Điểm mới về xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên

0
71
Rate this post

Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến góp ý dự thảo Thông tư quy định nội dung, hình thức và việc xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên.

Theo đó, việc xét thăng hạng giáo viên sắp tới có rất nhiều thay đổi so với quy định hiện nay. Vậy mời quý thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm được toàn bộ quy định nhé.

Điểm mới về xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên

Quy định chung về nội dung, hình thức xét thăng hạng

Về nội dung, hình thức xét thăng hạng, dự thảo Thông tư mới quy định áp dụng chung cho tất cả các cấp học, không quy định riêng với từng cấp học như trước đây tại Thông tư 28/2017/TT-BGDĐT. Cụ thể như sau:

Bạn đang xem: Điểm mới về xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên

– Việc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ giáo viên hạng III lên hạng II được thực hiện thông qua xét và chấm điểm hồ sơ đăng ký.

– Với xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ giáo viên hạng II lên giáo viên hạng I:

  • Giáo viên được thực hiện thông qua việc xét, chấm điểm hồ sơ đăng ký và kiểm tra, sát hạch;
  • Giáo viên hạng II dự xét thăng hạng lên hạng I được tham dự kiểm tra, sát hạch khi điểm hồ sơ đạt 100 điểm;
  • Kiểm tra, sát hạch được thực hiện bằng hình thức làm bài trắc nghiệm hoặc phỏng vấn.

Tăng thời gian thi sát hạch trắc nghiệm

Đối với bài kiểm tra trắc nghiệm xét thăng hạng chức danh giáo viên hạng II lên hạng I, thời gian thực hiện bài thi trắc nghiệm tăng lên 60 phút (trước đây là 45 phút), tối đa không quá 60 câu hỏi, chấm theo thang điểm 30 và được thực hiện trên giấy hoặc máy tính.

Không còn được cộng điểm tăng thêm khi xét hồ sơ

Dự thảo Thông tư mới quy định, cách tính điểm hồ sơ xét thăng hạng được chấm theo thang điểm 100, không làm tròn số khi cộng các điểm thành phần:

  • Điểm chấm nhóm tiêu chí dự báo khả năng thực hiện nhiệm vụ ở hạng đề nghị xét: 5 điểm;
  • Điểm chấm nhóm tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng: 20 điểm;
  • Điểm chấm nhóm tiêu chuẩn năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: 75 điểm.

Trong khi đó, theo quy định hiện nay, ngoài các tiêu chí chấm điểm hồ sơ như trên, giáo viên còn được cộng điểm tăng thêm nếu thuộc một trong các trường hợp:

  • Có trình độ đào tạo, trình độ ngoại ngữ, tin học cao hơn so với quy định của hạng;
  • Có thành tích được tặng bằng khen từ cấp tỉnh, Bộ trở lên…

Như vậy, theo dự thảo thông tư mới, có thể giáo viên sẽ không được cộng điểm tăng thêm khi tính điểm xét hồ sơ.

Điều kiện xác định người trúng tuyển

  • Có đầy đủ hồ sơ kèm theo các minh chứng theo quy định;
  • Trường hợp xét thăng hạng từ hạng II lên hạng I: Điểm chấm hồ sơ phải đạt 100 điểm và điểm bài kiểm tra, sát hạch phải đạt từ 15 điểm trở lên;
  • Trường hợp xét thăng hạng từ hạng III lên hạng II: Điểm chấm hồ sơ phải đạt 100 điểm.

Giáo viên được đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp cao hơn

Theo dự thảo Thông tư mới quy định giáo viên được đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:

  • Cơ sở giáo dục có nhu cầu và được cấp có thẩm quyền cử đi dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
  • Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật viên chức.
  • Đang giữ mã số hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông phù hợp với vị trí việc làm đang đảm nhận.
  • Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên theo quy định.
  • Đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của hạng đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng quy định tại Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT, Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT, Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT, Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT.

Giáo viên dự bị đại học khi áp dụng Thông tư này để dự xét thăng hạng phải đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ ở hạng đăng ký dự xét theo quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Ngoài ra quý thầy cô tham khảo thêm: 

  • Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng nâng hạng giáo viên THPT hạng II
  • Bài thu hoạch thăng hạng giáo viên Mầm non hạng II
  • Bài thu hoạch thăng hạng giáo viên Mầm non hạng III

Hướng dẫn giáo viên

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/diem-moi-ve-xet-thang-hang-chuc-danh-nghe-nghiep-giao-vien/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp