hoá sinh học.

Câu 15. Để xác định mối quan hệ họ hàng giữa người và các loài thuộc bộ Linh trưởng (bộ Khỉ), người ta nghiên cứu mức độ giống nhau về ADN của các loài này so với ADN của người. Kết quả thu được (tính theo tỉ lệ % giống nhau so với ADN của người) như sau: khỉ Rhesut: 91,1%; tinh tinh: 97,6%; khỉ Capuchin: 84,2%; vượn Gibbon: 94,7%; khỉ Vervet: 90,5%. Căn cứ vào kết quả này, có thể xác định mối quan hệ họ hàng xa dần giữa người và các loài thuộc bộ Linh trưởng nói trên theo trật tự đúng là:ii

A. Người – tinh tinh – vượn Gibbon – khỉ Rhesut – khỉ Vervet – khỉ Capuchin.

B. Người – tinh tinh – khỉ Rhesut – vượn Gibbon – khỉ Capuchin – khỉ Vervet.

C. Người – tinh tinh – khỉ Vervet – vượn Gibbon- khỉ Capuchin – khỉ Rhesut.

D. Người – tinh tinh – vượn Gibbon – khỉ Vervet – khỉ Rhesut – khỉ Capuchin.

II. Trắc nghiệm phần Sinh thái học

Câu 1: Hiện tượng khống chế sinh học có ý nghĩa gì trong quần xã?

A. Dẫn đến trạng thái cân bằng sinh học.

B. Làm tăng mối quan hệ giữa các loài.

C. Phá vỡ trạng thái cân bằng sinh học.

D. Làm giảm mối quan hệ giữa các loài.

Câu 2: Nhóm sinh vật nào sau đây không phải là một quần thể?

A. Các cây cọ sống trên một quả đồi.

B. Các con voi sống trong rừng Tây Nguyên.

C. Các con chim sống trong một khu rừng.

D. Các con cá chép sống trong một cái hồ.

Câu 3: Có thể hiểu diễn thế sinh thái là sự

A. biến đổi số lượng cá thể sinh vật trong quần xã.

B. thay thế quần xã sinh vật này bằng quần xã sinh vật khác.

C. thu hẹp vùng phân bố của quần xã sinh vật.

D. thay đổi hệ động vật trước, sau đó thay đổi hệ thực vật.

Câu 4: Dấu hiệu nào sau đây không phải là dấu hiệu đặc trưng của quần thể?

A. Kiểu phân bố.

B. Tỷ lệ các nhóm tuổi.

C. Tỷ lệ đực cái.

D. Mối quan hệ giữa các cá thể.

Câu 5: Sự phân tầng theo phương thẳng đứng trong quần xã sinh vật có ý nghĩa

A. tăng sự cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống.

B. giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống.

C. giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống.

D. tăng hiệu quả sử dụng nguồn sống, tăng sự cạnh tranh giữa các quần thể.

Câu 6: Trong một cái ao, kiểu quan hệ có thể xảy ra giữa hai loài cá có cùng nhu cầu thức ăn là

A. cạnh tranh.

B. ký sinh.

C. vật ăn thịt – con mồ

D. ức chế cảm nhiễm.

Câu 7: Tập hợp sinh vật nào dưới đây được xem là một quần thể giao phối ?

A. Những con mối sống trong một tổ mối ở chân đê.

B. Những con gà trống và gà mái nhốt ở một góc chợ.

C. Những con ong thợ lấy mật ở một vườn hoa.

D. Những con cá sống trong cùng một cái hồ.

Câu 8: Yếu tố quyết định mức độ đa dạng của một thảm thực vật ở cạn là

A. không khí.

B. nước.

C. ánh sáng.

D. gió.

Câu 9: Nấm và vi khuẩn lam trong địa y có mối quan hệ

A. hội sinh.

B. ký sinh.

C. cộng sinh.

D. cạnh tranh.

Câu 10: Thú có túi sống phổ biến ở khắp châu Úc. Cừu được nhập vào châu Úc, thích ứng với môi trường sống mới dễ dàng và phát triển mạnh, giành lấy những nơi ở tốt, làm cho nơi ở của thú có túi phải thu hẹp lại. Quan hệ giữa cừu và thú có túi trong trường hợp này là mối quan hệ

A. ức chế – cảm nhiễm.

B. hội sinh.

C. cạnh tranh khác loài.

D. động vật ăn thịt và con mồi.

Câu 11: Sự biến động số lượng cá thể của quần thể cá cơm ở vùng biển Pêru liên quan đến hoạt động của hiện tượng El – Nino là kiểu biến động

A. không theo chu kì.

B. theo chu kì mùa.

C. theo chu kì tuần trăng.

D. theo chu kì nhiều năm.

………………

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm nội dung đề cương giữa kì 2 Sinh 12

Giáo Dục, Lớp 12

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/de-cuong-on-thi-giua-hoc-ki-2-mon-sinh-hoc-12-nam-2021-2022/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp