Vật Lí 8 Bài 23: Đối lưu – Bức xạ nhiệt được biên soạn hy vọng sẽ là là tài liệu hữu ích giúp các em nắm vững kiến thức bài học và đạt kết quả tốt trong các bài thi, bài kiểm tra trên lớp.
Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 8 Bài 23
Đối lưu
Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng và chất khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí.
Chú ý: Trong chân không và trong chất rắn không xảy ra đối lưu.
Ví dụ:
– Bỏ một gói nhỏ đựng các hạt thuốc tím vào đoạn trên của ống thủy tinh có dạng khung chữ hình chữ nhật. Dùng một đèn cồn nung nóng đoạn bên phải của ống ⇨ nước màu tím do thuốc tím tan ra sẽ di chuyển sang đầu ống bên trái.
– Chiếc đèn dầu đang cháy. Nhờ có bóng đèn mà hiện tượng đối lưu diễn ra nhanh hơn, duy trì tốt sự cháy và làm cho đèn sáng hơn.
– Đèn kéo quân quay được là nhờ dòng đối lưu của không khí
– Ống khói lò sử dụng ở các gia đình, các lò ở nhà máy càng cao thì quá trình đối lưu xảy ra càng nhanh, hiệu quả làm việc cao hơn.
– Ống thông gió tròn đặt trên mái nhà tạo sự đối lưu không khí
Bức xạ nhiệt
– Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng.
– Bức xạ nhiệt có thể xảy ra cả ở trong chân không.
– Khả năng hấp thụ nhiệt của một vật phụ thuộc vào tính chất của bề mặt vật ấy. Vật có bề mặt càng xù xì, màu càng sẫm thì hấp thụ nhiệt càng nhiều.
Ví dụ:
– Nhiệt do Mặt Trời truyền xuống Trái Đất chủ yếu bằng bức xạ nhiệt.
Ứng dụng: Nước nóng tạo ra từ Mặt Trời do các tia nhiệt truyền xuống ống nước.
– Nhiệt truyền từ bếp lửa ra môi trường xung quanh chủ yếu cũng bằng bức xạ nhiệt. Chẳng hạn như sưởi ấm hai bàn tay lên bếp lửa, hình thức truyền nhiệt từ bếp lửa sang bàn tay chủ yếu là bức xạ nhiệt.
Giải bài tập SGK Vật Lí 8 Bài 23
Bài C1 (trang 80 SGK Vật Lý 8)
Đặt một gói nhỏ đựng các hạt thuốc tím vào đáy của một cốc thủy tinh đựng nước rồi dùng đèn cồn đun nóng cốc nước ở phía có đặt thuốc tím (H.23.2). Hỏi nước màu tím di chuyển thành dòng từ dưới lên rồi từ trên xuống hay di chuyển hỗn độn theo mọi phương?
Lời giải:
Nước màu tím không di chuyển một cách hỗn độn mà di chuyển thành dòng từ dưới lên.
Bài C2 (trang 80 SGK Vật Lý 8)
Tại sao lớp nước ở dưới được đun nóng lại đi lên phía trên, còn lớp nước lạnh ở phía trên lại đi xuống phía dưới (hãy nhớ lại điều kiện để vật nổi lên, chìm xuống đã học trong phần cơ học).
Lời giải:
Khi đun nước ở phía dưới đáy nóng lên trước và nở ra, trọng lượng riêng của lớp nước này trở nên nhỏ hơn trọng lượng riêng của lớp nước lạnh phía trên, do đó lớp nước nóng nổi lên còn lớp nước lạnh chìm xuống dưới tạo thành dòng đốì lưu.
Bài C3 (trang 80 SGK Vật Lý 8)
Tại sao biết được nước trong cốc đã nóng lên?
Lời giải:
Nhờ quan sát số chỉ của nhiệt kế nhúng trong cốc mà ta biết nước nóng lên.
Bài C4 (trang 81 SGK Vật Lý 8)
Trong thí nghiệm ở hình 23.3, khi đốt nến và hương ta thấy dòng khói hương đi từ trên xuống vòng qua khe hở giữa miếng bìa ngăn và đáy cốc rồi đi lên phía ngọn nến. Hãy giải thích hiện tượng trên.
Lời giải:
Ở phía có ngọn nến, do có sự đối lưu mà lớp không khí nóng di chuyển lên trên, sự chênh lệch về áp suất làm cho khói hương di chuyển thành dòng xuống phía dưới. Kết quả của sự di chuyển này tạo thành sự đối lưu như ta quan sát thấy.
Bài C5 (trang 81 SGK Vật Lý 8)
Tại sao muốn đun nóng chất lỏng và chất khí phải đun từ phía dưới?
Lời giải:
Muốn đun nóng chất lỏng và chất khí phải đun từ phía dưới là vì trong chất lỏng và chất khí có hiện tượng đối lưu. Khi đun từ phía dưới, ta làm cho phần chất lỏng (hoặc khí) ở phía dưới nóng lên trước làm cho trọng lượng riêng của phần này giảm đi và đi lên phía trên. Phần chất lỏng (hoặc khí) ở phía trên chưa được đun nóng sẽ di xuống tạo thành dòng đối lưu.
Bài C6 (trang 81 SGK Vật Lý 8)
Trong chân không và trong chất rắn có xảy ra đối lưu không? Tại sao?
Lời giải:
Trong chân không và trong chất rắn không có hiện tượng đối lưu, vì chân không là môi trường không có phân tử khí nào còn trong chất rắn các phân tử kiên kết nhau rất chặt chẽ, chúng không thể di chuyển thành dòng được.
Bài C7 (trang 81 SGK Vật Lý 8)
Một bình cầu đã phủ muội đèn, trên nút có gắn một ống thủy tinh, trong ống thủy tinh có giọt nước màu, được đặt gần một nguồn nhiệt như ngọn lửa đèn cồn (H.23.4). Giọt nước màu dịch chuyển về đầu B chứng tỏ điều gì?
Lời giải:
Giọt nước màu dịch chuyển về đầu B. Hiện tượng đó chứng tỏ không khí trong bình đã nhận được nhiệt, nóng lên và nở ra.
Bài C8 (trang 81 SGK Vật Lý 8)
Trong thí nghiệm của câu hỏi 7, nếu dùng miếng gỗ chắn giữa nguồn nhiệt và bình cầu như hình vẽ thì giọt nước màu dịch chuyển trở lại đầu A. Hiện tượng này chứng tỏ điều gì? Miếng gỗ đã có tác dụng gì?
Lời giải:
Hiện tượng này chứng tỏ không khí trong bình đã lạnh đi và co lại. Miếng gỗ đã có tác dụng ngăn không cho nhiệt truyền từ bếp sang bình.
Bài C9 (trang 82 SGK Vật Lý 8)
Sự truyền nhiệt từ nguồn nhiệt tới bình có phải là dẫn nhiệt và đối lưu không? Tại sao?
Lời giải:
Không phải là dẫn nhiệt vì không khí là chất dẫn nhiệt rất kém.
Không phải là đối lưu vì trong trường hợp này nhiệt truyền theo đường thẳng.
Bài C10 (trang 82 SGK Vật Lý 8)
Tại sao trong thí nghiệm ở hình 23.4 bình chứa không khí lại được phủ muội đèn?
Lời giải:
Bình chứa không khí được phủ muội đèn là để tăng khả năng hấp thụ các tia nhiệt cho bình chứa.
Bài C11 (trang 82 SGK Vật Lý 8)
Tại sao về mùa hè ta thường mặc áo màu trắng mà không mặc áo màu đen?
Lời giải:
Vì các vật có màu sáng ít hấp thụ các tia nhiệt hơn nên mặc áo trắng vào mùa hè sẽ giảm khả năng hấp thụ các tia nhiệt làm cho ta có cảm giác mát hơn.
Bài C12 (trang 82 SGK Vật Lý 8)
Hãy chọn từ thích hợp cho các chỗ trống ở bảng sau:
Chất | Rắn | Lỏng | Khí | Chân không |
---|---|---|---|---|
Hình thức truyền nhiệt chủ yếu |
Lời giải:
Chất | Rắn | Lỏng | Khí | Chân không |
---|---|---|---|---|
Hình thức truyền nhiệt chủ yếu | Dẫn nhiệt | Đối lưu | Đối lưu | Bức xạ nhiệt |
Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 23 có đáp án
Bài 1: Dẫn nhiệt là hình thức:
A. Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật
B. Nhiệt năng có thể truyền từ vật này sang vật khác
C. Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác
D. Nhiệt năng được bảo toàn
Lời giải:
Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt.
Đáp án cần chọn là: C
Bài 2: Chọn câu đúng trong các câu sau:
A. Dẫn nhiệt là hình thức nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật.
B. Dẫn nhiệt là hình thức nhiệt năng có thể truyền từ vật này sang vật khác.
C. Dẫn nhiệt là hình thức nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác.
D. Dẫn nhiệt là hình thức nhiệt năng được bảo toàn.
Lời giải:
Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt.
Đáp án cần chọn là: C
Bài 3: Dùng cụm từ thích hợp điền vào ô trống cho đúng ý nghĩa vật lí:
….có thể truyền từ vật này sang vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt. Chọn câu trả lời đúng:
A. Dẫn nhiệt.
B. Bức xạ nhiệt.
C. Đối lưu.
D. Nhiệt năng.
Lời giải:
Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt.
Đáp án cần chọn là: D
Bài 4: Bản chất của sự dẫn nhiệt là gì?
A. Là sự thay đổi thế năng.
B. Là sự truyền động năng của các hạt vật chất khi chúng va chạm vào nhau.
C. Là sự thay đổi nhiệt độ.
D. Là sự thực hiện công.
Lời giải:
Ta có: Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt.
Mặt khác: Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật
=> Bản chất của sự dẫn nhiệt là sự truyền động năng của các hạt vật chất khi chúng va chạm vào nhau
Đáp án cần chọn là: B
Bài 5: Bản chất của sự dẫn nhiệt là
A. sự truyền nhiệt năng từ vật này sang vật khác.
B. sự truyền nhiệt độ từ vât này sang vật khác.
C. sự truyền động năng của các nguyên tử, phân tử này sang nguyên tử, phân tử khác.
D. sự thực hiện công từ vật này sang vật khác.
Lời giải:
Ta có: Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt.
Mặt khác: Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật
=> Bản chất của sự dẫn nhiệt là sự truyền động năng của các nguyên tử, phân tử này sang nguyên tử, phân tử khác.
Đáp án cần chọn là: C
Bài 6: Cho các chất sau đây: gỗ, nước đá, bạc, nhôm. Thứ tự sắp xếp nào sau đây là đúng với khả năng dẫn nhiệt theo quy luật tăng dần?
A. Gỗ, nước đá, nhôm, bạc.
B. Bạc, nhôm, nước đá, gỗ.
C. Nước đá, bạc, nhôm, gỗ.
D. Nhôm, bạc, nước đá, gỗ.
Lời giải:
Trong các chất trên, thứ tự sắp xếp theo quy luật tăng dần về tính dẫn nhiệt là:
Gỗ, nước đá, nhôm, bạc
Đáp án cần chọn là: A
Bài 7: Cho các chất sau: gỗ, nước, thép, thủy tinh, nhôm, bạc. Thứ tự sắp xếp nào sau đây là đúng với khả năng dẫn nhiệt theo quy luật giảm dần? Chọn câu trả lời đúng:
A. Bạc – nhôm – thép – thủy tinh – nước – gỗ.
B. Bạc – thủy tinh – nhôm – thép – nước – gỗ.
C. Bạc – nhôm – gỗ – thép – thủy tinh – nước.
D. Bạc – thép – thủy tinh – nhôm – nước – gỗ.
Lời giải:
Trong các chất trên, thứ tự sắp xếp theo quy luật giảm dần về tính dẫn nhiệt là:
Bạc – nhôm – thép – thủy tinh – nước – gỗ.
Đáp án cần chọn là: A
Bài 8: Trong các hiện tượng nào sau đây, hiện tượng liên quan đến dẫn nhiệt là:
A. Dùng một que sắt dài đưa một đầu vào bếp than đang cháy đỏ, một lúc sau cầm đầu còn lại ta thấy nóng tay.
B. Nhúng một đầu chiếc thìa bằng bạc vào một cốc nước sôi tay ta có cảm giác nóng lên.
C. Khi đun nước trong ấm, nước sẽ nóng dần lên nếu ta sờ ngón tay vào nước thì tay sẽ ấm lên.
D. Các trường hợp nêu trên đều liên quan đến hiện tượng dẫn nhiệt.
Lời giải:
Ta có: Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt.
=> Các trường hợp trên đều liên quan đến hiện tượng dẫn nhiệt.
Đáp án cần chọn là: D
Bài 9: Ở xứ lạnh tại sao người ta thường làm cửa sổ có hai hay ba lớp kính? Chọn câu trả lời đúng nhất.
A. Đề phòng lớp này vỡ thì còn có lớp khác.
B. Không khí giữa hai tấm kính cách nhiệt tốt làm giảm sự mất nhiệt trong nhà.
C. Để tăng thêm bề dày của kính.
D. Để tránh gió lạnh thổi vào nhà.
Lời giải:
Ở xứ lạnh tại sao người ta thường làm cửa sổ có hai hay ba lớp kính vì: Không khí giữa hai tấm kính cách nhiệt tốt làm giảm sự mất nhiệt trong nhà
Đáp án cần chọn là: B
Bài 10: Xoong, nồi thường làm bằng kim loại còn bát, đĩa thường làm bằng sành sứ vì:
A. Vì đó đều là những chất truyền nhiệt tốt.
B. Nồi, xoong dùng để nấu nên làm bằng kim loại để chúng dẫn nhiệt tốt; bát đĩa làm bằng sành sứ để hạn chế sự truyền nhiệt từ thức ăn xuống.
C. Để dễ rửa.
D. Tăng tính thẩm mỹ.
Lời giải:
Nồi, xoong dùng để nấu nên làm bằng kim loại để chúng dẫn nhiệt tốt; bát đĩa làm bằng sành sứ để hạn chế sự truyền nhiệt từ thức ăn xuống.
Đáp án cần chọn là: B
Bài 11: Chọn câu sai
A. Chất khí đậm đặc dẫn nhiệt tốt hơn chất khí loãng.
B. Sự truyền nhiệt bằng hình thức dẫn nhiệt chủ yếu xảy ra trong chất rắn.
C. Bản chất của sự dẫn nhiệt trong chất khí, chất lỏng và chất rắn nói chung là giống nhau.
D. Khả năng dẫn nhiệt của tất cả các chất rắn là như nhau.
Lời giải:
A, B, C – đúng
D – sai vì: Khả năng dẫn nhiệt của các chất rắn là khác nhau: Bạc dẫn nhiệt tốt nhất trong các kim loại (kim loại dẫn nhiệt tốt nhất), các chất như gỗ, nhựa, … dẫn nhiệt kém
Đáp án cần chọn là: D
Bài 12: Chọn câu đúng:
A. Chất khí đậm đặc dẫn nhiệt kém hơn chất khí loãng.
B. Sự truyền nhiệt bằng hình thức dẫn nhiệt chủ yếu xảy ra trong chất rắn.
C. Bản chất của sự dẫn nhiệt trong chất khí, chất lỏng và chất rắn là khác nhau.
D. Khả năng dẫn nhiệt của tất cả các chất rắn là như nhau.
Lời giải:
A – sai vì: Chất khí đậm đặc dẫn nhiệt tốt hơn chất khí loãng.
B – đúng.
C – sai vì: Bản chất của sự dẫn nhiệt trong chất khí, chất lỏng và chất rắn là giống nhau.
D – sai vì: Khả năng dẫn nhiệt của các chất rắn là khác nhau: Bạc dẫn nhiệt tốt nhất trong các kim loại (kim loại dẫn nhiệt tốt nhất), các chất như gỗ, nhựa, … dẫn nhiệt kém
Đáp án cần chọn là: B
Bài 13: Trong sự dẫn nhiệt, nhiệt được truyền từ vật nào? Chọn câu trả lời đúng nhất.
A. Từ vật có khối lượng lớn hơn sang vật có khối lượng nhỏ hơn.
B. Từ vật có nhiệt độ thấp hơn sang vật có nhiệt độ cao hơn.
C. Từ vật có nhiệt năng lớn hơn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn.
D. Các phương án trên đều đúng.
Lời giải:
Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt.
Trong sự dẫn nhiệt, nhiệt được truyền từ vật có nhiệt năng lớn hơn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn
=> Phương án đúng nhất là C
Đáp án cần chọn là: C
Bài 14: Trong sự truyền nhiệt, nhiệt chỉ có thể tự truyền
A. từ vật có khối lượng riêng lớn hơn sang vật có khối lượng riêng nhỏ hơn.
B. từ vật có khối lượng lớn hơn sang vật có khối lượng nhỏ hơn.
C. từ vật có nhiệt độ lớn hơn sang vật có nhiệt độ nhỏ hơn.
D. từ vật có thể tích lớn hơn sang vật có thể tích nhỏ hơn.
Lời giải:
Trong sự truyền nhiệt, nhiệt chỉ có thể tự truyền từ vật có nhiệt độ lớn hơn sang vật có nhiệt độ nhỏ hơn.
Đáp án cần chọn là: C
Bài 15: Chọn câu trả lời đúng nhất. Giải thích vì sao mùa đông áo bông giữ ấm được cơ thể?
A. Vì bông xốp bên trong áo bông có chứa không khí mà không khí dẫn nhiệt kém nên hạn chế sự dẫn nhiệt từ cơ thể ra ngoài.
B. Sợi bông dẫn nhiệt kém nên hạn chế sự truyền nhiệt từ khí lạnh bên ngoài vào cơ thể.
C. Áo bông truyền cho cơ thể nhiều nhiệt lượng hơn áo thường.
D. Khi ta vận động các sợi bông cọ xát vào nhau làm tăng nhệt độ bên trong áo bông.
Lời giải:
Mùa đông áo bông giữ ấm được cơ thể vì bông xốp bên trong áo bông có chứa không khí mà không khí dẫn nhiệt kém nên hạn chế sự dẫn nhiệt từ cơ thể ra ngoài
Đáp án cần chọn là: A
Bài 16: Tại sao về mùa đông, mặc áo ấm thì ta ít bị lạnh hơn?
A. Vì tác dụng của áo ấm là bức xạ nhiệt.
B. Vì tác dụng của áo ấm trong mùa đông là giữ nhiệt cho cơ thể.
C. Vì tác dụng của áo ấm là truyền nhiệt cho cơ thể.
D. Vì tác dụng áo ấm là ngăn cản sự đối lưu.
Lời giải:
Về mùa đông, mặc áo ấm thì ta ít bị lạnh hơn vì tác dụng của áo ấm trong mùa đông là giữ nhiệt cho cơ thể.
Đáp án cần chọn là: B
Bài 17: Chọn câu trả lời đúng. Một bàn gỗ và một bàn nhôm có cùng nhiệt độ. Khi sờ tay vào mặt bàn ta cảm thấy mặt bàn nhôm lạnh hơn mặt bàn gỗ. Tại sao?
A. Ta nhận nhiệt lượng từ bàn nhôm ít hơn từ bàn gỗ.
B. Tay ta làm tăng nhiệt độ của hai bàn nhưng nhiệt độ của bàn nhôm tăng ít hơn.
C. Nhôm dẫn nhiệt tốt hơn gỗ nên khi sờ vào bàn nhôm ta mất nhiệt lượng nhiều hơn khi ta sờ tay vào bàn gỗ.
D. Tay ta làm nhiệt độ bàn nhôm giảm xuống và làm nhiệt độ bàn gỗ tăng thêm.
Lời giải:
Khi sờ tay vào mặt bàn ta cảm thấy mặt bàn nhôm lạnh hơn mặt bàn gỗ vì: Nhôm dẫn nhiệt tốt hơn gỗ nên khi sờ vào bàn nhôm ta mất nhiệt lượng nhiều hơn khi ta sờ tay vào bàn gỗ.
Đáp án cần chọn là: C
Bài 18: Tại sao khi đun nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm nhôm chóng sôi hơn?
A. Vì nhôm mỏng hơn.
B. Vì nhôm có tính dẫn nhiệt tốt hơn.
C. Vì nhôm có khối lượng nhỏ hơn.
D. Vì nhôm có khối lượng riêng nhỏ hơn.
Lời giải:
Khi đun nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm nhôm chóng sôi hơn vì nhôm có tính dẫn nhiệt tốt hơn.
Đáp án cần chọn là: B
Bài 19: Tại sao khi đun nước bằng ấm đồng và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm đồng chóng sôi hơn?
A. Vì đồng mỏng hơn.
B. Vì đồng có tính dẫn nhiệt tốt hơn.
C. Vì đồng có khối lượng nhỏ hơn.
D. Vì đồng có khối lượng riêng nhỏ hơn.
Lời giải:
Khi đun nước bằng ấm đồng và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm đồng chóng sôi hơn vì đồng có tính dẫn nhiệt tốt hơn.
Đáp án cần chọn là: B
Bài 20: Chọn câu sai.
A. Chất lỏng dẫn nhiệt kém.
B. Chất rắn dẫn nhiệt tốt.
C. Chân không dẫn nhiệt tốt nhất.
D. Chất khí dẫn nhiệt còn kém hơn chất lỏng.
Lời giải:
A, B, D – đúng
C – sai vì: Chân không không dẫn nhiệt
Đáp án cần chọn là: C
Bài 21: Chọn câu đúng.
A. Chất lỏng dẫn nhiệt tốt.
B. Chất rắn dẫn nhiệt tốt.
C. Chân không dẫn nhiệt tốt nhất.
D. Chất khí dẫn nhiệt còn tốt hơn chất lỏng.
Lời giải:
A – sai vì: Chất lỏng dẫn nhiệt kém.
B – đúng
C – sai vì: Chân không không dẫn nhiệt.
D – sai vì: Chất khí dẫn nhiệt còn kém hơn chất lỏng
Đáp án cần chọn là: B
Bài 22: Đối lưu là:
A. Sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí
B. Sự truyền nhiệt bằng các dòng chất rắn
C. Sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng
D. Sự truyền nhiệt bằng các dòng chất khí
Lời giải:
Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí.
Đáp án cần chọn là: A
Bài 23: Đối lưu là sự truyền nhiệt xảy ra
A. chỉ trong chất lỏng.
B. chỉ trong chất khí.
C. chỉ trong chất lỏng và chất khí.
D. trong cả chất lỏng, chất khí và chất rắn.
Lời giải:
Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí.
Đáp án cần chọn là: C
Bài 24: Tại sao trong chất rắn không xảy ra đối lưu?
A. Vì khối lượng riêng của chất rắn thường rất lớn.
B. Vì các phân tử của chất rắn liên kết với nhau rất chặt, chúng không thể di chuyển thành dòng được.
C. Vì nhiệt độ của chất rắn thường không lớn lắm.
D. Vì các phân tử trong chất rắn không chuyển động.
Lời giải:
Ta có: Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí.
Trong chất rắn không xảy ra đối lưu vì các phân tử của chất rắn liên kết với nhau rất chặt, chúng không thể di chuyển thành dòng được.
Đáp án cần chọn là: B
Bài 25: Kết luận nào sau đây đúng?
A. Trong chất rắn không xảy ra đối lưu vì khối lượng riêng của chất rắn thường rất lớn.
B. Trong chất rắn không xảy ra đối lưu vì các phân tử của chất rắn liên kết với nhau rất chặt, chúng không thể di chuyển thành dòng được.
C. Trong chất rắn không xảy ra đối lưu vì nhiệt độ của chất rắn thường không lớn lắm.
D. Trong chất rắn không xảy ra đối lưu vì các phân tử trong chất rắn không chuyển động.
Lời giải:
Ta có: Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí.
Trong chất rắn không xảy ra đối lưu vì các phân tử của chất rắn liên kết với nhau rất chặt, chúng không thể di chuyển thành dòng được.
Đáp án cần chọn là: B
Bài 26: Bức xạ nhiệt là:
A. Sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng
B. Sự truyền nhiệt qua không khí
C. Sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi theo đường gấp khúc
D. Sự truyền nhiệt qua chất rắn
Lời giải:
Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng
Đáp án cần chọn là: A
Bài 27: Chọn đáp án sai:
A. Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng.
B. Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt qua không khí.
C. Năng lượng Mặt Trời truyền xuống Trái Đất bằng bức xạ nhiệt.
D. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra cả ở trong chân không.
Lời giải:
Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng, bức xạ nhiệt có thể xảy ra cả ở trong chân không.
Đáp án cần chọn là: B
Bài 28: Năng lượng từ Mặt Trời truyền xuống Trái Đất bằng cách nào?
A. Bằng sự dẫn nhiệt qua không khí.
B. Bằng sự đối lưu.
C. Bằng bức xạ nhiệt.
D. Bằng một hình thức khác.
Lời giải:
Năng lượng từ Mặt Trời truyền xuống Trái Đất bằng bức xạ nhiệt
Đáp án cần chọn là: C
Bài 29: Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Năng lượng từ Mặt Trời truyền xuống Trái Đất bằng sự dẫn nhiệt qua không khí.
B. Năng lượng từ Mặt Trời truyền xuống Trái Đất bằng sự đối lưu.
C. Năng lượng từ Mặt Trời truyền xuống Trái Đất bằng bức xạ nhiệt.
D. Năng lượng từ Mặt Trời truyền xuống Trái Đất bằng một hình thức khác.
Lời giải:
Năng lượng từ Mặt Trời truyền xuống Trái Đất bằng bức xạ nhiệt.
Đáp án cần chọn là: C
Bài 30: Trong các hình thức truyền nhiệt dưới đây, sự truyền nhiệt nào không phải là bức xạ nhiệt?
A. Sự truyền nhiệt từ đầu bị nung nóng sang đầu không bị nung nóng của một thanh đồng.
B. Sự truyền nhiệt từ bếp lò đến người đứng gần bếp lò.
C. Sự truyền nhiệt từ Mặt Trời tới Trái Đất.
D. Sự truyền nhiệt từ dây tóc bóng đèn đang sáng ra khoảng không gian bên trong bóng đèn.
Lời giải:
A – dẫn nhiệt
B, C, D – bức xạ nhiệt
Đáp án cần chọn là: A
Bài 31: Trong các hình thức truyền nhiệt dưới đây, sự truyền nhiệt nào là bức xạ nhiệt?
A. Sự truyền nhiệt từ đầu bị nung nóng sang đầu không bị nung nóng của một thanh đồng.
B. Đun ước trong ấm.
C. Sự truyền nhiệt từ Mặt Trời tới Trái Đất.
D. Sự thông khí trong lò.
Lời giải:
A – dẫn nhiệt
C – bức xạ nhiệt
B, D – đối lưu
Đáp án cần chọn là: C
Bài 32: Chọn câu trả lời đúng. Đứng gần một bếp lửa, ta cảm thấy nóng. Nhiệt lượng truyền từ ngọn lửa đến người bằng cách nào?
A. Sự đối lưu.
B. Sự dẫn nhiệt của không khí.
C. Sự bức xạ.
D. Chủ yếu là bức xạ nhiệt, một phần do dẫn nhiệt.
Lời giải:
Đứng gần một bếp lửa, ta cảm thấy nóng. Nhiệt lượng truyền từ ngọn lửa đến người chủ yếu bằng cách bức xạ nhiệt
Đáp án cần chọn là: C
Bài 33: Chọn câu trả lời đúng. Trong những ngày rét sờ vào kim loại ta thấy lạnh. Hình thức truyền nhiệt đã xảy ra là:
A. Sự đối lưu.
B. Sự bức xạ.
C. Cả truyền nhiệt, bức xạ nhiệt và đối lưu cùng xảy ra đồng thời.
D. Truyền nhiệt.
Lời giải:
Trong những ngày rét sờ vào kim loại ta thấy lạnh, hình thức truyền nhiệt xảy ra là truyền nhiệt.
Đáp án cần chọn là: D
Bài 34: Vật nào sau đây hấp thụ nhiệt tốt?
A. Vật có bề mặt nhẵn, sẫm màu.
B. Vật có bề mặt sần sùi, sáng màu.
C. Vật có bề mặt nhẵn, sáng màu.
D. Vật có bề mặt sần sùi, sẫm màu.
Lời giải:
Ta có:
+ Vật màu tối thì hấp thụ nhiệt tốt
+ Vận càng nhẵn => phản xạ nhiệt càng lớn
=> Vật hấp thụ nhiệt tốt là vật có bề mặt sần sùi và sẫm màu
Đáp án cần chọn là: D
Bài 35: Chọn câu trả lời sai.
A. Một vật khi hấp thụ bức xạ nhiệt truyền đến thì nhiệt độ của vật sẽ tăng lên.
B. Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng cách phát ra các tia nhiệt đi thẳng.
C. Vật lạnh quá thì không thể bức xạ nhiệt.
D. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra trong chân không.
Lời giải:
A, B, D – đúng
C – sai vì các vật lạnh vẫn có thể bức xạ nhiệt
Đáp án cần chọn là: C
Bài 36: Chọn câu trả lời đúng.
A. Một vật khi hấp thụ bức xạ nhiệt truyền đến thì nhiệt độ của vật không thay đổi.
B. Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng cách phát ra các tia nhiệt đi thẳng.
C. Vật lạnh quá thì không thể bức xạ nhiệt.
D. Bức xạ nhiệt không thể xảy ra trong chân không.
Lời giải:
A – sai vì: Một vật khi hấp thụ bức xạ nhiệt truyền đến thì nhiệt độ của vật không thay đổi.
B – đúng.
C – sai vì các vật lạnh vẫn có thể bức xạ nhiệt
D – sai vì: Bức xạ nhiệt có thể xảy ra trong chân không.
Đáp án cần chọn là: B
Bài 37: Hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn, chất lỏng, chất khí và chân không là gì?
A. Chất rắn: dẫn nhiệt; Chất lỏng: đối lưu; Chất khí: dẫn nhiệt; chân không: bức xạ nhiệt.
B. Chất rắn: bức xạ nhiệt; Chất lỏng: dẫn nhiệt; Chất khí: đối lưu; Chân không: bức xạ nhiệt.
C. Chất rắn: dẫn nhiệt; Chất lỏng: đối lưu; Chất khí: bức xạ nhiệt; Chân không: đối lưu.
D. Chất rắn: dẫn nhiệt; Chất lỏng: đối lưu; Chất khí; đối lưu; Chân không: bức xạ nhiệt.
Lời giải:
Các hình thức truyền nhiệt chủ yếu của các chất là:
+ Chất rắn: dẫn nhiệt
+ Chất lỏng và chất khí: đối lưu
+ Chân không: bức xạ nhiệt
Đáp án cần chọn là: D
Bài 38: Hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn là:
A. Dẫn nhiệt.
B. Đối lưu.
C. Bức xạ nhiệt.
D. Tất cả các hình thức trên.
Lời giải:
Các hình thức truyền nhiệt chủ yếu của các chất là:
+ Chất rắn: dẫn nhiệt
+ Chất lỏng và chất khí: đối lưu
+ Chân không: bức xạ nhiệt
Đáp án cần chọn là: A
Bài 39: Hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng là:
A. Dẫn nhiệt.
B. Đối lưu.
C. Bức xạ nhiệt.
D. Tất cả các hình thức trên.
Lời giải:
Các hình thức truyền nhiệt chủ yếu của các chất là:
+ Chất rắn: dẫn nhiệt
+ Chất lỏng và chất khí: đối lưu
+ Chân không: bức xạ nhiệt
Đáp án cần chọn là: B
Bài 40: Hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất khí là:
A. Dẫn nhiệt.
B. Đối lưu.
C. Bức xạ nhiệt.
D. Tất cả các hình thức trên.
Lời giải:
Các hình thức truyền nhiệt chủ yếu của các chất là:
+ Chất rắn: dẫn nhiệt
+ Chất lỏng và chất khí: đối lưu
+ Chân không: bức xạ nhiệt
Đáp án cần chọn là: B
Bài 41: Hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chân không là:
A. Dẫn nhiệt.
B. Đối lưu.
C. Bức xạ nhiệt.
D. Tất cả các hình thức trên.
Lời giải:
Các hình thức truyền nhiệt chủ yếu của các chất là:
+ Chất rắn: dẫn nhiệt
+ Chất lỏng và chất khí: đối lưu
+ Chân không: bức xạ nhiệt
Đáp án cần chọn là: C
Bài 42: Chọn nhận xét sai.
A. Trong hiện tượng đối lưu có hiện tượng cơ học: lớp nước nóng nổi lên, lớp nước lạnh chìm xuống.
B. Trong hiện tượng đối lưu có sự truyền nhiệt lượng từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
C. Trong hiện tượng đối lưu có hiện tượng nở vì nhiệt.
D. Sự đối lưu xảy ra khi hai vật rắn có nhiệt độ khác nhau tiếp xúc nhau.
Lời giải:
A, B, C – đúng
D – sai vì: Khi hai vật rắn có nhiệt độ khác nhau tiếp xúc với nhau => hiện tượng dẫn nhiệt
Đáp án cần chọn là: D
Bài 43: Chọn nhận xét đúng:
A. Trong hiện tượng đối lưu có hiện tượng cơ học: lớp nước lạnh nổi lên, lớp nước nóng chìm xuống.
B. Trong hiện tượng đối lưu có sự truyền nhiệt lượng từ vật có nhiệt độ thấp sang vật có nhiệt độ cao hơn.
C. Trong hiện tượng đối lưu có hiện tượng nở vì nhiệt.
D. Sự đối lưu xảy ra khi hai vật rắn có nhiệt độ khác nhau tiếp xúc nhau.
Lời giải:
A – sai vì: Trong hiện tượng đối lưu có hiện tượng cơ học: lớp nước nóng nổi lên, lớp nước lạnh chìm xuống.
B – sai vì: Trong hiện tượng đối lưu có sự truyền nhiệt lượng từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
C – đúng.
D – sai vì: Khi hai vật rắn có nhiệt độ khác nhau tiếp xúc với nhau => hiện tượng dẫn nhiệt
Đáp án cần chọn là: C
Bài 44: Những hiện tượng nào sau đây không phải đối lưu?
A. Đun nước nóng trong ấm.
B. Sự truyền nhiệt từ dây tóc bóng đèn đang sáng ra khoảng không gian bên trong bóng đèn.
C. Sự tạo thành gió.
D. Sự thông khí trong lò.
Lời giải:
B – bức xạ nhiệt
A, C, D – đối lưu
Đáp án cần chọn là: B
Bài 45: Hiện tượng có thể xảy ra cả ở trong chân không là:
A. Bức xạ nhiệt.
B. Đối lưu.
C. Dẫn nhiệt.
D. Nhiệt năng.
Lời giải:
Bức xạ nhiệt là hiện tượng có thể xảy ra cả ở trong chân không.
Đáp án cần chọn là: A
Bài 46: Ngăn đá của tủ lạnh thường đặt ở phía trên ngăn đựng thức ăn, để tận dụng sự truyền nhiệt bằng
A. bức xạ nhiệt.
B. đối lưu.
C. dẫn nhiệt.
D. bức xạ nhiệt và dẫn nhiệt.
Lời giải:
Ngăn đá của tủ lạnh thường đặt ở phía trên ngăn đựng thức ăn, để tận dụng sự truyền nhiệt bằng đối lưu.
Đáp án cần chọn là: B
Bài 47: Trong một số nhà máy, người ta thường xây dựng những ống khói rất cao vì:
A. ống khói cao có tác dụng tạo ra sự truyền nhiệt tốt.
B. ống khói cao có tác dụng tạo ra sự bức xạ nhiệt tốt.
C. ống khói cao có tác dụng tạo ra sự đối lưu tốt.
D. ống khói cao có tác dụng tạo ra sự dẫn nhiệt tốt.
Lời giải:
Trong một số nhà máy, người ta thường xây dựng những ống khói rất cao vì ống khói cao có tác dụng tạo ra sự đối lưu tốt.
Đáp án cần chọn là: C
Bài 48: Để tay lên một hòn gạch đã được nung nóng thấy nóng hơn để tay bên cạnh hòn gạch đó vì
A. cả sự đối lưu, sự bức xạ nhiệt, sự dẫn nhiệt từ hòn gạch tới tay để bên trên tốt hơn để bên cạnh.
B. sự đối lưu từ hòn gạch tới tay để bên trên tốt hơn để bên cạnh.
C. sự bức xạ nhiệt từ hòn gạch tới tay để bên trên tốt hơn để bên cạnh.
D. sự dẫn nhiệt từ hòn gạch tới tay để bên trên tốt hơn để bên cạnh.
Lời giải:
Để tay lên một hòn gạch đã được nung nóng thấy nóng hơn để tay bên cạnh hòn gạch đó vì sự đối lưu từ hòn gạch tới tay để bên trên tốt hơn để bên cạnh.
Đáp án cần chọn là: B
******************
Trên đây là nội dung bài học Vật Lí 8 Bài 23: Đối lưu – Bức xạ nhiệt do biên soạn bao gồm phần lý thuyết, giải bài tập và các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đầy đủ. Hy vọng các em sẽ nắm vững kiến thức về Đối lưu – Bức xạ nhiệt. Chúc các em học tập thật tốt và luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra trên lớp.
Biên soạn bởi: Trường
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp