Sổ chủ nhiệm THCS, THPT Mẫu sổ công tác chủ nhiệm mới nhất

0
86
Rate this post

Sổ chủ nhiệm hay còn gọi là sổ chuyên môn dành cho giáo viên chủ nhiệm. Sổ chủ nhiệm là một trong những hồ sơ, sổ sách mà bất kỳ thầy cô giáo chủ nhiệm nào cũng cần theo dõi.

Sau đây giới thiệu đến các bạn mẫu Sổ chủ nhiệm cấp THCS, THPT mới nhất được lập theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT. Mẫu sổ chủ nhiệm giúp giáo viên theo dõi danh sách học sinh, danh sách đại diện cha mẹ học sinh, danh sách cán bộ lớp, danh sách học sinh chia theo tổ, kế hoạch chủ nhiệm của giáo viên. Mời quý thầy cô cùng theo dõi mẫu sổ cùng cách ghi sổ chủ nhiệm trong bài viết dưới đây:

Sổ chủ nhiệm cấp THCS, THPT theo Thông tư 32

Ảnh bìa sổ chủ nhiệm
Ảnh bìa sổ chủ nhiệm

PHẦN I: NHỮNG VĂN BẢN QUY ĐỊNH NHIỆM VỤ
HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ VÀ HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Căn cứ Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT về Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 15/09/2020.

Bạn đang xem: Sổ chủ nhiệm THCS, THPT Mẫu sổ công tác chủ nhiệm mới nhất

Điều 34. Nhiệm vụ của học sinh

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường.

2. Kính trọng cha mẹ, cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường và những người lớn tuổi; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện điều lệ, nội quy nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước.

3. Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.

4. Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp học, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; giúp đỡ gia đình, tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông.

5. Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, nơi công cộng; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường.

Điều 35. Quyền của học sinh

1. Được bình đẳng trong việc hưởng thụ giáo dục toàn diện, được bảo đảm những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập ở lớp và tự học ở nhà, được cung cấp thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình, được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể thao của nhà trường theo quy định.

2. Được tôn trọng và bảo vệ, được đối xử bình đẳng, dân chủ, được quyền khiếu nại với nhà trường và các cấp quản lý giáo dục về những quyết định đối với bản thân mình; được quyền chuyển trường khi có lý do chính đáng theo quy định hiện hành; được học trước tuổi, học vượt lóp, học ở tuổi cao hơn tuổi quy định theo Điều 33 của Điều lệ này.

3. Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu về các môn học, thể thao, nghệ thuật do nhà trường tổ chức nếu có đủ điều kiện.

4. Được nhận học bổng hoặc trợ cấp khác theo quy định đối với những học sinh được hưởng chính sách xã hội, những học sinh có khó khăn về đời sống và những học sinh có năng lực đặc biệt.

5. Được chuyển trường nếu đủ điều kiện theo quy định; thủ tục chuyển trường thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Điều 36. Hành vi ứng xử, trang phục của học sinh

1. Hành vi, ngôn ngữ, ứng xử của học sinh phải đúng mực, tôn trọng, lễ phép, thân thiện, bảo đảm tính văn hóa, phù hợp với đạo đức và lối sống của lứa tuổi học sinh trung học.

2. Trang phục của học sinh phải chỉnh tề, sạch sẽ, gọn gàng, thích hợp với độ tuổi, thuận tiện cho việc học tập và sinh hoạt ở nhà trường. Tùy điều kiện của từng trường, hiệu trưởng có thể quyết định để học sinh mặc đồng phục nếu được nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh của nhà trường nhất trí.

Điều 37. Các hành vi học sinh không được làm

1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác.

2. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.

3. Mua bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện, các chất kích thích khác và pháo, các chất gây cháy nổ.

4. Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép.

5. Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.

6. Sử dụng, trao đổi sản phẩm văn hóa có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân.

7. Học sinh không được vi phạm những hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.

Điều 38. Khen thưởng và kỷ luật

1. Học sinh có thành tích trong học tập và rèn luyện được giáo viên, nhà trường và các cấp quản lý giáo dục khen thưởng bằng các hình thức sau đây:

a) Tuyên dương trước lớp hoặc trước toàn trường.

b) Khen thưởng các danh hiệu học sinh theo quy định.

c) Cấp giấy chứng nhận, giấy khen, bằng khen, nếu đạt thành tích nổi bật hoặc có tiến bộ vượt bậc trong một số lĩnh vực học tập, phong trào thi đua; đạt thành tích trong các kỳ thi, hội thi theo quy định và cho phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

d) Các hình thức khen thưởng khác.

2. Học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện được giáo dục hoặc xử lý kỷ luật theo các hình thức sau đây:

a) Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm.

b) Khiển trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm.

c) Tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

NỘI QUY CỦA NHÀ TRƯỜNG
NỘI QUY HỌC SINH TRONG NHÀ TRƯỜNG

Điều 1: Thực hiện trách nhiệm đối với gia đình, đất nước.

1.1 Phải biết yêu tổ quốc, yêu đồng bào, yêu đồng loại; yêu quý, tôn trọng, giữ gìn Quốc kỳ, ảnh Bác; hát quốc ca trang nghiêm mỗi khi chào cờ.

1.2 Phải luôn thực hiện tốt trách nhiệm, nghĩa vụ của một công dân với tổ quốc Việt Nam khi tổ quốc cần.

1.3 Phải chấp hành nghiêm chính sách, pháp luật. Nhất là Luật An Toàn giao thông.

1.4 Phải tôn trọng người tàn tật, luôn sẵn sàng giúp đỡ trẻ thơ và người già yếu .

1.5 Luôn giữ gìn và xây dựng thái độ cư xử lịch sự, ôn hòa với mọi người, nhất là với bạn mình. Bằng tình thương yêu giữa con người với con người.

1.6 Phải biết ơn các thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng, nhiệt tình trong công tác xã hội do địa phương yêu cầu.

1.7 Rèn luyện để phấn đấu trở thành một Đoàn viên TNCS HCM, Đảng viên ĐCSVN, gương mẫu để trở thành một học sinh phát triển toàn diện, một công dân tốt của xã hội.

Điều 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập, lao động.

2.1 Phải đi học đầy đủ, đúng giờ, ghi bài và làm bài đầy đủ.

2.2 Khi có trống vào lớp học sinh phải khẩn trương về chỗ ngồi, không đứng ngoài chờ giáo viên.

2.3 Khi vào lớp, phải chú ý nghe giảng, ghi chép, làm bài nghiêm túc trong giờ học. Tuyệt đối không được làm việc riêng trong giờ học. Nếu làm mất trật tự, làm ảnh hưởng đến bài giảng của thầy cô và sự tiếp thu của bạn sẽ bị giáo viên nhắc nhở phê bình hoặc xử lí theo quy định.

2.4 Phải phấn đấu học tập tốt, có đủ sức khỏe, không ngừng nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu bài, tự giác chuẩn bị bài, học bài và chuẩn bị bài ở nhà trước khi đến trường.

2.5 Thường xuyên đọc sách, báo, nghe đài để cập nhật thông tin, để nâng cao trình độ, chất lượng học tập.

2.6 Phải yêu lao động, phải học cho được một nghề để xây dựng tương lai, bảo vệ tài sản nhà trường, hoa màu của người khác.

2.7 Thường xuyên tham gia các hoạt động văn thể mỹ do Đoàn trường phát động, tổ chức.

2.8 Phải thường xuyên, trung thực báo cáo kết quả học tập và rèn luyện cho cha mẹ nắm rõ kết quả học tập, hạnh kiểm của mình.

2.9 Phải giử gìn vệ sinh môi trường, không vứt rác, đổ nước, khạc nhổ bừa bãi; đại tiện, tiểu tiện phải đúng nơi quy định, không viết bậy, vẽ bậy lên bàn học, lên tường.

Điều 3 : Rèn luyện đạo đức, tác phong

3.1 Không đi dép lê, dép kẹp, dép lào khi vào trường, khuyến khích dép quay hậu, giày sandal, giày thể thao.

3.2 Mặc đồng phục theo quy định của trường:

– Học sinh nam: quần tây , áo sơ mi trắng có phù hiệu, bản tên may vào áo, bên trên ngực trái, và phải bỏ áo vào thắt lưng nghiêm chỉnh (đóng thùng);

– Học sinh nữ : phải mặc áo dài trắng trong các ngày chào cờ đầu tuần, các ngày lễ lớn theo quy định của nhà trường, các ngày học khác sử dụng áo sơ mi trắng, quần tây, hoặc đen, bỏ áo vào thắt lưng nghiêm chỉnh.

3.3 Khi nghỉ học phải viết giấy xin phép giáo viên chủ nhiệm, giáo viên các bộ môn và phải có ý kiến đồng ý của cha mẹ, trừ ốm đau đột xuất. Nghỉ học không phép quá 3 ngày/tháng sẽ bị đình chỉ học tập.

3.4 Đầu tóc phải luôn được giữ gìn sạch sẽ, hợp chuẩn mực đạo đức, tác phong của người công dân việt nam, không được nhộm màu khác màu tự nhiên của tóc . Nhất là đầu tóc học sinh nam phải được hớt cao; không được xăm hình trên các bộ phận của cơ thể;

3.5 Phải có cử chỉ lời nói văn minh, lịch sự khi tiếp xúc với mọi người. Chào hỏi, thưa gửi lễ phép với thầy cô giáo, với cán bộ, nhân viên trường nhà trường, không văng tục, gây gổ, đánh chửi bạn

3.6 Khi đi phải thưa, khi về phải trình với ông bà cha mẹ và những người lớn tuổi trong gia đình.

3.7 Phải hiếu thảo đối với cha mẹ, lễ độ với thầy cô, cán bộ giáo viên, công nhân viên, khách mời của nhà trường , thân ái với bạn bè.

3.8 Không gây gỗ đánh nhau, không làm mất trật tự trong lớp, không quay cóp tài liệu khi kiểm tra, trung thực trong học tập, thi cử.

3.9 Không hút thuốc, không uống rượu, bia và các chất kích thích nguy hại mà pháp luật cấm.

3.10 Không xem sách báo, phim ảnh đồi trụy, phản động.

3.11 Không tham gia, cỗ vũ các hoạt động số đề, cờ, bạc, đá gà, cá độ, đua xe, và các hình thức mê tính dị đoan.

Điều 4 : Biện pháp xử lý kỷ luật

4.1, Học sinh vi phạm nội qui, tùy theo lỗi nặng nhẹ sẽ bị nhắc nhở, phê bình, khiển trách.

4.2 Trường hợp bị nhắc nhở trước lớp, học sinh phải làm bản kiểm điểm và mời cha mẹ đến trường bàn bạc biện pháp giáo dục.

4.3 Nếu học sinh tiếp tục vi phạm nội qui, giáo viên chủ nhiệm sẽ mời cha mẹ học sinh đến thông báo tình hình vi phạm và lập biên bản cam kết khắc phục vi phạm, và thông báo việc tiếp diễn lần sau của học sinh sẽ dẫn đến kỷ luật cho thôi học.; Khi nhà trường đã gửi giấy mời cha mẹ học sinh, mà học sinh có biểu hiện gian dối hoặc trì hoãn việc chuyển giấy mời, học sinh sẽ bị đình chỉ học tập, chờ đến khi phụ huynh đến trường làm việc để tìm hướng giải quyết.

4.4 Trường hợp học sinh không chịu sửa chữa khuyết điểm (sau khi đã thông báo cho cha mẹ, nhà trường sẽ kiên quyết cho thôi học).

4.5 Các trường hợp đánh bạn, lôi kéo, thuê mướn người khác đánh bạn để giả quyết mâu thuẫn sẽ bị xử lý ở mức kỷ luật cao nhất. Tùy vào mức độ vi phạm mà nhà trường sẽ áp dụng kỷ luật tại trường hay giao cho cơ quan công an xử lý.

NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN

Điều 27. Nhiệm vụ của giáo viên trường trung học

1. Giáo viên bộ môn có những nhiệm vụ sau đây:

a) Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục, kế hoạch dạy học của nhà trường theo chế độ làm việc của giáo viên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục; tham gia nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng;

b) Tham gia công tác phổ cập giáo dục ở địa phương;

c) Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục; vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học của học sinh;

d) Thực hiện Điều lệ nhà trường; thực hiện quyết định của Hiệu trưởng, chịu sự kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục;

đ) Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước học sinh; thương yêu, tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; tạo dựng môi trường học tập và làm việc dân chủ, thân thiện, hợp tác, an toàn và lành mạnh;

e) Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên khác, gia đình học sinh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong dạy học và giáo dục học sinh;

g) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

2. Giáo viên chủ nhiệm, ngoài các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 của Điều này, còn có những nhiệm vụ sau đây:

a) Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng học sinh;

b) Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng;

c) Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với các giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong việc hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh lớp mình chủ nhiệm và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường;

d) Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học; đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh; đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp; hoàn chỉnh việc ghi sổ điểm và học bạ học sinh;

đ) Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng.

3. Giáo viên thỉnh giảng cũng phải thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này và các quy định trong hợp đồng thỉnh giảng.

4. Giáo viên làm công tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là giáo viên trung học được bồi dưỡng về công tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; có nhiệm vụ tổ chức, quản lý các hoạt động của tổ chức Đoàn trong nhà trường.

5. Giáo viên làm tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là giáo viên THCS được bồi dưỡng về công tác Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; có nhiệm vụ tổ chức, quản lý các hoạt động của tổ chức Đội trong nhà trường.

6. Giáo viên làm công tác tư vấn cho học sinh là giáo viên trung học được đào tạo hoặc bồi dưỡng về nghiệp vụ tư vấn; có nhiệm vụ tư vấn cho cha mẹ học sinh và học sinh để giúp các em vượt qua những khó khăn gặp phải trong học tập và sinh hoạt.

Điều 29. Quyền của giáo viên

1. Giáo viên, nhân viên có những quyền sau đây:

a) Được tự chủ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn với sự phân công, hỗ trợ của tổ chuyên môn và nhà trường.

b) Được hưởng lương, chế độ phụ cấp, chính sách ưu đãi (nếu có) theo quy định; được thay đổi chức danh nghề nghiệp; được hưởng các quyền lợi về vật chất, tinh thần theo quy định.

c) Được tạo điều kiện học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, được hưởng nguyên lương, phụ cấp theo lương và các chế độ chính sách khác theo quy định khi được cấp có thẩm quyền cử đi học tập, bồi dưỡng.

d) Được hợp đồng thỉnh giảng, nghiên cứu khoa học tại các trường, cơ sở giáo dục khác hoặc cơ sở nghiên cứu khoa học với điều kiện bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ nơi mình công tác và được sự đồng ý của hiệu trưởng bằng văn bản.

đ) Được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể.

e) Được nghỉ hè và các ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật.

g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Giáo viên làm công tác chủ nhiệm, ngoài các quyền quy định tại khoản 1 Điều này, có những quyền sau đây:

a) Được dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp do mình làm chủ nhiệm.

b) Được dự các cuộc họp của hội đồng khen thưởng và hội đồng kỷ luật khi giải quyết những vấn đề có liên quan đến học sinh của lớp do mình làm chủ nhiệm.

c) Được dự các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề về công tác chủ nhiệm.

d) Được quyền cho phép cá nhân học sinh có lý do chính đáng nghỉ học không quá 03 ngày liên tục.

đ) Được giảm định mức giờ dạy theo quy định.

3. Giáo viên làm công tác Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định hiện hành.

4. Hiệu trưởng có thể phân công giáo viên làm công tác tư vấn chuyên trách hoặc kiêm nhiệm. Giáo viên làm công tác tư vấn được bố trí chỗ làm việc riêng và được vận dụng hưởng các chế độ chính sách hiện hành.

Điều 30. Trình độ chuẩn được đào tạo, chuẩn nghề nghiệp của giáo viên

1. Trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên được quy định như sau:

a) Giáo viên trường trung học phải có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên (hoặc bằng tốt nghiệp đại học sư phạm) hoặc có bằng cử nhân (bằng tốt nghiệp đại học) chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theo quy định của pháp luật.

b) Giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo được nhà trường, các cơ quan quản lý giáo dục tạo điều kiện để được đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.

2. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên:

Giáo viên trường trung học phải đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên tương ứng với cấp học đang giảng dạy và thực hiện việc đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Nhân viên trường trung học phải đạt trình độ được đào tạo theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp với từng vị trí việc làm của nhân viên theo quy định quy định của pháp luật.

Điều 31. Hành vi ứng xử, trang phục của giáo viên,

1. Giáo viên, nhân viên không được làm những điều sau đây:

a) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể của học sinh và đồng nghiệp.

b) Gian lận trong kiểm tra, thi, tuyển sinh; gian lận trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh; bỏ giờ, bỏ buổi dạy, tùy tiện cắt xén nội dung dạy học, giáo dục.

c) Xuyên tạc nội dung dạy học, giáo dục; dạy sai nội dung kiến thức, sai với quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam.

d) Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền; lợi dụng việc tài trợ, ủng hộ cho giáo dục để ép buộc đóng góp tiền hoặc hiện vật.

đ) Hút thuốc lá, uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích khác khi đang tham gia các hoạt động dạy học, giáo dục.

e) Cản trở, gây khó khăn trong việc hỗ trợ, phục vụ công tác dạy học, giáo dục học sinh và các công việc khác.

2. Ngôn ngữ, ứng xử của giáo viên, nhân viên phải bảo đảm tính sư phạm, đúng mực, có tác dụng giáo dục đối với học sinh.

3. Trang phục của giáo viên, nhân viên phải chỉnh tề, phù hợp với hoạt động sư phạm, theo quy định của Chính phủ về trang phục của viên chức Nhà nước.

4. Giáo viên và nhân viên không được vi phạm những hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.

Điều 32. Khen thưởng và xử lý vi phạm

1. Giáo viên, nhân viên có thành tích sẽ được khen thưởng, được phong tặng các danh hiệu thi đua và các danh hiệu khác theo quy định.

2. Giáo viên, nhân viên có hành vi vi phạm quy định tại Điều lệ này và các quy định khác của pháp luật thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

DANH SÁCH GIÁO VIÊN BỘ MÔN

Bộ môn Họ tên – Địa chỉ Những thay đổi
Toán
Vật lý
Hóa học
Sinh học
Tin học
Ngữ văn
Lịch sử
Địa lí
GDCD
CN
Tiếng Anh
Thể dục
QP-AN

NHỮNG THÔNG TIN CƠ BẢN CỦA HỌC SINH

STT Họ tên Ngày sinh Họ tên cha, nghề nghiêp Họ tên mẹ, nghề nghiệp Chỗ ở Số ĐT liên lạc
1
2
3
4
5
6
7
8

DANH SÁCH HỌC SINH HƯỞNG CHẾ ĐỘ

STT Họ tên Diện(nghèo, cận nghèo) Cấp gạo NĐ /116 NĐ/86 Hỗ trợ chi phí học tập
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

PHẦN II: TỔ CHỨC LỚP

DANH SÁCH HỌC SINH CHIA THEO TỔ

T 1                                                              TỒ 2

Họ tên Địa chỉ Họ tên Địa chỉ

TỒ 3                                                           TỒ 4

Họ tên Địa chỉ Họ tên Địa chỉ

DANH SÁCH CÁN BỘ LỚP

Họ tên Chức vụ Họ tên Chức vụ
Lớp trưởng Tổ trưởng tổ 1
P. Học tập Tổ trưởng tổ 2
Bí thư Tổ trưởng tổ 3
P. Lao động Tổ trưởng tổ 4

Thủ quỹ

………………..

Sổ chủ nhiệm theo Thông tư 22

Mẫu bìa sổ chủ nhiệm
Mẫu bìa sổ chủ nhiệm

DANH SÁCH HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM

TT Họ và tên học sinh Ngày, tháng năm sinh Dân tộc Họ tên cha (mẹ) hoặc người đỡ đầu Nghề nghiệp Chỗ ở hiện nay Điện thoại Kết quả DHTĐ năm học trước Đăng kí DHTĐ trong năm học Hoàn cảnh đặc biệt của GĐ; đặc điểm riêng hoặc năng khiếu của HS Số phiếu điều tra PC Số sổ đăng bộ

DANH SÁCH BAN ĐẠI DIỆN CHA MẸ HỌC SINH

STT Họ và tên Nghề nghiệp Địa chỉ
(Điện thoại)
Nhiệm vụ

DANH SÁCH CÁN BỘ LỚP

Họ và tên Nhiệm vụ Họ và tên Nhiệm vụ

Cách ghi Sổ chủ nhiệm Tiểu học theo Thông tư 22

Chức năng của Sổ củ nhiệm

Sổ chủ nhiệm có vai trò rất quan trọng giúp giáo viên có thể:

  • Quản lý được học sinh trong lớp dễ dàng.
  • Là minh chứng với cấp quản lý đối với tình hình của lớp từ đầu năm cho tới thời điểm hiện tại.
  • Phục vụ cho quá trình giảng dạy học sinh.
  • Là một trong những yếu tố, cơ sở pháp lý để đánh giá, xếp loại các học sinh trong lớp theo Giỏi, Khá, Trung Bình, Yếu.
  • Là hồ sơ để các giáo viên có thể tham dự vào cuộc thi Giáo viên chủ nhiệm giỏi.

Cách ghi Sổ chủ nhiệm mới ở Tiểu học

* Thuật ngữ

  • BGD: Ban giám đốc
  • HK1: Học kỳ 1
  • HK2: Học kỳ 2
  • BHYT: Bảo hiểm y tế
  • PGD: Phòng giáo dục

* Cách ghi sổ

Căn cứ xây dựng sổ là theo Điều 30: Hồ sơ phục vụ hoạt động giáo dục trong trường đối với giáo viên tiểu học cần có: Giáo án, sổ ghi chép sinh hoạt chuyên môn và dự giờ, sổ chủ nhiệm, sổ công tác Đội (đối với tổng phụ trách Đội)

Trang đầu: Nhiệm vụ của học sinh

  • Nêu được nhiệm vụ và quyền của học sinh tiểu học
  • Các hành vi và biểu hiện học sinh không được làm
  • Hình thức khen thưởng và kỷ luật
  • Những quy định về đồ dùng sách vở

Trang: Thông tin học sinh

  • Cần nêu được họ tên học sinh đầy đủ theo giấy khai sinh
  • Ngày tháng năm sinh, giới tính, tên bố, tên mẹ, địa chỉ, sổ đăng hộ
  • Đánh dấu là đội viên, theo dõi kết quả rèn luyện của năm trước theo 3 lĩnh vực, danh hiệu khen thưởng năm trước và ghi chú

Trang: Ban cán sự lớp

  • Nêu ra những phân công cụ thể nhiệm vụ từng học sinh
  • Đề ra nhiệm vụ của từng vị trí làm gì, quản lý lớp ở việc gì
  • Ban cán sự lớp phải thay đổi theo từng học kỳ trong năm, phân chia theo nhóm tổ
  • Nêu được nhiệm vụ của các nhóm

Trang: danh sách học sinh phân theo nhóm, tổ

  • Tên học sinh có trong nhóm tổ, học sinh nào làm nhóm trưởng, có thể thay đổi theo học kỳ
  • Phân bao nhiêu nhóm tổ thì phụ thuộc vào mô hình học tập và hình thức dạy học (nên nhiều nhất là 6 em mỗi nhóm)
  • Danh sách ban đại diện hội cha mẹ học sinh, có số điện thoại, địa chỉ, vai trò của Hội
  • Danh sách học sinh có năng lực đặc biệt hoặc năng khiếu
  • Danh sách học sinh tham gia các câu lạc bộ sở thích
  • Danh sách học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Trang: kế hoạch năm học

  • Căn cứ vào đâu để xây dựng kế hoạch chủ nhiệm
  • Nêu những nét khái quát về đặc điểm tình hình chung của lớp chủ nhiệm: khái quát nhất thông qua việc điều tra học sinh của giáo viên chủ nhiệm
  • Chỉ ra những học sinh cá biệt cần theo dõi và uốn nắn của lớp
  • Thống kê được kết quả rèn luyện năm học trước

Trang: các mục tiêu cần đạt

  • Các số liệu cụ thể cần đạt cho lớp ở 3 lĩnh vực: Môn học và hoạt động giáo dục, kỹ năng, phẩm chất theo cách báo cáo của phần mềm EMIS của sổ tổng hợp đánh giá giáo dục
  • Nêu được các chỉ tiêu khác chần đạt như: Vở sạch chữ đẹp, danh hiệu lớp, các phong trào, các hoạt động giáo dục và các hoạt động ngoài giờ lên lớp

Trang: các biện pháp thực hiện

  • Duy trì sĩ số: nêu rõ mục tiêu, làm thế nào và làm gì để đạt mục tiêu
  • Chất lượng giáo dục các môn học và các hoạt động giáo dục: Mục tiêu? Làm thế nào và làm những gì
  • Năng lực: Mục tiêu? Cách làm
  • Phẩm chất: Mục tiêu? Cách làm

Trang: kế hoạch tháng

  • Nêu những trọng tâm của tháng
  • Nội dung hoạt động trong tháng về giáo dục đạo đức, học tập và các hoạt động khác
  • Có biện pháp thực hiện những công việc đó
  • Có kết quả như thế nào, học sinh nào thực hiện
  • Có phần ghi chép, nhận xét, đánh giá chung sau tháng
  • Có phần ghi chép nội dung điều chỉnh

Trang: theo dõi kết quả định kỳ

  • Nêu những số liệu báo cáo dựa vào phần mềm EMIS, phần mềm quản lý của BGD, bám sát Thông tư 22
  • Dựa vào Sổ tổng hợp kết quả của 4 lần trong năm để thống kê kết quả các môn học và các hoạt động giáo dục
  • Ghi chép các kết quả mà tập thể lớp đạt được trong đợt đó

Trang: theo dõi chuyên cần

  • Vì học sinh tiểu học nghỉ rất ít, đa phần các em đều chuyên cần trong học tập nên trang này sẽ chia thành 4 cột gồm: HK1, HK2, Cả năm, Ghi chú.
  • Cách ghi: ví dụ em Đạt nghỉ trong học kỳ 2 có phép ngày 15/3 thì ghi vào cột HK2 và cột cả năm điền số ngày có phép và ko phép

Trang: theo dõi các khoản đóng góp

  • Tùy từng yêu cầu của từng Phòng giáo dục nên chia các cột cho tiện theo dõi. Chỉ ghi những khoản được phép thu hoặc thu hộ học sinh như BHYT, Ủng hộ, Quỹ theo chỉ đạo của cấp trên
  • Trang: Theo dõi biểu hiện cần khen – nhắc nhở
  • Tùy theo yêu cầu của từng PGD của mỗi địa phương
  • Ghi theo tiến trình thời gian
  • Làm căn cứ để cho tiết giáo dục tập thể, đánh giá các đợt…

Trang: theo dõi Họp phụ huynh

  • Phải có kế hoạch, giáo án họp phụ huynh kèm theo danh sách phụ huynh tham gia họp
  • Cuối buổi họp phải thiết lập hoàn chỉnh biên bản họp phụ huynh.

Biểu mẫu giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/so-chu-nhiem-thcs-thpt-mau-so-cong-tac-chu-nhiem-moi-nhat/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp