Mâm cỗ ngày Tết Ý nghĩa mâm cỗ Tết của các miền

0
88
Rate this post

Một trong những điều quan trọng vào ngày Tết và không thể thiếu được đó chính là mâm cỗ ngày Tết. Dù hoàn cảnh gia đình có ra sao đi chăng nữa thì vào ngày Tết, chúng ta đều phải chuẩn bị thật hoàn chỉnh một mâm cỗ để cúng tổ tiên, mong ông bà phù hộ cho năm tiếp theo gặp nhiều may mắn.

Tuy nhiên, ở mỗi một miền sẽ lại có một mâm cỗ mang hương vị riêng, chính vì điều này mà hôm nay sẽ giới thiệu đến cho mọi người bài viết Mâm cỗ ngày Tết – Ý nghĩa của mâm cỗ ngày Tết, mời các bạn cùng tham khảo.

1. Mâm cỗ Tết miền Bắc

* Các món ăn có trong mâm cỗ Tết miền Bắc

Bạn đang xem: Mâm cỗ ngày Tết Ý nghĩa mâm cỗ Tết của các miền

Mẫm cỗ Tết miền Bắc

Hầu hết các mâm cỗ Tết truyền thống của miền Bắc đều tuân thủ theo quy luật 4 đĩa – 4 tô hoặc có thể sẽ là 6 đĩa – 6 tô,… với những ý nghĩa tứ lộc quanh năm. Không chỉ có vậy mà quan niệm về cách trình bày của các món ăn còn được bày biện theo kiểu đĩa trên đĩa dưới hay từng tầng khác nhau.

Các món ăn ngày Tết trong mâm cỗ của người miền Bắc sẽ bao gồm có: bánh Chưng, gà luộc, nem rán, chè kho, dưa hành, xôi gấc, thịt đông, canh bóng thả,…

* Ý nghĩa của mâm cỗ ngày Tết miền Bắc:

– Bánh chưng: là loại bánh không bao giờ thiếu trong các mâm cỗ miền Bắc. Với thông điệp sẽ mang lại một năm mới ấm lo với lúa gạo đầy ắp và mọi sự tốt đẹp. Đồng thời thể hiện sự biết ơn với ông bà tổ tiên. Món bánh chưng là món bánh nhất định phải có trong mâm cỗ của người miền Bắc.

– Gà luộc: món thứ 2 mà không thể thiếu. Với ý nghĩa sẽ mang lại phúc đức đầy nhà cho gia chủ và mong ước mọi sự được như ý. Gà luộc luôn là món ăn ngon “bắt buộc” phải có trên mâm cỗ ngày tết của người Bắc.

– Thịt đông: là món ăn ngày tết đặc trưng riêng chỉ có ở miền Bắc. Món ăn này mang một thông điệp thể hiện tình cảm của cả gia đình sẽ gắn bó với nhau, tình cảm sẽ luôn tốt đẹp và tràn ngập tiếng cười.

– Giò chả: món ăn tượng trưng cho phúc lộc. Gia chủ sẽ được nhiều phúc lộc từ trời nếu thưởng thức món ăn này vào ngày tết.

– Xôi gấc: là món xôi được sử dụng vào ngày tết ở miền Bắc. Xôi gấc có màu đỏ tươi rất đẹp. Vì vậy món ăn này mang thông điệp sẽ mang sự may mắn, vận may đầu năm cho tất cả mọi người.

2. Ý nghĩa của mâm cỗ Tết miền Trung

* Những món ăn có trong mâm cỗ Tết miền Trung:

Mâm cỗ Tết miền Trung

Người dân miền Trung vô cùng tỉ mỉ, chính vì vậy mà mâm cỗ cúng ngày Tết của họ thường không thể thiếu những món ăn: bánh Tét, bánh Tổ, tôm chua, thịt heo ngâm nước mắm, nem chua, dưa món, chả bò, Tré, măng khô kho.

* Ý nghĩa của mâm cỗ Tết ngày Tết:

Một mâm cỗ phải vừa đẹp mà lại vừa có ý nghĩa thì ngày tết của bạn mới trọn vẹn. Do đó, các món ăn trong mâm cỗ ngày tết không phải chỉ được trình bày đẹp mắt và ngon. Mà còn phải mang những thông điệp đẹp thể hiện mong ước của gia chủ khi bước qua năm mới. Ngày tết Nguyên Đán ở miền Trung có rất nhiều món ngon. Trong đó, món tré thể hiện cho tình cảm gia đình. Với mong ước vào năm mới, các thành viên của gia đình sẽ luôn hòa thuận với nhau, quan hệ giữa các thành viên sẽ khăng khít hơn.

Ngày tết ở miền Trung còn có món măng khô kho. Món ăn này được sử dụng ăn cùng với cơm trắng vào ngày tết Nguyên Đán. Đây là món ăn có ý nghĩa sẽ đem lại sự tốt lành cho mọi người. Nếu đầu năm ăn món này thì cả năm sẽ được no đủ, ấm no. Vì vậy mà món măng khô kho là món ngon ngày tết nằm trong mâm cỗ ngày đầu năm của người miền Trung.

3. Ý nghĩa của mâm cỗ miền Nam

Mâm cỗ Tết miền Nam

Nói đến người miền Nam, ta có thể tưởng tượng được ngay trong đầu giọng nói sang sảng mà nhiệt tình, chân chất. Con người miền Nam, từ phong cách, lối sống đến cả mâm cơm ngày Tết cũng được biểu hiện rất rõ ràng: rất đầy đủ mà lại giản dị, thân thương.

Do sự giao lưu văn hoá, không bị ảnh hưởng bởi nghi lễ, tập tục, người Nam không khắt khe trong việc bày biện mâm cúng. Tuy nhiên, những món ăn cũng ngon và không kém cạnh với khổ qua nhồi thịt, thịt kho tàu, dưa giá, củ kiệu tôm khô, bánh tét, củ cải ngâm, dưa hấu,… vô cùng hấp dẫn.

Dù chẳng nhiều, những món ăn trên mâm cỗ người miền Nam lại mang vị thanh mát dễ chịu, ăn hoài không thấy ngán. Chính những món ăn đó đã khiến bao người con xa xứ phải thèm và nhớ da diết hương vị quê nhà.

Tết Cổ Truyền

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/mam-co-ngay-tet-y-nghia-mam-co-tet-cua-cac-mien/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp