AirVisual – Đo chất lượng không khí tại Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh/thành

0
68
Rate this post

Không khí Hà Nội đang rơi vào tình trạng ô nhiễm nặng, hãy kiểm tra chất lượng không khí quanh khu vực nhà, công ty bạn để biết mức độ ra sao.

Với sự phát triển của khoa học công nghệ như hiện nay, không cần phải có những máy móc hiện đại và chuyên dụng, cũng không cần phải là một chuyên gia thì bạn mới có thể kiểm tra mức độ ô nhiễm không khí quanh mình.

AirVisual AirVisual cho iOS AirVisual cho Android

Bạn đang xem: AirVisual – Đo chất lượng không khí tại Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh/thành

Giờ đây, chỉ cần một chiếc điện thoại di động và một trong các ứng dụng xem mức độ ô nhiễm không khí phổ biến nhất hiện nay, bạn có thể đo chất lượng không khí quanh khu vực nhà, công ty hay bất cứ khu vực nào đang ở tình trạng ra sao với AirVisual!

Đo độ ô nhiễm không khí với AirVisual trên máy tính

Bước 1: Các bạn truy cập vào trang chủ của AirVisual, bạn sẽ thấy giao diện trang chủ sẽ có dạng giống như dưới đây.

Trang chủ của AirVisual
Trang chủ của AirVisual

Bước 2: Mức độ ô nhiễm không khí tại Hà Nội khi thực hiện bài viết này là 181, tương đương mức báo động đỏ – Unhealthy.

Chất lượng không khí tại Hà Nội
Chất lượng không khí tại Hà Nội

Bạn có thể kéo xuống dưới để kiểm tra thêm tình hình ô nhiễm không khí tại Hà Nội trong một tuần tiếp theo, đồng thời cũng có thể nắm bắt qua về tình hình thời tiết và độ ẩm…

Kiểm tra không khí Hà Nội 6 ngày tiếp theo
Kiểm tra không khí Hà Nội 6 ngày tiếp theo

Bước 3: Nhấn và giữ phím CTRL, sau đó sử dụng con lăn trên chuột để phóng to hoặc thu nhỏ bản đồ định vị như trong hình bên dưới đây để xem thêm các khu vực khác.

Muốn xem địa điểm nào, chỉ cần nhấn chuột trái vào thông báo chỉ số khu vực đó.

Kiểm tra ô nhiễm không khí tại Hà Nội bằng bản đồ
Kiểm tra ô nhiễm không khí tại Hà Nội bằng bản đồ

Ví dụ. trong hình trên, chúng ta thấy có một thông báo màu tím, đó là mức gần cao nhất – Very Unhealthy. Nhấn chuột trái vào đó để xem chi tiết, bạn sẽ thấy giao diện như dưới đây hiện ra như dưới đây.

Chất lượng không khí
Chất lượng không khí “Very Unhealthy” tại Nguyễn Văn Cừ

Bước 4: Nếu muốn đo chất lượng ô nhiễm môi trường không khí tại vị trí bạn đang đứng, có thể nhấn chuột trái chọn vào nút Locate Me – Định vị tôi, ở phía trên, bên phải màn hình như dưới đây.

Kiểm tra chất lượng không khí theo vị trí hiện tại
Kiểm tra chất lượng không khí theo vị trí hiện tại

Ngoài ra, chúng ta cũng có thể sử dụng thanh tìm kiếm ở phía trên cùng để nhập từ khóa là tên địa phương, tỉnh thành muốn xem chất lượng không khí, sau đó Enter hoặc chọn trực tiếp từ danh sách kết quả bên dưới.

Tìm thành phố, địa phương muốn kiểm tra chất lượng không khí
Tìm thành phố, địa phương muốn kiểm tra chất lượng không khí

Hướng dẫn đo mức độ ô nhiễm không khí trên máy tính

Đo mức độ ô nhiễm không khí với AirVisual trên di động

Bước 1: Các bạn truy cập vào App Store để tìm kiếm và download AirVisual về máy của mình.

Bước 2: Khởi động ứng dụng, chọn vào Bắt đầu và chọn Tiếp Theo ở giao diện sau đó.

Bước 3: Chọn vào Định vị thành phố của tôi để quét kiểm tra chất lượng không khí tại nơi bạn đang sống, đồng thời chạm tiếp vào Nhận cảnh báo ô nhiễm để khi không khí trong nhà, văn phòng hay đường phố quanh bạn trở nên ô nhiễm quá nặng, bạn sẽ nhận được thông báo từ ứng dụng này.

Có thể chọn vào Bỏ qua nếu không muốn.

Bước 4: Nhấn chọn Cho phép hoặc Từ chối để cho hoặc không cho AirVisual gửi thông báo cũng như sử dụng định vị trên thiết bị.

CHÚ Ý:

Nếu AirVisual không được truy cập vị trí của bạn, nó sẽ không thể định vị vị trí hiện tại của bạn cũng như địa phương bạn đang muốn kiểm tra chất lượng không khí.

Bước 5: Tại giao diện đầu tiên, chúng ta sẽ thấy hai thành phố chính của Việt Nam là Hà Nội và Hồ Chí Minh hiện ra, cùng với đó là chỉ số AQI và màu sắc thông báo cho mức độ ảnh hưởng của không khí tới sức khỏe con người.

Bước 6: Chạm vào Hà Nội để xem chi tiết về thành phố này. Tại đây chúng ta có thể:

  • Kiểm tra mức độ ô nhiễm không khí hiện tại và đánh giá ảnh hưởng của nó qua màu sắc
  • Thông tin về nhiệt độ, độ ẩm
  • Dự báo thời tiết trong những ngày tới
  • Khuyến nghị về sức khỏe
  • Mức độ ô nhiễm không khí theo từng khung giờ trong ngày

Bước 7: AirVisual cũng cung cấp cho người dùng công cụ Tìm kiếm để chúng ta có thể tìm nhanh và tra cứu chất lượng không khí của một đất nước, thành phố bất kỳ.

Hoặc nếu muốn, bạn cũng có thể tìm theo châu lục, theo quốc gia của châu lục đó.

Bước 8: Hầu hết các tỉnh thành lớn của Việt Nam cũng đều có mặt trong danh sách của quốc gia, bạn có thể kéo và tìm tỉnh, thành phố của mình và kiểm tra.

Bước 9: Giao diện hiện ra cũng không khác gì so với khi xem chất lượng không khí của Hà Nội. Chúng ta cũng có thể chạm vào biểu tượng chia sẻ bên dưới để đăng ngay kết quả này lên các trang mạng xã hội như Facebook hay gửi cho bạn bè qua Zalo, Skype, Viber…

Biểu tượng quả chuông cho phép bạn thay đổi báo cáo chất lượng không khí hàng ngày tại thành phố này (khi cao quá 150 AQI).

Ngoài ra, nếu từ giao diện chính của AirVisual, bạn cũng có thể chọn vào biểu tượng Bản đồ để tự mình xem, tìm thành phố theo hình ảnh vệ tinh hoặc tự tính toán, nghiên cứu về mức độ tiếp xúc của mình với không khí khi làm việc (trong nhà hoặc ngoài trời).

Một số thông tin hữu ích khác liên quan tới chất lượng không khí cũng như các mức độ và ảnh hưởng của nó tới sức khỏe mà bạn có thể quan tâm:

AQI là gì?

AQI là từ viết tắt của Air Quality Index – Chỉ số chất lượng không khí. Tại một quốc gia, thành phố hay khu vực bất kỳ nào trên thế giới, nếu AQI càng cao, cũng đồng nghĩa với việc không khí ở khu vực đó càng ô nhiễm.

AQI chỉ phản ánh chất lượng không khí tại một khu vực nhất định vào một thời điểm nhất định (theo giờ/ngày).

Các mức độ ô nhiễm không khí AQI

Hiện nay, chỉ số AQI tại mỗi quốc gia sẽ được tính và chia mức độ khác nhau. Các quốc gia như Canada, Ấn Độ, Hong Kong… cũng có những tiêu chí đánh giá và cấp độ ảnh hưởng khác nhau. Nhưng hệ thống AQI (Mỹ) là được sử dụng phổ biến nhất và nó được chia thành 6 cấp độ khác nhau bao gồm:

AQI CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ MỨC ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE
0 – 50 Tốt KHÔNG ảnh hưởng tới sức khỏe
51 – 100 Trung bình Nhóm nhạy cảm NÊN hạn chế thời gian ở bên ngoài
101 – 150 Xấu Nhóm nhạy cảm HẠN CHẾ thời gian ở bên ngoài
151 – 200 Kém Nhóm nhạy cảm TRÁNH ra ngoài
Những người khác HẠN CHẾ ở bên ngoài
201 – 300 Rất kém Nhóm nhạy cảm TRÁNH ra ngoài
Những người khác HẠN CHẾ ở bên ngoài
301 – 500 Nguy hại Mọi người NÊN ở trong nhà

PM2.5 là gì?

  • PM 2.5 là một trong các chỉ số quan trọng để hình thành và đánh giá chất lượng không khí của một quốc gia, khu vực nào. PM 2.5 là các hạt tìm thấy trong không khí (bao gồm cả bụi, muội, khói, hạt chất lỏng…) có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 µg/m3 (tương đương với 1/30 kích thước sợi tóc người).
  • Các hạt bụi này được gọi là “bụi mịn” và vô cùng nguy hiểm, bởi chúng có khả năng đi sâu vào cơ thể người, gây ảnh hưởng trực tiếp tới các hệ hô hấp, hệ tim mạch và não bộ. Bụi mịn làm tăng nguy cơ tử vong ở những người mắc bệnh tim phổi.
  • Khẩu trang thông thường (khẩu trang vải hoặc y tế) không thể lọc được bụi mịn này, vì thế, các bạn nên trang bị cho mình những chiếc khẩu trang chuyên dụng.

Hy vọng với sự giúp đỡ của ứng dụng này và những thông tin cơ bản nêu trên, các bạn có thể kiểm tra chất lượng không khí quanh mình ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào.

Tin học văn phòng

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/airvisual-do-chat-luong-khong-khi-tai-ha-noi-tp-hcm-va-cac-tinh-thanh/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp