Kịch bản sinh hoạt Sao nhi đồng gồm 2 mẫu theo từng chủ điểm cho từng tháng, sẽ giúp các bạn tham khảo nhanh chóng xây dựng chương trình sinh hoạt Sao nhi đồng thật chu đáo.
Sao nhi đồng là hình thức tập hợp các em nhi đồng từ 6 – 8 tuổi để giáo dục các em 5 điều Bác Hồ dạy, hướng dẫn các em làm quen với sinh hoạt tập thể, rèn luyện trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, cháu ngoan Bác Hồ, phấn đấu trở thành đội viên TNTP Hồ Chí Minh. Vậy mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của :
Kịch bản sinh hoạt Sao nhi đồng – Mẫu 1
Tháng 9: Chủ đề “An toàn giao thông”
Bước 1 : Ổn định tổ chức kiểm tra sĩ số
Bạn đang xem: Kịch bản sinh hoạt Sao nhi đồng năm 2021 Chương trình sinh hoạt Sao nhi đồng theo chủ điểm từng tháng
– Sao trưởng: Cho triển khai hàng dọc điểm số báo cáo. Phụ trách sao đến nhận sao. Hướng dẫn Nhi đồng chuyển thành đội hình vòng tròn.
– PTS: Chị chào các em
– NĐ: Chúng em chào chị ạ!
– PTS: Các em yêu quí, hôm nay chị em mình lại được gặp nhau trong buổi sinh hoạt thường kỳ, các em có thích không nào? Chúng ta hãy cho một tràng vỗ tay nào.
– NĐ: Vỗ tay
– PTS: bắt bài hát tập thể “Sao vui của em”, “Nhanh bước nhanh nhi đồng
– NĐ: Hát tập thể
– PTS: Chị mời các sao lần lượt điểm danh.
– NĐ: Các Sao lần lượt điểm danh
Bước 2 : Kiểm tra thi đua học tập tuần qua
-PTS: Bắt bài hát “ Hai bàn tay ” để kiểm tra vệ sinh nhi đồng.
-NĐ : Hát đồng thanh
-PTS: Đi vòng tròn khám vệ sinh nhi đồng
-NĐ : Vừa hát vừa đưa tay cho PTS khám
– PTS: Tuyên dương em giữ tay sạch
( Vỗ tay ) nhắc nhở những em tay còn bẩn.
– PTS: Và bây giờ chị mời lần lượt các em lên báo cáo tình hình thi đua của sao mình
– NĐ: Các Sao lần lượt báo cáo tình hình trong tuần qua.
-PTS hỏi : Tuần vừa rồi em nào ngoan và đạt nhiều điểm 9,10 kể cho chị và các bạn cùng nghe nào ? Tuyên dương những em xuất sắc và nhắc nhở những em còn mắc khuyết điểm.
– NĐ: Kể những bạn, bản thân mình đã đạt điểm 9, 10 và có những việc làm tốt trong tuần,…
– PTS: Nhận xét, khen
Bước 3: Sinh hoạt theo chủ điểm An toàn giao thông
-PTS: * Các em ạ!An toàn giao thông là bạn của mọi người, của tất cả chúng ta, để hiểu thêm về luật an toàn giao thông khi đi ra đường sao cho an toàn thì hôm nay chị em mình cùng nhau tìm hiểu qua tiết sinh hoạt theo chủ điểm: An toàn giao thông các em nhé
– NĐ trả lời : Vâng ạ
– PTS: Bây giờ chị nêu một số câu hỏi về luật an toàn giao thông, các em cùng trả lời nhé.
– NĐ:Vâng ạ
*Câu hỏi:
– PTS hỏi: Khi đi bộ ngoài đường muốn được an toàn thì em phải đi như thế nào?
– NĐ: Dạ thưa chị chúng em phải đi ở bên phải, mép đường, lề đường. Đi trên vỉa hè, Không đi hàng ba, hàng bốn, không chạy nhảy nô đùa.
– PTS: Cho cả lớp hát bài “ Đường em đi là đường bên phải”
– PTS: Tuyên dương các em trả lời đúng.
– PTS: Cho nhi đồng đọc đồng thanh bài “ Nhớ lời mẹ cha”
– NĐ: Đọc
“Con ơi nhớ lời mẹ cha
Không đi bên trái, đừng ra lòng đường
Phòng khi xe cộ bất thường
Xảy ra tai nạn khôn lường con ơi”
Bước 4: Nhận xét hướng dẫn nhi đồng đọc lời hứa
– PTS: Cho các em tập họp đội hình hàng dọc sau đó mới nhận xét buổi sinh hoạt:
– PTS : Nhận xét buổi sinh hoạt, hỏi: Buổi sinh hoạt của chúng ta hôm nay các em thấy có vui không ?
– NĐ : Dạ vui
– PTS: Buổi sinh hoạt hôm nay chị tuyên dương các sao, các em đã chuẩn bị rất tốt, tham gia nhiệt tình. Tuy nhiên vẫn còn vài em còn nhút nhát, chưa mạnh dạn phát biểu, chị mong rằng tiết sinh hoạt sau các em sẽ mạnh dạn hơn các em nhé.
– PTS: Cho các em đọc lời hứa nhi đồng
– NĐ đứng hàng dọc và đứng tư thế nghiêm đọc đồng thanh lời hứa
– NĐ đọc :
Vâng lời Bác Hồ dạy.
em xin hứa sẵn sàng.
Là con ngoan trò giỏi.
Cháu bác Hồ kính yêu
Bước 5 : Dặn dò
– Về nhà các em phải làm nhiều việc tốt, chăm học, chăm làm để thầy cô và ba mẹ vui lòng, thuộc thật nhiều bài hát và câu chuyện kể về mẹ các em nhé !
– NĐ : Vâng ạ
Tháng 10: Chủ đề “Mái trường xanh – sạch – đẹp”
* Bước 1: Ổn định tổ chức
PTS: Tập trung toàn Sao. Cho toàn Sao hát bài ” Sao vui của em”
* Bước 2: Kiểm tra vệ sinh tay, quần áo. (Tuyên dương, nhắc nhở)
* Bước 3: Thực hiện theo chủ điểm: “Mái trường xanh-sạch-đẹp”
PTS hỏi: Hàng ngày các em trực nhật lớp của mình như thế nào?
NĐ: Quét lớp, lau bảng…
PTS : Khi trực nhật lớp của mình sạch sẽ như vậy là các em cũng góp phần làm cho trường chúng ta sạch sẽ hơn rồi đấy! Giờ sinh hoạt sao hôm nay, chúng mình sẽ sinh hoạt Sao theo chủ điểm: “Mái trường xanh- sạch – đẹp”
PTS: Khi trực nhật, các em quét lớp như thế nào?
NĐ: Quét trong gầm bàn, gầm ghế, quét mạng nhện và lau cửa sổ…
PTS: Để đảm bảo vệ sinh môi trường, khí quét, chúng ta phải làm như thế nào?
NĐ: Vẩy nước cho đỡ bụi lên bàn ghế
PTS: Khi thu dọn rác, chúng ta để ở đâu?
NĐ: Phải đổ vào thùng rác hoặc nơi quy định của nhà trường.
PTS: Khi ra chơi, để giữ cho Mái trường xanh- sạch- đẹp, chúng ta phải làm gì?
NĐ: Không được vứt rác ra sân trường, không được chơi trên bồn hoa, bẻ hoa, bẻ cây cảnh…
PTS: các em ạ! Mái trường Phúc Lương của chúng mình rất đẹp. Vì vậy, mỗi bạn học sinh chúng ta phải biết yêu quý và chăm sóc mái trường này để giữ cho mái trường luôn xanh- sạch- đẹp.
Bây giờ chị sẽ hướng dẫn các em hát bài hát: “Điều đó tùy thuộc hành động của bạn“
Tổ quốc Việt Nam xanh ngát
Có sạch, đẹp mãi được không?
Điều đó tùy thuộc hành động của bạn
Chỉ thuộc vào bạn mà thôi
* Bước 4: Nhận xét giờ sinh hoạt
PTS: Tuyên dương, nhắc nhở
PTS: Dặn dò: Không phải chỉ ở trường chúng ta mới phải giữ mái trường xanh- sạch, đẹp mà các em phải giữ gìn vệ sinh chung ở nhà và cả những nơi công cộng. các em có đồng ý không?
* Bước 5: Đọc lời hứa nhi đồng
PTS: Bây giờ chúng mình hãy cùng đọc lời hứa Nhi đồng nhé
Vâng lời Bác Hồ dạy
Em xin hứa sẵn sàng
Là con ngoan trò giỏi
Cháu Bác hồ kính yêu!
PTS: Giờ sinh hạt Sao đến đây là hết. Anh (chị) chào các em!
NĐ: đồng thanh hô: Chúng em chào anh (chị) ạ!
Tháng 11: Chủ đề Kính yêu thầy cô giáo
* Bước 1 : Ổn định tổ chức kiểm tra sĩ số
– Sao trưởng: Cho triển khai hàng dọc điểm số báo cáo. Phụ trách sao đến nhận sao. Hướng dẫn Nhi đồng chuyển thành đội hình vòng tròn.
– PTS: Chị chào các em
– NĐ: Chúng em chào chị ạ!
– PTS: Các em yêu quí, hôm nay chị em mình lại được gặp nhau trong buổi sinh hoạt thường kỳ, các em có thích không nào? Chúng ta hãy cho một tràng vỗ tay nào.
– NĐ: Vỗ tay
– PTS: bắt bài hát tập thể “Sao vui của em”, “Nhanh bước nhanh nhi đồng
– NĐ: Hát tập thể
– PTS: Chị mời các sao lần lượt điểm danh.
– NĐ: Các Sao lần lượt điểm danh
* Bước 2 : Kiểm tra vệ sinh và thi đua học tập tuần qua
-PTS: Bắt bài hát “ Hai bàn tay ” để kiểm tra vệ sinh nhi đồng.
-NĐ : Hát đồng thanh
-PTS: Đi vòng tròn khám vệ sinh nhi đồng
-NĐ : Vừa hát vừa đưa tay cho PTS khám
– PTS: Tuyên dương em giữ tay sạch
( Vỗ tay ) nhắc nhở những em tay còn bẩn.
– PTS: Và bây giờ chị mời lần lượt các em lên báo cáo tình hình thi đua của sao mình
– NĐ: Các Sao lần lượt báo cáo tình hình trong tuần qua.
– PTS hỏi : Tuần vừa rồi em nào ngoan và đạt nhiều điểm 9,10 kể cho chị và các bạn cùng nghe nào ? Tuyên dương những em xuất sắc và nhắc nhở những em còn mắc khuyết điểm.
– NĐ: Kể những bạn, bản thân mình đã đạt điểm 9, 10 và có những việc làm tốt trong tuần,…
– PTS: Nhận xét, khen
* Bước 3: Triển khai chủ điểm trò giỏi
– PTS: Để trở thành Trò giỏi các em có thấy khó lắm không?
– NĐ: Trả lời
– PTS: Trong số các em ở đây, em nào có góc học tập ở nhà rồi?
– NĐ: Trả lời
– PTS: Theo em, góc học tập ở nhà có tác dụng gì?
– NĐ: Trả lời
– PTS: hướng dẫn: Chúng ta cần có góc học tập ở nhà bởi nó giúp chúng ta trung tập học tập hơn, học bài dễ thuộc, làm bài cũng nhanh hơn. Ngoài ra, góc học tập còn rèn cho chúng ta sự ngăn nắp, độc lập và còn thể hiện tính của mỗi người nữa.
– PTS hỏi: khi thấy cô giao bài cho các em về nhà học, các em có để sáng mai đến giờ truy bài mới học không?
– NĐ: Trả lời
– PTS hướng dẫn: Các em phải học bài ở nhà , trong không gian yên tĩnh, tập trung thì mới thuộc nhanh và nhớ lâu được
– PTS hỏi: Khi học thuộc bài rồi, các em có xem trước bài ngày mai không?
– NĐ: Trả lời
– PTS hướng dẫn: Muốn trở thành trò giỏi, ngoài việc học thuộc bài cũ, chúng ta nên đọc trước bài hôm sau để nắm được í của bài. Khi đó lên lớp ta sẽ cùng cô giáo và các bạn xây dựng bài tốt hơn.
– PTS: Bên cạnh đó muốn trở thành trò giỏi theo em còn phải như thế nào?
– NĐ: Thưa chị, chúng ta phải chăm chỉ học tập, vâng lời thầy cô, giành được nhiều bông hoa điểm tốt
– PTS: Khi gặp bài toán khó, em phải làm gì?
– NĐ: Hỏi cô giáo hoặc những bạn học tốt hơn để được hướng dẫn cách làm cho đúng. Ở nhà có thể hỏi anh chị, bố mẹ…
– PTS: nếu trong Sao hoặc trong lớp có bạn học chưa tốt, em sẽ làm như thế nào?
– NĐ: Giúp đỡ bạn học tập để bạn cùng tiến bộ.
– PTS: Các em ạ! Để không phụ lòng thầy cô và cha mẹ, chúng mình sẽ cùng nhau thi đua học tập tốt, vâng lời thầy cô và cha mẹ, phấn đấu trở thành những trò giỏi nhé! Đồng thời thực hiện tốt những điều sau đây:
+ Phải có góc học tập ngăn nắp, sạch sẽ, đủ ánh sáng để học bài. Học thuộc bài cũ, chuẩn bị tốt cho bài mới. Thường xuyên phát biểu ý kiến xây dựng bài. Luôn chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập. Có ý thức giúp đỡ những bạn yếu kém cùng tiến bộ
– PTS: Những việc này có khó lắm không các em? Vào buổi sinh hoạt lần sau, mỗi em sẽ báo cáo cho chị những việc các em đã làm được trong những việc chị vừa nêu nhé!
– NĐ: Trả lời
* Bước 4: Nhận xét buổi sinh hoạt
– PTS: Qua buổi sinh hoạt hôm nay chị nhận thấy tất cả các em đều rất tập trung theo dõi, trả lời nhanh và chính xác các câu hỏi mà chị đưa ra.chị khen tất cả các em. Qua buổi sinh hoạt này, các em về nhà cố gắng học tập, rèn luyện thật tốt để trở thành trò giỏi nhé! Các em có hứa với chị không?
* Bước 5: Đọc lời hứa Nhi đồng
Vâng lời Bác hồ dạy
Em xin hứa sẵn sàng
Là con ngoan trò giỏi
Cháu Bác hồ kính yêu!
– PTS: Giờ sinh hoạt của chị em mình đến đây là hết rồi Chị chào các em!
– NĐ: Chúng em chào chị ạ!
Tháng 12: Yêu sao yêu đội
* Bước 1 : Ổn định tổ chức kiểm tra sĩ số
– Tập hợp Sao theo hàng dọc.
– Điểm danh, trưởng sao báo cáo.
* Bước 2: Kiểm tra vệ sinh, thi đua
– Nhi đồng báo cáo những việc đã làm trong tuần và những việc làm thể hiện giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.
– Phụ trách sao tuyên dương các bạn có hành vi tốt đồng thời động viên các bạn làm chưa tốt.
* Bước 3: Triển khai chủ điểm”Yêu Sao, yêu Đội”
– PTS: Hôm nay, chị sẽ giới thiệu cho các em một chủ điểm mới. Đó là chủ điểm “Yêu Sao nhi đồng và Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh”. Thông qua chủ điểm này các em sẽ hiểu rõ hơn về Sao nhi đồng và Đội TNTPHCM.
Sau đây chị và các em sẽ cùng tìm hiểu chủ điểm nhé!
Các em hãy lắng nghe và trả lời một số câu hỏi của chị:
– Sao của em mang tên gì?
(Nhi đồng trả lời)
– Hãy cho chị biết tại sao Sao của em mang tên đó?
(Nhi đồng trả lời.)
– Sao của em gồm bao nhiêu bạn? Em hãy kể tên các bạn trong Sao của em.
(Nhi đồng trả lời.)
– Như vậy mỗi sao có một tên gọi như: ……,…Mỗi sao có từ 5-10 bạn và có một Phụ trách Sao
– Em nào biết chị phụ trách Sao tên gì?
(Nhi đồng trả lời.)
– Em nào có thể nhắc lại lời hứa Nhi đồng cho chị và các bạn trong Sao cùng nghe?
Nhi đồng nhắc lại:
“Vâng lời Bác Hồ dạy
Em xin hứa sẵn sàng
Là con ngoan trò giỏi
Cháu Bác Hồ kính yêu”
Cho nhi đồng hát một bài hát: “Sao vui của em”.
– PTS: Tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về Đội TNTP Hồ Chí Minh, phụ tránh Sao giới thiệu sơ lược về Đội:
” Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh thành lập ngày 15/05/1941 tại thôn Nà Mạ, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Anh Kim Đồng là người đội viên đầu tiên của Đội ta. Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền người dân tộc Nùng”
Phụ trách Sao hỏi một vài câu hỏi:
– Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh thàng lập vào ngày tháng năm nào?
(Nhi đồng trả lời: Ngày 15/05/1941)
– Người đội viên đầu tiên của Đội là ai?
(Nhi đồng trả lời: là anh Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền).
– Phụ trách Sao hướng dẫn một số động tác nghi thức: chào cờ, quay trái, quay phải.
+ Chào cờ: bằng tay phải về phía trước trên giữa vầng trán, bàn tay hơi khép.
+ Động tác quay bên trái: hai tay áp sát vào đùi, dùng gót chân trái làm trụ và mũi chân phải quay người về bên trái.
+ Động tác quay bên phải: hay tay áp sát vào đùi, dùng gót chân phải làm trụ và mũi chân trái quay người về bên phải.
+ Cho Nhi đồng hát bài: “Nhanh bước nhanh nhi đồng”.
* Bước 4: Nhận xét buổi sinh hoạt
– PTS: Qua buổi sinh hoạt này, chị nhận thấy các em hoạt động rất tích cực, chú ý lắng nghe và thuộc bài. Chị khen các em!
* Bước 5: Đọc lời hứa Nhi đồng
– PTS: Trước khi ra về chúng ta cùng đọc lời hứa nhi đồng nào!
Vâng lời Bác hồ dạy
Em xin hứa sẵn sàng
Là con ngoan trò giỏi
Cháu Bác hồ kính yêu!
– PTS: Buổi sinh hoạt của chị em mình hôm nay đến đây là hết rồi! Chị chào các em!
– NĐ: Chúng em chào chị ạ!
Tháng 1 + 2: Chủ đề Mừng Đảng, mừng xuân
* Bước 1: Ổn định tổ chức
PTS: Tập trung toàn Sao, hát tập thể bài hát “Mùa xuân tình bạn”
* Bước 2: PTS Kiểm tra vệ sinh, kiểm tra thi đua
– Khen, nhắc nhở.
* Bước 3: Thực hiện chủ điểm: “Mừng Đảng, mừng xuân”
– Giới thiệu chủ điểm
PTS: Em nào cho biết, trong tháng 2 (dương lịch) và tháng 1 (Âm lịch) có ngày gì?
NĐ: Ngày Tết Nguyên đán.
PTS: Tết Nguyên đán thật vui, đúng không các em? Và trong tháng 2 còn có ngày lễ Kỷ niệm nào nữa?
NĐ; trả lời
PTS: Các em ạ! Ngày 2/3/1930 Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh được thành lập và đã trải qua 11 kì Đại hội.
PTS: Em có biết, Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay là ai không?
NĐ: Bác Nguyễn Phú Trọng
PTS: Bây giờ chị em mình sẽ cùng nhau thi hát: Mừng Đảng, mừng xuân nhé! Bạn nào xung phong hát trước?
NĐ: Lần lượt hát những bài hát ca ngợi quê hương đất nước, Đảng, Bác Hồ.
PTS: Các em ạ! Để ghi nhớ những ngày kỷ niệm lớn của đất nước, bây giờ cả sao chúng mình cùng chơi trò chơi: Đi tìm những ngày lễ lớn trong năm.
PTS: – Ngày 3/2 /1930 là ngày nào? (Ngày thành lập Đảng)
– Ngày giải phóng miền Nam là ngày nào? (30/4/1975)
– Ngày 19/5/1890 là ngày gì? (Ngày sinh nhật Bác)
– Ngày quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ngày nào? (2/9/1945)
– Ngày 22/12/1944 là ngày nào? (Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
* Bước 4: Nhận xét sinh hoạt Sao- dặn dò:
PTS: Vừa rồi chúng mình vừa sinh hoạt với chủ điểm: “Mừng Đảng, mừng Xuân”. Về nhà các em hãy sưu tầm những bài hát về Đảng, về Bác Hồ nhé!
* Bước 5: Đọc lời hứa Nhi đồng
– PTS: Trước khi ra về chúng ta cùng đọc lời hứa nhi đồng nào!
Vâng lời Bác hồ dạy
Em xin hứa sẵn sàng
Là con ngoan trò giỏi
Cháu Bác hồ kính yêu!
– PTS: Buổi sinh hoạt của chị em mình hôm nay đến đây là hết rồi! Chị chào các em!
– NĐ: Chúng em chào chị ạ!
Tháng 3: Chủ đề “Con ngoan hiếu thảo”
* Bước 1: Ổn định tổ chức
PTS: – Các em hãy tập hợp sao theo vòng tròn.
NĐ: – Điểm danh, trưởng sao báo cáo số nhi đồng có mặt, lý do vắng mặt (nếu có)
– PTS: cho các em hát bài hát truyền thống đọc lời hứa của nhi đồng.
* Bước 2: Kiểm tra thi đua, kiểm tra vệ sinh
– PTS: Bây giờ từng em nhi đồng sẽ tự kể về việc làm tốt hoặc chưa tốt theo yêu cầu của chủ điểm sinh hoạt sao lần trước ( về học tập, kỷ luật, trật tự, lễ phép, vệ sinh, giúp đỡ cha mẹ,..)
NĐ: – Tập thể sao hoan hô các bạn làm tốt
– PTS: động viên các em chưa làm tốt, khen thưởng các em xuất sắc và ghi vào sổ theo dõi việc làm tốt của sao.
* Bước 3: Sinh hoạt theo chủ điểm
+ Chơi trò chơi: Tổ chức cho các em chơi trò chơi “Xin mời”
PTS: Trò chơi như sau
Khi nào chị nói có chữ mời thì các em mới thực hiện, nếu không có chữ mời thì các em không thực hiện nhé. Em nào sai sẽ bị phạt nhảy lò cò
NĐ: Vâng ạ
PTS: Chị mời các em đứng dậy; chị mời các em giơ tay phải lên; giơ tay trái lên…
NĐ: Phát hiện bạn nào chị không mời mà vẫn thực hiện để phạt nhảy lò cò
PTS:- Hôm nay, anh (chị) nhận thấy là các em tham gia trò chơi rất tích cực, sôi nổi và nhiệt tình. Vì vậy, bây giờ anh (chị) sẽ tặng cho các em một bài thơ được mang tên “Thương ông”.
Ông bị đau chân
Nó sưng nó tấy
Đi phải chống gậy
Khập khiễng khập khà
Bước lên thềm nhà
Nhấc chân quá khó
Thấy ông nhăn nhó
Việt chơi ngoài sân
Lon ton lại gần
Âu yếm nhanh nhảu
Ông vịn vai cháu
Cháu đỡ ông lên
Ông bước lên thềm
Trong lòng sung sướng
Quẳng gậy cúi xuống
Quên cả đớn đau
Ôm cháu xoa đầu
Hoan hô thằng bé
Bé thế mà khỏe
Vì nó thương ông
PTS:- Qua bài thơ “ Thương ông” mà chị vừa đọc cho các em nghe, các em thấy bạn nhỏ trong bài thơ đã giúp đỡ ông của mình bằng việc đơn giản là đỡ ông bước lên thềm nhà. Là người con ngoan trong gia đình các em phải biết hiếu thảo, quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ. Vậy hôm nay chúng ta sẽ sinh hoạt với chủ điểm “con ngoan, hiếu thảo”.NĐ: Vỗ tay
PTS: Các em biết không là những người con ngoan trong gia đình thì ngoài việc biết quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ ông bà, cha mẹ thì chúng ta còn phải biết được họ tên, nghề nghiệp của ba mẹ và địa chỉ của nhà mình. Thông qua buổi sinh hoạt hôm nay các em sẽ biết được tầm quan trọng của việc này.
PTS: Bây giờ, để giúp chúng ta hiểu nhau hơn chúng ta sẽ cùng nghe sự chia sẽ của một số bạn về bản thân và gia đình mình theo gợi ý sau:
PTS:- Em tên gì?, Em sinh ngày mấy?, Ba mẹ em tên gì ? Nghề nghiệp của ba mẹ, địa chỉ nhà em ở đâu?
NĐ: (Nhi đồng trả lời – phụ trách sao nhận xét)
PTS:- Ở nhà, em thường giúp đỡ gia đình của mình bằng những việc làm gì?
NĐ: (Nhi đồng trả lời – Phụ trách sao nhận xét)
PTS:- Em cảm thấy như thế nào khi thực hiện được những việc làm giúp đỡ gia đình?
NĐ: (Nhi đồng trả lời – Phụ trách sao nhận xét)
PTS:- Bây giờ anh ( chị) có một tình huống sau:
” Một hôm, Lan đi chơi với bạn về đến nhà trông thấy bà Lan không chào. Bà hỏi: “Con đi đâu về vậy?” Lan không trả lời. Qua tình huống trên em có suy nghĩ gì về hành động của Lan ?
NĐ: (Nhi đồng trả lời – Phụ trách sao nhận xét)
* Bước 4: Nhận xét buổi sinh hoạt
+ Củng cố:
PTS:- Hôm nay, sao chúng ta vừa sinh hoạt chủ điểm gì?
NĐ:(Chủ điểm “Con ngoan, hiếu thảo”)
PTS:- Hướng tới chủ điểm này chúng ta cần phải biết gì và làm gì?
NĐ:(Chúng ta cần phải biết họ tên, nghề nghiệp của ba mẹ và địa chỉ gia đình mình, chúng ta cần phải hiếu thảo, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ ông bà, cha mẹ)
PTS: – Phụ trách sao nhận xét buổi sinh hoạt: anh ( chị) nhận thấy buổi sinh hoạt hôm nay các em rất ngoan, luôn chú ý lắng nghe và làm theo sự hướng dẫn của anh ( chị), anh (chị) rất vui. Qua đây anh (chị) tuyên dương tất cả các em. Anh (chị) mong rằng các em sẽ tiếp tục phát huy tinh thần nhiệt tình như hôm nay trong những buổi sinh hoạt tiếp theo.
+ Dặn dò
PTS: – Các em về nhà phụ giúp gia đình bằng những việc làm vừa sức để trở thành con ngoan như: quét nhà, xếp quần áo, rửa bát,…
PTS: – Phụ trách sao cho các em đọc lời hứa của nhi đồng.
PTS: – Dặn dò chuẩn bị cho lần sinh hoạt sau: sinh hoạt theo chủ điểm “Những vị anh hùng tuổi thiếu niên”.
NĐ: – Hát bài hát “Đi học về”, “con cò bé bé” để kết thúc.
Tháng 4: Chủ đề Các vị anh hùng tuổi thanh niên
Bước 1. Ổn định tổ chức:
Nhi đồng và phụ trách Sao ngồi thành vòng tròn:
– PTS: Chị chào các em!
Nhi đồng: Chúng em chào chị ạ ! ( Nhi đồng khoanh tay chào)
– PTS: Chị rất vui vì hôm nay chị em mình lại được gặp nhau qua một tiết sinh hoạt Sao. Trước khi vào nội dung chính của buổi sinh hoạt Chị mời…..trưởng sao kiểm tra sĩ số xem các bạn trong sao có đi đủ không nào
Nhi đồng: Em thưa chị, Sao Dũng cảm của chúng em hôm nay có mặt đầy đủ.
– PTS: Bây giờ chị mời các em hãy cùng hát vang bài ca nhi đồng và đọc lời hứa nhi đồng nhé!
Nhanh bước nhanh nhi đồng theo cờ đỏ sao vàng
Kìa lời gió ngàn, kìa lời sông núi
Nhắc nhở em rằng tuy mình đang còn thơ ấu
Những chúng em kết đoàn, chăm học, chăm làm cho ngoan
Tập tành sao, thân hình em được nở nang
Trở nên bao người lao động vinh quang
Em kính yêu, vâng lời, nhớ ơn Bác Hồ
Yêu hòa bình, yêu nước Việt Nam
– Lời hứa Nhi đồng:
Vâng lời Bác Hồ dạy
Em xin hứa sẵn sàng
Là con ngoan trò giỏi
Cháu Bác Hồ kính yêu
* Hát một bài hát tập thể: Lớp chúng ta đoàn kết
– PTS: Và bây giờ chị em mình lại tiếp tục hát một bài hát tập thể nữa nhé
Lớp chúng mình…rất rất vui..
– PTS: Và bây giờ chị rất muốn biết các bạn trong Sao Dũng cảm trong tuần qua đã làm được những việc gì nào?
Nhi đồng: Nhi đồng trả lời ( PTS ghi nhưng vào sổ PTS)
PTS:Toàn sao hoan hô khen bạn
– PTS: Như vậy là trong tuần qua các em không những chăm ngoan, học giỏi mà còn làm được nhiều việc tốt và ý nghĩa. Đặc biệt là bạn các bạn………………………..Chị khen toàn sao chúng mình (vỗ tay)
PTS: Bây giờ chị muốn các em ngồi thật trật tự và lắng nghe chị đọc thơ nhé!
Võ Thị Sáu
Người con gái trẻ măng
Giặc đem ra bãi bắn
Đi giữa hai hàng lính
Vẫn ung dung mỉm cười
– Các em có biết trong những câu thơ chị vừa đọc, có nhắc đến nhân vật nào?
– NĐ: thưa chị, trong những câu thơ chị vừa đọc có nhắc đến chị Võ Thị Sáu
– PTS: Các em ạ, chị Võ Thị Sáu là một trong những anh hùng tham gia cách mạng rất sớm và hy sinh khi còn ở tuổi thiếu niên. Bên cạnh chị Võ Thị Sáu còn có rất nhiều các anh hùng nhỏ tuổi khác nữa. Chúng ta được sống một cuộc sống yên bình, hạnh phúc, được vui chơi và học tập như ngày hôm nay cũng là nhờ sự hy sinh anh dũng, quên mình của các anh, các chị. Đó cũng chính là lí do chị chọn chủ điểm ” Giáo dục truyền thống về các anh hùng tuổi thiếu niên” để chị em mình cùng sinh hoạt trong buổi hôm nay.
* Võ Thị Sáu
PTS:- Em có biết chị Võ Thị Sáu sinh vào năm nào không? (1933)
– Quê của chị ở đâu? (Quê: Bà Rịa – Vũng Tàu)
– Chị tham gia cách mạng năm bao nhiêu tuổi? (12 tuổi)
– Em có biết chị sáu bị bắt năm bao nhiêu tuổi và trong trường hợp nào không? NĐ: (Bị bắt năm 17 tuổi khi đang tham gia hoạt động cách mạng trên chính quê hương mình)
PTS:- Chị Sáu hy sinh vào ngày, tháng, năm nào nhỉ? (Hy sinh 23-01-1952)
Phụ trách sao chốt: Các em của chị rất giỏi
PTS: Các em ạ! Chị Võ Thị Sáu tên thật là Nguyễn Thị Sáu, sinh năm 1933, tại một vùng quê giàu truyền thống cách mạng, Năm 12 tuổi, chị đã được anh trai giác ngộ cách mạng, chính mắt chị cũng đã chứng kiến cảnh giặc pháp và bọn Việt gian hà hiếp, giết chóc đồng bào, tàn sát quê hương mình. Vì vậy, chị sớm biết căm thù giặc. Năm 14 tuổi, chị tham gia kháng chiến và bị địch bắt khi chưa tròn 17 tuổi . Ngày 23 tháng 1 năm 1952 chúng quyết định thi hành bản án, bắn chết chị sau hai ngày đưa chị ra Côn Đảo
Chị Sáu đã hy sinh nhưng đã để lại trong lòng người dân Côn đảo nói riêng và người dân Việt Nam nói chung lòng ngưỡng mộ một vị anh hùng nhỏ tuổi, hồn nhiên, gan dạ, dũng cảm, giám đối đầu với kẻ thù, không chịu khuất phục trước những thế lực phản động của bè lũ cướp nước và bán nước.
* Kim Đồng
PTS:- Tên thật của anh Kim Đồng là gì? (Tên thật là Nông văn Dền)
– Các em có biết anh Kim Đồng sinh vào năm nào không? (Sinh năm 1929)
– Em nào biết quê hương của anh kim Đồng ở đâu, nói cho chị và các bạn nghe nào? (tại Thôn Nà Mạ- xã Trường Hà, huyện Hà Quảng- tỉnh Cao Bằng)
– Anh Kim Đồng là người dân tộc nào? (Dân tộc Nùng)
– Anh tham gia kháng chiến khi nào nhỉ? (Tham gia kháng chiến khi còn rất nhỏ)
– Các em có biết anh Kim Đồng mất vào năm nào? Khi đó anh bao nhiêu tuổi? (Mất 1943 ( 14 tuổi))
PTS: Các em ạ! Anh Kim đồng tên thật là Nông văn Dền là người dân tộc Nùng quê ở Thôn Nà Mạ- xã Trường Hà, huyện Hà Quảng- tỉnh Cao Bằng. sinh trưởng trong chiếc nôi cách mạng nên ngay từ nhỏ anh kim Đồng đã sớm giác ngộ cách mạng, anh đã vận động các bạn nhỏ cùng lứa tuổi trong bản làm nhiệm vụ liên lạc. anh đã hy sinh khi đang làm nhiệm vụ canh gác bảo vệ cuộc họp bí mật của trung ương Đảng
Anh kim Đồng đã anh dũng hy sinh khi ở tuổi 14 và đã trở thành tấm gương sáng chói cho thế hệ thanh thiếu niên noi theo
PTS: Và sau đây, chị em mình lại tiếp tục tìm hiểu và một vị anh hùng nhỏ tuổi nữa, đó là anh Nguyễn Bá Ngọc
– Các em có biết anh Nguyễn Bá Ngọc sinh năm nào và ở đâu không? : Sinh năm: 1952- Quảng Xương- Thanh Hóa
– Anh Nguyễn Bá Ngọc hy sinh vào năm nào? Lúc đó anh bao nhiêu tuổi? ( anh hy sinh năm 1965 lúc 13 tuổi)
(Khi người lớn ra đồng làm việc, chỉ có những em nhỏ ở nhà. Lúc này giặc Mỹ đến ném bom ồ ạt. Vì cứu hai em nhỏ nhà hàng xóm nên anh Nguyễn Bá Ngọc đã bị một viên bom bi bắn vào lưng, vì vết thương quá nặng nên anh đã hy sinh)
Các em ạ! Để chúng ta có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, yên bình như ngày hôm nay, cả dân tộc ta đã phải đổ biết bao xương máu trong đó có rất nhiều những anh hùng nhỏ tuổi. bên cạnh chị Võ Thị Sáu, anh Kim Đồng, anh Nguyễn Bá Ngọc còn rất nhiều tấm gương anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh khi tuổi đời còn rất nhỏ như các anh… Lê Văn Tám, Cơ pa cơ lơng, Dương Văn Nội, Nguyễn Đăng Lành và còn nhiều các vị anh hùng khác nữa…
Tên của các anh, các chị đã được lưu vào sử sách, trong những câu chuyện, những áng thơ và cả trong những giai điệu ngọt ngào, hùng tráng.
Để tỏ lòng biết ơn các anh hùng đã hy sinh cho nền độc lập dân tộc, chị em mình sẽ cùng nhau nguyện ra sức học tập, rèn luyện, phấn đấu để sau này trở thành những người có ích cho quê hương đất nước, tiếp bước cha anh xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, các em có đồng ý không?
Giờ sinh hoạt sao của chị em mình đến đây là hết rồi. Hẹn gặp lại các em vào giờ sinh hoạt lần sau nhé!
Chị chào các em
NĐ: Chúng em chào chị ạ
Tháng 5: Chủ đề Kính yêu Bác Hồ
* Bước 1: ổn định tổ chức
– PTS: Hôm nay Sao mình có vắng ai không?
– Sao trưởng: Thưa chị, hôm nay Sao mình đến đủ a!
– PTS: Các em thân mến! Trước khi buổi sinh hoạt, chị mời bạn Sao trưởng kiểm tra vệ sinh các bạn trong Sao nào! ( Nhi đồng đưa 2 bàn tay ra phía trước)
– Sao trưởng: Em thưa chị, hôm nay các bạn trong Sao mình sạch sẽ hết a!
* Bước 2: Kiểm tra thi đua
– PTS nói: Chi rất vui khi thấy các em giữ gìn tốt vệ sinh các nhân Trong tuần vừa qua chúng mình đã tích cực thi đua, bây giờ sẽ báo cáo cho chị biết Sao mình đã đạt được bao nhiêu điểm 10,bao nhiêu bạn điểm kém nào!
NĐ: – Thưa chị trong tuần qua Sao Lễ phép của mình có những bạn đạt được……. điểm 10. Cụ thể ………….
– PTS nói: Các em thật là ngoan, Chị khen các em …………….đã đạt nhiều điểm giỏi. Cả Sao mình khen các bạn nào (Vỗ tay)
Tuy nhiên, Chị nhắc nhở em ……………vì chưa cố gắng nhiều trong học tập, còn bị điểm yếu cần cố gắng để đạt kết quả học tập tốt hơn. Chị mong Sao mình ai cũng được nhiều điểm 10 để thầy cô giáo và cha mẹ chúng ta vui mừng. Các em có đồng ý không?
NĐ: – Cả sao đồng thanh: Có ạ…!
Bước 3: Thực hiện chủ điểm
* PTS nói: Các em biết không, ngày xưa ông cha ta đã có câu: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, thật vậy lời nói của chúng ta hàng ngày quí giá biết bao, nói với bạn, nói với thầy cô, nói với biết bao nhiêu người khác nữa. Nói như thế nào để thầy cô giáo vui? Nói như thế nào để bạn không giận? Đó chính là cả một giá trị tinh thần mà ai cũng phải biết, ai cũng phải học.
Hôm nay, chị cùng các em sẽ sinh hoạt một chủ đề mới, đó là” cử chỉ đẹp, nói lời hay ” Các em có thuộc bài hát ” Chim vành khuyên”không? Bây giờ chị sẽ bắt nhịp , chúng ta cùng hát to bài hát này nhé.
NĐ: (Cả sao hát…)
– PTS hỏi: Chim vành khuyên trong bài hát là một chú chim rất đáng yêu, Vậy điều gì làm cho chú đáng yêu như vậy? (hỏi 1 em)
– NĐ trả lời: Em thưa chị! Chim vành khuyên tuy bé nhưng biết chào hỏi lễ phép: Gặp bác Chào mào thì chào Bác, …
– PTS hỏi: Thế các em có thường chào hỏi thầy cô giáo, chào hỏi người lớn tuổi không?
– NĐ đồng thanh trả lời: Có ạ!
– PTS nói: Các em ạ! Khi chào hỏi, các em phải căn cứ vào tuổi để chào, đáng tuổi Bác thì chào Bác, đáng tuổi chị thì chào chị…giống như là chú chim Vành khuyên mà các em vừa hát đó.
Bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu phần thứ nhất có tên gọi “ai nhanh hơn”(hình thức hái hoa trả lời câu hỏi,em nào trả lời đúng được hoan hô,sai các bạn bổ sung, nếu bổ sung sai thì chị PTS đưa ra đáp án
Câu hỏi hái hoa
PTS: 1. Em giải quyết tình huống sau: thầy Hiệu trưởng đang đi giữa sân trường cùng với người khách lạ, vậy chúng ta sẽ chào ai?
NĐ: Trong trường hợp đó chúng ta phải chào cả cô hiệu trưởng và người khách, tuỳ theo tuổi để chào.
PTS nhận xét: Em trả lời rất đúng. Cả sao chúng ta cùng khen bạn đi nào
PTS : 2. Khi chào hỏi người lớn tuổi thì thái độ của mình phải như thế nào?
NĐ: đứng nghiêm,khoanh tay,nhìn thẳng người chào không vừa đi vừa chào, không vừa ăn vừa chào, như vậy là không nghiêm túc
PTS nhận xét: Em trả lời rất đúng. Cả sao chúng ta cùng khen bạn đi nào. ( Vỗ tay)
PTS: 3. Trong giờ chào cờ, khi thầy Tổng phụ trách đang nhận xét thi đua, ở dưới có một số bạn nói chuyện và cười to, hành động đó đúng hay sai? vì sao?
NĐ: Hành động đó là sai vì không giữ trật tự khi sinh hoạt tập thể.
– PTS nhận xét: Em trả lời rất đúng. Cả sao chúng ta cùng khen bạn đi nào.( Vỗ tay)
PTS: 4. Theo em xưng hô với bạn thì phải như thế nào?
– NĐ1 trả lời: Em thưa chị, phải xưng hô là Tớ, mình, cậu… cò gọi là bạn –
– NĐ2 trả lời: Em thưa chị, còn xưng hô là tao, gọi mày nữa ạ!
– PTS nhận xét: Bạn ……….nói xưng hô như thế là chưa văn minh lịch sự, còn bạn………..nói xưng hô như vậy mới là văn minh lịch sự đấy. Cả sao chúng ta khen bạn nào.( Vỗ tay)
PTS:5. Có người hỏi đường ,hỏi nhà em phải làm gì?
NĐ: (Vui vẻ chỉ dẫn,trả lời lễ phép rõ ràng)
– PTS: tiếp theo ta cùng xem ai nhanh hơn nhé.Chị đưa ra câu đố em nào trả lời đúng và nhanh sẽ được biểu dương nhé
– PTS: + CÂU ĐỐ 1: Nếu em mắc lỗi Thì có từ nào Ý nghĩa biết bao muốn em nói thử
NĐ: (Là từ Xin lỗi)
– PTS nhận xét: Em trả lời rất đúng. Cả sao chúng ta cùng khen bạn đi nào. (Vỗ tay)
– PTS: + CÂU ĐỐ 2: Khi em té ngã Có người giúp đỡ Em thử nói xem Từ nào thích hợp?
NĐ: ( Là từ Cảm ơn)
– PTS nhận xét: Em trả lời rất đúng. Cả sao chúng ta cùng khen bạn đi nào. (Vỗ tay)
– PTS: – Để thay đổi không khí mời các em cùng chơi trò chơi “Cử chỉ đẹp” nhé Cách chơi như sau: Tất cả đưa 2 tay trên dưới phía trước ngực . Khi chị hô xe chạy thì các em quay 2 tay vòng nhau, hô đèn xanh-các em quay nhanh,đèn vàng – quay chậm. đèn đỏ-dừng lại. tiếp tục hô nhiều lần từ chậm đến nhanh.
Mục đích trò chơi: này rèn luyện sự phản xạ, khéo léo các em.
Sai phạt: Hát các bài hát về lời chào: (VD: Đi học về, chim vành khuyên, tiếng chào theo em)
Bước 4:Củng cố, dặn dò
– PTS nói: Văn minh lịch sự thật là quan trọng đối với con người, đó là chuẩn mực đánh giá đạo đức con người, muốn trở thành con ngoan trò giỏi thì trước hết các em phải là một người có lễ phép, có văn minh, như thế chị tin rằng tất cả các em đều được mọi người yêu mến.
Trong giờ sinh hoạt Sao hôm nay, chị tuyên dương toàn Sao chúng mình vì các em rất ngoan, sôi nổi, hăng hái phát biểu, bên cạnh đó còn một số bạn chưa ngoan, chị mong rằng giờ sinh hoạt sau các em chú ý và ngoan hơn nhé. Về nhà các em học bài thật tốt để đạt điểm 10 làm vui lòng thầy, cô giáo và cha mẹ. Các em có đồng ý không nào?
– NĐ đồng thanh trả lời: Có ạ!
Bước 5: Đọc lời hứa
– PTS nói: Vậy chúng ta cùng hứa nhé
– NĐ đọc đồng thanh:
Vâng lời Bác Hồ dạy
Em xin hứa sẵn sàng
Là con ngoan trò giỏi
Cháu Bác Hồ kính yếu
– PTS: Buổi sinh hoạt Sao hôm nay đến đây là hết rồi. Hẹn găp lại các em lần sau với chủ đề “BÁC HỒ KÍNH YÊU” . Chị chào các em.
– NĐ đọc đồng thanh : Chúng em chào chị ạ!
Kịch bản sinh hoạt Sao nhi đồng – Mẫu 2
Ttháng 9: Chủ điểm An toàn giao thông
I. Ổn định tổ chức
– Chị chào tất cả các em (……………….) chị mời các em ngồi xuống.
Hôm nay chị em mình cùng sinh hoạt theo chủ điểm tháng 9
Hỏi: em nào cho chị biết trong tháng 9 có các ngày lễ lớn nào? (ngày 2/9 và ngày 5/9)
– Ngày 2/9 và ngày 5/9 là ngày gì? (ngày quốc khánh và ngày khai trường)
– Hỏi: để chào mừng các ngày lễ lớn trong tháng 9 em phải làm gì? (Thi đua học tập tốt, giành nhiều điểm tốt, làm nhiều việc tốt để dâng lên ngày lễ) gọi một vài em nhận xét và nhắc lại) PTS nhận xét: bạn trả lời đúng rồi đấy! chúng ta khen bạn nào.
Các em ạ! Ngoài những ngày kỷ niệm lớn đó tháng 9 còn là tháng: An toàn giao thông. Các em ạ tai nạn giao thông đã cướp đi bao nhiêu người vô tội. Để hiểu thêm về luật an toàn giao thông khi đi ra đường sao cho an toàn thì hôm nay chị em mình cùng nhau tìm hiểu qua tiết sinh hoạt theo chủ điểm: An toàn giao thông các em nhé. (2 em nhắc lại)
– Các em có biết tại sao Hội đồng đội Trung ương lại chọn chủ điểm tháng 9 là: An toàn giao thông không? Vì HĐĐTW muốn nhắc nhở chúng ta phải biết chấp hành nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông; biết cách bảo tự bảo vệ mình và mọi người tránh xảy ra những tai nạn đáng tiếc:
– Hỏi: để hướng tới chủ điểm: “An toàn giao thông ” các em phải làm gì? (Biết chấp hành nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông; không đi hàng đôi hàng ba, không tụ tập trước cổng trường, nơi công cộng trước và sau khi tan học ; không lạng lách, đánh võng. Khi ngồi sau xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm; không chăn thả vật nuôi, những vật cản trên đường. Chú ý an toàn trên sông nước, không tắm sông, chơi ở bờ sông khi không có người lớn đi cùng; qua sông phải mặc áo phao chống đuối nước…
Vậy để hướng tới chủ điểm: “An toàn giao thông” hôm nay chị sẽ tập cho các em bài hát: Đường em đi
(PTS hát mẫu – phát bài cho học sinh – cho các sao đọc lời ca – PTS tập từng câu cho các em – các nhóm hát thi – cá nhân hát).
Đường em đi là đường bên phải
Đường ngược lại là đường bên trái
Đường bên trái thì em không đi (2 lần)
Đường bên phải là đường em đi-một hai một-một hai một.
– Hỏi: qua bài hát em thấy theo quy định thì người đi bộ phải tuân theo điều gì?
– Đi phía bên phải – Đi sát lề đường – hoặc trên vỉa hè – Không đi hàng 3 hàng 4 – Không chạy nhảy nô đùa trên đường.
PTS hướng dẫn trò chơi đọc theo bài thơ:
Dung dăng dung dẻ-Vui vẻ đi chơi. Đèn xanh báo rồi, bạn ơi đi mau
Dung dăng dung dẻ-Vui vẻ đi chơi. Đèn vàng báo rồi, bạn ơi chậm lại
Dung dăng dung dẻ-Vui vẻ đi chơi. Đèn đỏ báo rồi, bạn ơi dừng lại
Các em cùng chạy nối đuôi nhau thành vòng tròn,hai tay đặt lên vai người trước vừa đọc vừa làm theo lời bài thơ
Hỏi: các em vừa được sinh hoạt sao theo chủ điểm nào? để hướng tới chủ điểm em phải làm gì?(sao trả lời các em khác bổ sung, PTS nhận xét).
PTS nhận xét buổi sinh hoạt: Chị thấy giờ sinh hoạt hôm nay các em rất ngoan. chị khen các em! Về nhà nhớ học thuộc bài và làm bài đầy đủ, giúp đỡ bố mẹ những công việc vừa sức. Ra đường nhớ chấp hành nghiêm túc luật an toàn giao thông. Đến trường phải biết đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, biết vệ sinh trường lớp sạch sẽ, hăng say phát biểu xây dựng bài, lắng nghe cô giáo giảng bài các em nhớ chưa nào?
– Giờ sinh hoạt của chúng ta đến đây đã hết rồi…
– Chị chào các em! (Chúng em chào chị ạ)
– Mời các em nghỉ!
Tháng 10: Chủ điểm Yêu sao yêu đội TNTP
I. Ổn định tổ chức
– Chị chào tất cả các em (……………….) chị mời các em ngồi xuống
Hôm nay chị em mình cùng sinh hoạt theo chủ điểm tháng 10
Em nào cho chị biết trong tháng 10 có các ngày lễ lớn nào? (ngày 15/10 ngày Bác Hồ gửi thư cho học sinh, ngày vì bạn tôi; ngày 20/10 là ngày phụ nữ Việt Nam, ngày 31/10 chiến thắng Truông Bồn)
Vậy để chào mừng các ngày lớn đó các em phải làm gì nào?
(Học giỏi, chăm ngoan, vâng lời ông bà, bố mẹ….)
*Đúng rồi đấy các em ạ để chào mừng các ngày lễ lớn đó chúng ta phải học giỏi, chăm ngoan, làm nhiều việc tốt, giành nhiều bông hoa điểm tốt để dâng tặng bà, mẹ và cô giáo của mình.
Các em ạ hôm nay chị em mình cùng sinh hoạt theo chủ điểm tháng 10 đó là chủ điểm: “Yêu sao – yêu đội TNTP Hồ Chí Minh”.
*Chị mời em nhắc lại chủ điểm cho chị nào?
Vậy ai có thể cho chị biết vì sao HĐĐ TW lại chọn chủ điểm tháng 10 là Yêu sao – yêu đội TNTP Hồ Chí Minh không?
(Vì thông qua chủ điểm giúp các em hiểu biết sâu hơn về lịch sử của đội ta và các gương anh hùng nhỏ tuổi đã hi sinh vì nền độc lập của Tổ Quốc.
* Đúng rồi đấy các em ạ để ôn lại truyền thống vẻ vang của đội ta và để ghi nhớ công ơn của các anh hùng nhỏ tuổi đã hi sinh để giành lại độc lập cho Tổ quốc vì thế mà HĐĐ TW đã chọn chủ điểm tháng 10 là Yêu sao – yêu đội TNTP Hồ Chí Minh
Vậy ai có thể cho chị biết đội ta thành lập vào ngày tháng năm nào?
(15/5/1941 tại thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng)
* Ngày đầu thành lập tổ chức đội có mấy đội viên? (5 đội viên)
* Vậy ai là đội trưởng đầu tiên của đội ta? (Kim Đồng)
* Ai có thể kể cho chị và các bạn trong sao được biết một số gương anh hùng nhỏ tuổi?
(Chị Võ Thị Sáu, Lý tự Trọng, Lê Văn Tám….)
* Đúng rồi đấy các em ạ đội ta thành lập ngày 15/5/1941, và anh Kim Đồng làm đội trưởng. Và có nhiều gương anh hùng nhỏ tuổi đã hi sinh vì nền độc lập của tổ quốc đấy các em ạ. Để ghi nhớ công ơn của các anh hùng nhiều nhà văn, nhà thơ đã viết nên những bài thơ, bài hát ca ngợi tấm gương của các anh. Buổi sinh hoạt hôm nay chị sẽ tập cho các em bài hát: Hành khúc đội TNTP Hồ Chí Minh.
Bây giờ chị sẽ hát mẫu cho các em nghe nhé.
Các em thấy bài hát này có hay không nào?
+ Phát bài hát cho các em
+ Trong tay ta ai cũng có bài hát chị em mình cùng đọc lời bài hát nhé
+ Sau đây chị sẽ tập cho các em từng câu nhé. – hát cả bài
* Các em cho chị biết bài hát này nhắc đến anh hùng nhỏ tuổi nào?(Kim Đồng)
Đúng rồi đấy các em ạ bài hát nhắc tới gương anh hùng nhỏ tuổi Kim Đồng anh đã hi sinh trong lúc làm liên lạc. Hôm nay chúng ta được sống trong hòa bình chúng ta phải làm gì để ghi nhớ công lao của anh?
* Chăm học, chăm làm, vâng lời ông bà, bố mẹ, thầy cô giáo để xứng đáng là con ngoan trò giỏi, góp phần xây dựng tổ chức đội ngày càng vững mạnh hơn để xứng đáng với trang sử vàng của đội ta.
– Các em có thích chơi trò chơi không?
– Chị sẽ tổ chức cho các em chơi trò chơi có tên gọi Bắn súng
– Bây giờ chị sẽ nêu cách chơi, luật chơi
Khi chị hô Bắn các em giơ tay phải lên cao, không bắn hạ tay xuống
– Chơi thử
– Chơi thật
Nhận xét: Chị thấy Các em tham gia trò chơi rất tích cực, hào hứng chị tuyên dương toàn sao.
Ai có thể cho chị biết chúng ta vừa sinh hoạt theo chủ điểm gì?
Nhận xét: Chị thấy buổi sinh hoạt hôm nay ai cũng ngoan, vâng lời chị phụ trách chị tuyên dương tất cả các em
Dặn dò: Về nhà các em nhớ hát thuộc bài hát, sưu tầm các bài hát, bài thơ về đội, sao nhi đồng.
Biết giúp đỡ bố mẹ những công việc vừa sức
Đến trường chăm chỉ học tập, vâng lời thầy cô giáo, yêu quý bạn bè
Ra đường nhớ thực hiện tốt luật ATGT
Buổi sinh hoạt đến đây đã hết rồi chị mời toàn sao đứng dậy đọc lời hứa nào?
Chị chào tất cả các em!
Tháng 11: Chủ điểm Kính thầy, yêu bạn
I. Ổn định tổ chức
– Chị chào tất cả các em (……………….) chị mời các em ngồi xuống
Hôm nay chị em mình cùng sinh hoạt theo chủ điểm tháng 11
Em nào cho chị biết tháng 11 này chúng ta có ngày lễ lớn nào? (dạ thưa chị đó là ngày 20/11, ngày nhà giáo Việt Nam ạ!) chị mời em nhận xét – dạ thưa chị bạn trả lời đúng rồi ạ! – À đúng rồi đấy chúng ta khen bạn nào!
Vậy ai cho chị biết, để chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam chúng ta phải làm gì? (Dạ thưa chị để chào mừng ngày… chúng ta phải thi đua học tập thật tốt, giành nhiều điểm 10 nở hoa, làm nhiều việc tốt để dâng tặng các thầy giáo cô giáo)bạn trả lời đúng chưa? (gọi 1 HS nhận xét) PTS khen.
Các em ạ! hôm nay chị em mình cùng sinh hoạt sao theo chủ điểm tháng 11 đó là chủ điểm:” Kính thầy yêu bạn” (2 em nhắc lại)
Vậy các em có biết tại sao Hội đồng đội trung ương lại chọn chủ điểm tháng 11 là: “Kính thầy yêu bạn” không? (Là vì HĐĐTW muốn nhắc nhở các em phải luôn ghi nhớ công lao to lớn của các thầy cô giáo mà phấn đấu học tập rèn luyện để không phụ lòng các thầy cô giáo, biết sống vui vẻ, đoàn kết thương yêu giúp đỡ bạn bè!). Chị mời 2 em nhắc lại chủ điểm nào?
Em nào cho chị biết để hướng tới chủ điểm: Kính thầy yêu bạn em phải làm gì?(Học tập tốt giành nhiều điểm tốt, làm nhiều việc tốt để dâng tặng các thầy cô giáo, biết đoàn kết, giúp đỡ bạn bè……) các em ạ chủ điểm: “Kính thầy yêu bạn” có rất nhiều bài hát nhưng hôm nay chị sẽ tập cho các em bài hát: Cô giáo! bây giờ chị mời các em nghe chị hát mẫu, (chị phát bài hát cho các em) mời các em đọc lời ca nào (sao đọc 1 lần), chị sẽ tập cho các em từng câu. Chị chia sao thành 2 nhóm, chị mời 2 nhóm hát thi, mời 2 em hát cá nhân. (Khen)
Em nào cho chị biết qua bài hát tác giả muốn nhắc nhở chúng ta điều gì? (Cô giáo là người mẹ thứ 2 yêu thương em hết mực nên em phải cố gắng học tập, rèn luyện thật tốt)
Em nào cho chị biết chúng ta vừa được sinh hoạt sao theo chủ điểm nào? (Kính thầy yêu bạn) vậy để hướng tới chủ điểm em phải làm gì? (thi đua giành nhiều điểm 10 nở hoa làm nhiều việc tốt để dâng tặng các thầy cô giáo).
PTS nhận xét buổi sinh hoạt: chị thấy buổi sinh hoạt hôm nay các em rất chú ý, ngoan ngoãn, chị tuyên dương các em. Về nhà nhớ học thuộc bài và làm bài đầy đủ, giúp đỡ gia đình, bạn bè những công việc vừa sức. Ra đường nhớ chấp hành luật an toàn giao thông, đến lớp lắng nghe cô giáo giảng bài, hăng say phát biểu xây dựng bài, tham gia tích cực các hoạt động các em nhớ chưa nào?
– Buổi sinh hoạt của chúng ta đến đây hết rồi, chị mời các em đứng dậy đọc lời hứa.
– Chị chào các em! (chúng em chào chị ạ)
– Chị mời các em nghỉ.
Tháng 12: Chủ điểm Bảo vệ môi trường
I. Ổn định tổ chức
– Chị chào tất cả các em (……………….) chị mời các em ngồi xuống
Hôm nay chị em mình cùng sinh hoạt theo chủ điểm tháng 12
Hỏi: em nào cho chị biết trong tháng 12 có các ngày lẽ lớn nào? (ngày 22/12)
– Ngày 22/12 là ngày gì? (ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt nam)
– Hỏi: để chào mừng các ngày lễ lớn trong tháng 22/12 em phải làm gì? (Thi đua học tập tốt, giành nhiều điểm tốt, làm nhiều việc tốt để dâng lên ngày lễ) gọi một vài em nhận xét và nhắc lại) PTS nhận xét: bạn trả lời đúng rồi đấy! chúng ta khen bạn nào.
Các em ạ! Muốn có một môi trường xanh, sạch, đẹp chúng ta phải làm gì nào?
(Trồng và chăm sóc cây, luôn giữ cho môi trường xanh, sạch, đẹp)
Đúng rồi đấy các em ạ, đó là những việc làm cần thiết để bảo vệ môi trường. Và đó cũng chính là nội dung chủ điểm “Bảo vệ môi trường” chị em mình cùng sinh hoạt hôm nay đấy.
– Các em có biết tại sao Hội đồng đội Trung ương lại chọn chủ điểm tháng 12 là: Bảo vệ môi trường không? Vì HĐĐTƯ muốn nhắc nhở chúng ta phải luôn biết bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp đem lại bầu không khí trong lành cho cuộc sống chúng ta chị mời 2 em nhắc lại chủ điểm tháng 12.
– Hỏi: để hướng tới chủ điểm: “Bảo vệ môi trường”các em phải làm gì? (trồng cây xanh trồng hoa, thường xuyên chăm sóc và bảo vệ cây xanh.
– Biết giữ gìn cảnh quan, môi trường luôn xanh sạch đẹp.
– Biết phân loại rác, bỏ rác đúng nơi quy định, không vứt rác bừa bãi
Vậy để hướng tới chủ điểm: “Bảo vệ môi trường”hôm nay chị sẽ tập cho các em bài hát: Bài ca xanh sạch
(PTS hát mẫu – phát bài cho học sinh – cho các sao đọc lời ca – PTS tập từng câu cho các em – các nhóm hát thi – cá nhân hát).
Loa loa loa loa bạn gần bạn xa lại đây cùng hát chung một bài ca để cho tiếng loa vang bốn phương tám hướng bài ca về nước là vệ sinh môi trường sạch từ trong nhà sạch ra ngoài ngõ sạch đường sạch xóm chúng ta cùng chăm lo nguồn nước sạch trong chảy về khắp mọi nơi, bài ca xanh sạch là tiếng hát mọi người.
Loa loa loa loa
– Hỏi: qua bài hát muốn nhắc nhở chúng ta điều gì (Biết giữ gìn môi trường sạch, đẹp mọi lúc, mọi nơi)
Hỏi: các em vừa được sinh hoạt sao theo chủ điểm nào? để hướng tới chủ điểm em phải làm gì? (sao trả lời các em khác bổ sung, PTS nhận xét).
PTS nhận xét buổi sinh hoạt: Chị thấy giờ sinh hoạt hôm nay các em rất ngoan. chị khen các em! về nhà nhớ học thuộc bài và làm bài đầy đủ, gúp đỡ bố mẹ những công việc vừa sức, biết bảo vệ môi trường, giữ gìn, nhà cửa, trường lớp luôn ngăn nắp, sạch đẹp, hăng say phát biểu xây dựng bài, lắng nghe cô giáo giảng bài đặc biệt là hát thuộc bài hát chị vừa tập và sưu tầm nhiều bài hát, bài thơ, câu chuyện…. các em nhớ chưa nào?
– Giờ sinh hoạt của chúng ta đến đây đã hết rồi chị mời các em đứng dậy đọc lời hứa!
– Chị chào các em! (Chúng em chào chị ạ)
– Mời các em nghỉ!
Tháng 1: Chủ điểm Em yêu tổ quốc Việt Nam
I. Ổn định tổ chức
– Chị chào tất cả các em (……………….) chị mời các em ngồi xuống
Hôm nay chị em mình cùng sinh hoạt theo chủ điểm tháng 1
– Hỏi: em nào cho chị biết hôm nay là tháng mấy?
Em thưa chị hôm nay là tháng 1 ạ.
– Các em ạ tháng 1 là tháng đầu tiên của năm mới các em thêm 1 tuổi mới và cũng là tháng học đầu tiên của học kì 2 vì thế các em phải thi đua nhua chăm ngoan học giỏi, biết dữ gìn bản sắc dân tộc.
-Vậy hôm nay chị em mình sinh hoạt theo chủ điểm tháng 1 “Em yêu tổ quốc Việt Nam”
– Chị mời 1 em nhắc lại nào?
– Các em có biết tại sao Hội đồng đội Trung ương lại chọn chủ điểm tháng 1 là: “Em yêu tổ quốc Việt Nam”? Vì HĐĐTƯ muốn nhắc nhở chúng ta phải biết yêu tổ quốc, yêu đồng bào, biết giữ gìn bản sắc dân tộc qua các việc làm cụ thể như: học tập tốt, lao động tốt, rền luyện thân thể,đoàn kết yêu thương nhau, có ý thức bảo vệ quê hương đất nước.
– PTS nhận xét: bạn trả lời đúng rồi đấy! chúng ta khen bạn nào.
– Hỏi: để hướng tới chủ điểm“Em yêu tổ quốc Việt Nam”các em phải làm gì? (học tập thật giỏi, làm nghìn việc tốt, phải yêu quê hương đất nước, trồng nhiều cây xanh, thi đua dành nhiều điểm tốt
Vậy chị mời 1 em hãy nói rõ nơi ở của mình cho cả sao cùng nghe nào?
Chị gợi ý: xóm… xã… huyện…. tỉnh.
Vậy có ai biết ở địa phương mình có di tích lịch sử nào không?
PTS chốt lại và nêu 1 số danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử địa phương, đất nước.
– Vậy để hướng tới chủ điểm: “Em yêu tổ quốc Việt Nam “hôm nay chị sẽ tập cho các em bài hát: Quê hương tươi đẹp
– (PTS hát mẫu – phát bài cho học sinh – cho các sao đọc lời ca – PTS tập từng câu cho các em – các nhóm hát thi – cá nhân hát).
Quê hương em biết bao tươi đẹp.
Đồng lúa xanh, núi rừng ngàn hàng cây
Khi mùa xuân thắm tươi đan trở về
Ngàn lời ca vui mừng chào đón thiết tha tình quê hương.
– Hỏi: qua bài hát em nào cho chị biết quê hương bạn nhỏ có những cảnh đẹp gì? Đồng lúa xanh, núi rừng, hàng cây, mùa xuân thắm tươi, ngàn lời ca…
– Vậy để quê hương luôn tươi đẹp em phải làm gì? Vệ sinh sạch sẽ, không vứt rác bừa bãi, luôn bảo vệ môi trường, biết bảo tồn các di tích lịch sử….
Nêu 1 số làn điệu dân ca.
Hỏi lại chủ điểm. để hướng tới chủ điểm em phải làm gì? (sao trả lời các em khác bổ sung, PTS nhận xét).
PTS nhận xét buổi sinh hoạt: Chị thấy giờ sinh hoạt hôm nay các em rất ngoan. Chị khen các em! Về nhà nhớ học thuộc bài và làm bài đầy đủ, giúp đỡ bố mẹ những công việc vừa sức. Ra đường nhớ chấp hành nghiêm túc luật an toàn giao thông. Đến trường phải biết đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, biết vệ sinh trường lớp sạch sẽ, hăng say phát biểu xây dựng bài, lắng nghe cô giáo giảng bài, làm nghìn việc tốt, yêu quê hương đất nước, trồng nhiều cây xanh, thi đua dành nhiều điểm 9, 10.
Các em nhớ chưa nào?
– Giờ sinh hoạt của chúng ta đến đây đã hết rồi chị mời các em đứng dậy đọc lời hứa!
– Chị chào các em! (Chúng em chào chị ạ)
– Chị mời các em nghỉ!
Tháng 2: Chủ điểm Vệ sinh an toàn thực phẩm
I. Ổn định tổ chức
– Chị chào tất cả các em (……………….) chị mời các em ngồi xuống
Hôm nay chị em mình cùng sinh hoạt theo chủ điểm tháng 2
Hỏi: em nào cho chị biết trong tháng 2 có các ngày lẽ lớn nào? (ngày 3/2)
– Ngày 3/2 là ngày gì? (ngày thành lập Đảng cộng sản Việt nam)
– Hỏi: Để chào mừng các ngày lễ lớn trong tháng 2 em phải làm gì? (Thi đua học tập tốt, giành nhiều điểm tốt, làm nhiều việc tốt để dâng lên Đảng) gọi một vài em nhận xét và nhắc lại) PTS nhận xét: bạn trả lời đúng rồi đấy! Chúng ta khen bạn nào.
Các em ạ! Muốn đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm thì chúng ta cần phải làm gì?(Phải biết ăn chín, uống sôi, thức ăn được rửa sạch sẽ..)
Đúng rồi đấy các em ạ, đó là những việc làm cần thiết để bảo vệ bản thân mình và mọi người. Và đó cũng chính là nội dung chủ điểm “Vệ sinh an toàn thực phẩm” chị em mình cùng sinh hoạt hôm nay đấy. (2 em nhắc lại)
– Các em có biết tại sao Hội đồng đội Trung ương lại chọn chủ điểm tháng 2 là: Vệ sinh an toàn thực phẩm không? Vì HĐĐTƯ muốn nhắc nhở chúng ta phải luôn biết bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp đem lại bầu không khí trong lành cho cuộc sống chúng ta chị mời 2 em nhắc lại chủ điểm tháng 2.
– Hỏi: để hướng tới chủ điểm: “Vệ sinh an toàn thực phẩm”các em phải làm gì?
Biết giữ vệ sinh cá nhân như: cắt móng tay, thường xuyên giữ cơ thể sạch sẽ; ăn chín, uống sôi…
Biết phân loại rác, bỏ rác đúng nơi quy định, không vứt rác bừa bãi
Vậy để hướng tới chủ điểm: “Vệ sinh an toàn thực phẩm “hôm nay chị sẽ tập cho các em bài hát: Thật đáng chê!
(PTS hát mẫu – phát bài cho học sinh – cho các sao đọc lời ca – PTS tập từng câu cho các em – các nhóm hát thi – cá nhân hát).
– Hỏi: qua bài hát muốn nhắc nhở chúng ta điều gì (Biết thực hiện vệ sinh cá nhân tốt, ăn chín, uống sôi, không ăn quà vặt….)
Hỏi: các em vừa được sinh hoạt sao theo chủ điểm nào? để hướng tới chủ điểm em phải làm gì? (sao trả lời các em khác bổ sung, PTS nhận xét).
PTS nhận xét buổi sinh hoạt: Chị thấy giờ sinh hoạt hôm nay các em rất ngoan. Chị khen các em! Về nhà nhớ học thuộc bài và làm bài đầy đủ, gúp đỡ bố mẹ những công việc vừa sức, biết vệ sinh thân thể luôn sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, thực hiện ăn chín uống sôi, không la cà ăn quà vặt ở các quán xá.., hăng say phát biểu xây dựng bài, lắng nghe cô giáo giảng bài đặc biệt là hát thuộc bài hát chị vừa tập và sưu tầm nhiều bài hát, bài thơ, câu chuyện…. các em nhớ chưa nào?
– Giờ sinh hoạt của chúng ta đến đây đã hết rồi chị mời các em đứng dậy đọc lời hứa!
– Chị chào các em! (Chúng em chào chị ạ)
– Mời các em nghỉ!
Tháng 3: Chủ điểm Văn hóa ứng xử
I. Ổn định tổ chức
– Chị chào tất cả các em (……………….) chị mời các em ngồi xuống
Hôm nay chị em mình cùng sinh hoạt theo chủ điểm tháng 3
Hỏi: em nào cho chị biết trong tháng 3 có các ngày lẽ lớn nào? (ngày 8/3 và ngày 26/3)
– Ngày 8/3 và ngày 26/3 là ngày gì? (ngày quốc tế phụ nữ và ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh)
– Hỏi: để chào mừng các ngày lễ lớn trong tháng em phải làm gì? (Thi đua học tập tốt, giành nhiều lơig khen tốt, làm nhiều việc tốt để dâng lên ngày lễ) gọi một vài em nhận xét và nhắc lại) PTS nhận xét: bạn trả lời đúng rồi đấy! chúng ta khen bạn nào.
PTS hỏi: Hãy cho (chị) biết:
Câu 1: Lúc ở nhà khi đến bữa ăn cơm em sẽ nói như thế nào để có cử chỉ đẹp?
NĐ trả lời: Ăn cơm phải mời ông bà, bố mẹ và những người lớn tuổi
PTS hỏi: Khi đến lớp và khi đi học về chúng ta phải nói như thế nào?
NĐ trả lời: Đến lớp phải biết chào thầy cô giáo, về nhà phải biết chào ông bà, bố mẹ và những người lớn tuổi.
Câu 2: Khi bạn gặp khó khăn chúng ta phải làm gì để có cử chỉ đẹp?
NĐ trả lời: Phải biết giúp đỡ bạn
PTS hỏi: Khi được người khác giúp đỡ mình hoặc cho cái gì chúng ta sẽ nói gì?
NĐ trả lời: Chúng ta phải cảm ơn.
PTS hỏi: Khi mắc lỗi với ai đó thì chúng ta nên nói thế nào để tỏ ra lịch sự?
NĐ trả lời: Khi mắc lỗi phải biết xin lỗi
PTS hỏi: Trong giờ ra chơi, chúng ta chơi như thế nào để không bị mắc lỗi?
NĐ trả lời: Khi chơi phải chú ý không chạy nhảy xô đẩy bạn, không đánh nhau, không chơi ở khu vực cấm.
Đó cũng chính là nội dung chủ điểm “văn hóa ứng xử” mà chị em mình cùng sinh hoạt hôm nay đấy”
– Các em có biết tại sao Hội đồng đội Trung ương lại chọn chủ điểm tháng 3 là: văn hóa ứng xử không? Vì HĐĐTƯ muốn nhắc nhở chúng ta phải cư xử như thế nào để thể hiện con người văn minh lịch sự
Hỏi: để hướng tới chủ điểm:”văn hóa ứng xử”các em phải làm gì?
Phải biết chăm ngoan học giỏi, biết kính trên, nhường dưới, lễ phép chào hỏi, biết nói lời cảm ơn và xin lỗi, tu dưỡng đạo đức rèn luyện bản thân, sống chan hòa với mọi người xung quanh mình.
PTS nói: Bây giờ anh (chị) ra câu đố về “Từ”cả sao cùng lắng nghe và trả lời cho đúng các từ nhé!
Nếu em mắc lỗi, Thì có từ nào
ý nghĩa biết bao, muốn em nói thử
NĐ trả lời: Từ xin lỗi
PTS nói: Chúng mình cùng nghe tiếp câu đó sau:
Nếu em té ngã, Có người giúp em
Em thử nói xem, từ nào thích hợp
NĐ trả lời: Từ cảm ơn
PTS nói: Qua phần thi câu đố vừa rồi các em đã có cử chỉ đẹp – lời nói hay rồi đấy. (chị) tuyên dương toàn sao chúng mình. Sau đây Anh (chị) sẽ dạy sao chúng mình bài hát: “Con chim vành khuyên”. Lời bài hát như sau: Có con chim Vành khuyên nhỏ, dáng lông mượt như tơ óng, gọi dạ, bảo vâng lễ phép ngoan nhất nhà. Chim gặp bác Chào mào: Chào bác, chim gặp cô Sơn ca: Chào cô, chim gặp anh Chích chòe: Chào anh, chị gặp chị Sáo nâu: Chào chị.
(Yêu cầu: Hát mẫu lần 1, đọc lời ca, hát mẫu lần 2, dạy hát từng câu, dạy hát toàn bài)
Qua bài hát này chúng ta thấy điều gì nào?
(Không chỉ các bạn học sinh mới cần phải lễ phép chào hỏi mà những chú vành khuyên cũng biết gọi dạ – bảo vâng giống như chúng mình.)
PTS nói: Bây giờ (chị) sẽ hướng dẫn các em chơi một trò chơi các em có muốn chơi không? Trò chơi có tên gọi: “Nên chơi chỗ nào”
Cách chơi như sau: (chị) sẽ đọc to những địa điểm và các em chú ý lắng nghe nếu thấy nơi nào khi chơi an toàn thì các em vỗ tay thật to, còn chỗ nào không nên chơi vì sẽ bị nguy hiểm thì các em làm động tác xua tay và đồng thanh hô: “Không nên chơi”Nào chúng mình cùng chơi nhé.
PTS nói to: Gốc cây râm mát (Hoan hô – vỗ tay)
Ao sâu (Xua tay – không nên chơi)
Công viên (Hoan hô – vỗ tay)
Sân trường (Hoan hô – vỗ tay)
Trong vườn hoa (Xua tay – không nên chơi)
Đống rác (Xua tay – không nên chơi)
Bảo tàng (Hoan hô – vỗ tay)
Hố vôi (Xua tay – không nên chơi)
Bước 4: Nhận xét buổi sinh hoạt
PTS nói: Vừa rồi chúng ta cùng sinh hoạt với chủ đề “Văn hóa ứng xử” Để thực hiện tốt điều đó, về nhà các em nên chơi những chỗ an toàn, sạch sẽ nhé!
Giờ sinh hoạt hôm nay anh(chị) thấy có bạn……., bạn……., bạn……., bạn……., rất chú ý lắng nghe và hăng hái giơ tay trả lời, cả sao tuyên dương các bạn bằng một tràng pháo tay nào. nhưng bên cạnh đó còn một số bạn chưa chú ý vẫn nghịch nghợm, mất trật tự lần sau các em cần chú ý hơn nhé.
Bây giờ chúng mình cùng đọc đồng thanh lời hứa của nhi đồng nào.
PTS nói: Giờ sinh hoạt của chúng ta hôm nay đến đây là hết rồi, hẹn gặp lại các em giờ sinh hoạt lần sau. anh(chị) chào các em
Nhi đồng đọc đồng thanh: Chúng em chào (chị) ạ!
PTS: Cho các em nghỉ.
Tháng 4: Chủ điểm Phòng chống tai nạn thương tích
I. Ổn định tổ chức
– Chị chào tất cả các em (……………….) chị mời các em ngồi xuống
Hôm nay chị em mình cùng sinh hoạt theo chủ điểm tháng 4
Hỏi: em nào cho chị biết trong tháng 4 có các ngày lẽ lớn nào? (ngày 30/4)
– Ngày 30/4 là ngày gì? (ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước)
– Hỏi: để chào mừng các ngày lễ lớn trong tháng em phải làm gì? (Thi đua học tập tốt, giành nhiều lời nhận xét tốt, làm nhiều việc tốt để dâng lên ngày lễ) gọi một vài em nhận xét và nhắc lại) PTS nhận xét: bạn trả lời đúng rồi đấy! chúng ta khen bạn nào.
PTS hỏi: Hãy cho (chị) biết:
Câu 1: Làm thế nào để phòng tránh tai nạn thương tích cho mình và mọi người?
NĐ trả lời: Không chạy nhảy, xô đẩy nhau, không chơi những trò chơi nguy hiểm.
PTS hỏi: Khi đến lớp và khi đi học về chúng ta phải thực hiện như thế nào?
NĐ trả lời: Đi đúng phần đường của mình, không đi hàng đôi, hàng ba, không đùa nghịch trên đường.
Đó cũng chính là nội dung chủ điểm “PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH” mà chị em mình cùng sinh hoạt hôm nay đấy”
– Các em có biết tại sao Hội đồng đội Trung ương lại chọn chủ điểm tháng 3 là: “PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH” không? Vì HĐĐTƯ muốn nhắc nhở chúng ta phải biết tự bảo vệ bản thân và những người xung quanh mình.
Hỏi: Để hướng tới chủ điểm: “PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH”các em phải làm gì?
(Biết chơi những trò chơi bổ ích, lành mạnh, tránh những hành vi xấu bên ngoài)
PTS nói: Bây giờ (chị) sẽ hướng dẫn các em chơi một trò chơi các em có muốn chơi không? Trò chơi có tên gọi: “Nên chơi chỗ nào”
Cách chơi như sau: (chị) sẽ đọc to những địa điểm và các em chú ý lắng nghe nếu thấy nơi nào khi chơi an toàn thì các em vỗ tay thật to, còn chỗ nào không nên chơi vì sẽ bị nguy hiểm thì các em làm động tác xua tay và đồng thanh hô: “Không nên chơi”Nào chúng mình cùng chơi nhé.
PTS nói to: Gốc cây râm mát (Hoan hô – vỗ tay)
Ao sâu (Xua tay – không nên chơi)
Công viên (Hoan hô – vỗ tay)
Sân trường (Hoan hô – vỗ tay)
Trong vườn hoa (Xua tay – không nên chơi)
Đống rác (Xua tay – không nên chơi)
Bảo tàng (Hoan hô – vỗ tay)
Hố vôi (Xua tay – không nên chơi)
Đi xe trong khu vực trường (Xua tay – không nên chơi)
Hướng tới chủ điểm này có rất nhiều bài hát, sau đây chị sẽ tập cho các em bài hát
“Thiếu nhi thế giới liên hoan”
Qua bài hát muốn nhắc nhở chúng ta điều gì?
Biết chăm sóc, bảo vệ những người xung quanh mình bằng tất cả tình thương yêu.
Bước 4: Nhận xét buổi sinh hoạt
PTS nói: Vừa rồi chúng ta cùng sinh hoạt với chủ đề “Phòng chống tai nạn thương tích” Để thực hiện tốt điều đó, mọi lúc, mọi nơi các em nên chơi những chỗ an toàn, sạch sẽ nhé!
Giờ sinh hoạt hôm nay anh(chị) thấy có bạn……., bạn……., bạn……., bạn……., rất chú ý lắng nghe và hăng hái giơ tay trả lời, cả sao tuyên dương các bạn bằng một tràng pháo tay nào. nhưng bên cạnh đó còn một số bạn chưa chú ý vẫn nghịch nghợm, mất trật tự lần sau các em cần chú ý hơn nhé.
Bây giờ chúng mình cùng đọc đồng thanh lời hứa của nhi đồng nào.
PTS nói: Giờ sinh hoạt của chúng ta hôm nay đến đây là hết rồi, hẹn gặp lại các em giờ sinh hoạt lần sau. anh(chị) chào các em
Nhi đồng đọc đồng thanh: Chúng em chào (chị) ạ!
PTS: Cho các em nghỉ.
Tháng 5: Chủ điểm Kính yêu Bác Hồ, vâng lời Bác dạy
I. Ổn định tổ chức
– Chị chào tất cả các em (……………….) chị mời các em ngồi xuống
Hôm nay chị em mình cùng sinh hoạt theo chủ điểm tháng 5
Chị: Các em ạ! hôm nay chúng ta sẽ sinh hoạt sao theo chủ điểm của tháng 5.
Chị: Vậy ai có thể cho chị biết trong tháng 5 có những ngày lễ lớn nào không?
NĐ: Thưa chị trong tháng 5 có các những ngày lễ lớn đó là: Ngày 1/5, ngày 7/5, ngày 15/5 và ngày 19/5
* Chị: Ai biết ngày 1/5 là ngày gì? (hỏi tương tự với các ngày còn lại)
Em nào biết người đội trưởng đầu tiên của đội ta là ai không?
– Bác Hồ kính yêu của chúng ta quê ở đâu?
Đúng rồi các em ạ. BH là vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu, Người đã lãnh đạo NDVN đánh thắng quân XL dành độc lập tự do cho đất nước. Để không quên công lao trời biển cua Bác và kỷ niệm ngày sinh nhật Bác Hồ HĐĐ Trung Ương đã chọn chủ điểm Kính yêu Bác Hồ, vâng lời Bác dạy làm chủ điểm của tháng 5, vì họ muốn nhắc nhở các em phải chăm ngoan học giỏi, dành nhiểu điểm tốt, làm thật nhiều việc tốt để xứng đáng là cháu ngoan của Bác Hồ
*Chị: Em nào nhắc lại tên chủ điểm tháng 5 nào?
– Em rất giỏi chúng ta khen bạn nào.
Chị: Vậy để hướng tới chủ điểm Kính yêu Bác Hồ, vâng lời Bác dạy chúng ta cần phải làm gì nào?
NĐ: Chăm chỉ học tập vâng lời thầy cô, lễ phép với mọi người ạ.
* Chị củng cố: Đúng rồi các em ạ, để hướng tới chủ điểm Kính yêu Bác Hồ, vâng lời Bác dạy thì các em thực hiệ n tốt 5 điều BH dạy, học tập tấm gương đạo đức của Bác. ở lớp chúng ta cần phải chăm chỉ học tập, vâng lời cô giáo. Ở nhà phải nghe lời ông bà, bố me, làm những việc vừa sức như quét nhà, cho gà ăn, trông em.v. v. Và đặc biệt là các em phải cố gắng dành thật nhiều điểm giỏi mừng ngày sinh nhật Bác các em nha
Tập hát bài: Ai yêu nhi đồng
* Chị: Bây giờ các em có thích tập hát không?
– Chị sẽ tập cho các em bài hát Ai yêu nhi đồng
– Chúng ta nghe chị hát mẫu 1 lần nha.
– Bây giờ các em cùng chị sẽ đọc lời ca theo tiết tấu nhé
Bây giờ chị cùng các em hát nha, các em lắng nghe chị hát, lúc nào chị cất 2-1 các em mới hát nha
+ Bây giờ ta tập câu thứ nhất
+ Tập hát được cả bài rồi gọi từng em hát – khen
+ Chúng ta cùng hát lại cả bài hát 1 lần nữa nào (Chị cất hát)
Hỏi: Các cháu trong bài hát đã hứa với Bác điều gì?
– Đúng rồi đấy các em ạ. Các cháu trong bài hát đã hứa với Bác sẽ chăm ngoan, vì khi còn sống Bác rất yêu thương và quan tâm đến nhi đồng. Vì vậy các em cần phải cố gắng học tập và rèn luyện để xứng đáng là cháu ngoan của Bác các em nhớ chưa nào?
Nhận xét, đánh giá buổi sinh hoạt:
* Chị: Bây giờ em nào có thể nhắc lại tên chủ điểm của tháng 5 nào?
– Em rất giỏi chúng ta hãy thưởng cho bạn 1 tràng pháo tay nào.
– PTS nhận xét – dặn dò: Chị: Qua buổi sinh hoạt chị thấy tất cả các em rất ngoan ngoãn hăng say sinh hoạt, về nhà làm các công việc vừa sức để giúp đỡ ông bà, bố mẹ, đến lớp giúp đỡ bạn bè.
– Tuần qua các em đã dành được nhiều điểm 10 rồi, chị mong rằng trong các tuần tới các em cố gắng học tập tốt để dành nhiều điểm 10 hơn nữa và hăng say phát biểu có ý thức xây dựng bài.
Tuần sau chúng ta sẽ tiếp tục sinh hoạt theo chủ điểm Kính yêu Bác Hồ, vâng lời Bác dạy. Để tuần sau sinh hoạt sôi nổi hơn chị yêu cầu các em sưu tầm thêm các bài hát, bài thơ về chủ điểm này các em nha
* Bây giờ chị mời tất cả các em đứng dậy đọc lời hứa nhi đồng
* Chương trình sinh hoạt sao của chúng ta đến đây là hết rồi. Chị xin chào và tạm biệt các em.
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp