Định luật 1 2 3 Newton: nội dung, công thức và ý nghĩa

0
112
Rate this post

Định luật 1 2 3 Newton: nội dung, công thức và ý nghĩa

Newton là nhà vật lý, toán học người Anh, được mệnh danh là người sáng lập ra vật lý học cổ điển. Ông đã tìm ra ba định luật Newton mà hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu, đặc biệt chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn về định luật 1 2 3 Newton bởi đây là một trong những định luật quan trọng xuất hiện trong hầu hết những bài toán vật lý lớp 10.

định luật 1 2 3 newton ý nghĩa


Định luật 1 newton


Nội dung định luật

Định luật 1 Newton còn được gọi định luật quán tính.

Định luật quán tính nói về khuynh hướng giữ nguyên trạng thái chuyển động của vật, được đặc trưng bởi vận tốc.

Nội dung của định luật: Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng bởi một tổng hợp lực bằng không thì một vật đang đứng yên sẽ chỉ mãi đứng yên, và một vật đang trạng thái chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều mãi mãi.

+ Lực không phải là nguyên nhân chính gây ra chuyển động của vật, ở đây lực chỉ là nguyên nhân gây ra sự thay đổi trạng thái chuyển động của một vật.


Ý nghĩa của định luật 1 Newton

– Mọi vật đều có khả năng bảo toàn vận tốc gọi là quán tính, quán tính có hai biểu hiện sau:

+ Xu hướng giữ nguyên trạng thái v =0   → Tính ì

+ Xu hướng giữ nguyên trạng thái chuyển động thẳng đều    → Tính đà

– Định luật 1 Niu tơn là định luật về tính bảo toàn vận tốc của vật nên còn được gọi là định luật quán tính.

– Chuyển động của một vật không chịu tác dụng lực gọi là chuyển động theo quán tính.


Định luật 2 newton


Nội dung định luật

Nội dung định luật: Véctơ gia tốc của một vật luôn cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của vectơ gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của vectơ lực tác dụng lên vật và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.


Công thức định luật 2 Newton

– Biểu thức:dinh-luat-1-2-3-newton-noi-dung-cong-thuc-va-y-nghia

– Độ lớn của lực: F = m.a

+ Lực tác dụng lên vật khối lượng m gây ra cho nó gia tốc a thì có độ lớn bằng tích m.a

– Điểm đặt của lực: Là vị trí mà lực tác dụng lên vật.

– Phương và Chiều của lực: Là phương và chiều của gia tốc mà lực gây ra cho vật

– Định nghĩa đơn vị của lực: 1N là lực truyền cho vật có khối lượng 1 kg một gia tốc 1m/s^2


Ý nghĩa định luật 2 Newton

Định luật 2 Newton có nhiều ý nghĩa trong thực tiễn

– Áp dụng trong công nghiệp sản xuất máy móc, dụng cụ có khối lượng hợp lý

– Giảm ma sát khi cần thiết


Định luật 3 Newton


Nội dung định luật

Nội dung định luật: Khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực có cùng phương nhưng ngược chiều nhau


Công thức định luật 3 Newton

– Biểu thức:

dinh-luat-1-2-3-newton-noi-dung-cong-thuc-va-y-nghia

– Lực và phản lực:

+ Trong sự tương tác giữa hai vật với nhau, một lực gọi là lực tác dụng, còn lực kia được gọi là phản lực

+ Đặc điểm:

  • Luôn xuất hiện đồng thời
  • Là hai lực trực đối
  • Không cân bằng nhau vì chúng đặt vào hai vật khác nhau


Bài tập áp dụng

Trắc nghiệm:

Câu 1: Chọn câu đúng
Cặp “lực và phản lực” trong định luật III Niutơn:
A. tác dụng vào cùng một vật.                           B. tác dụng vào hai vật khác nhau.
C. không bằng nhau về độ lớn.                         D. bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá.

Đáp án: B

Câu 2: Chọn câu phát biểu đúng.
A. Nếu không có lực tác dụng vào vật thì vật không chuyển động được.
B. Lực tác dụng luôn cùng hướng với hướng biến dạng.
C. Vật luôn chuyển động theo hướng của lực tác dụng.
D. Nếu có lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật bị thay đổi

Đáp án: D

Câu 3: Vật nào sau đây chuyển động theo quán tính ?
A. Vật chuyển động tròn đều .
B. Vật chuyển động trên một đường thẳng.
C. Vật rơi tự do từ trên cao xuống không ma sát.
D. Vật chuyển động khi tất cả các lực tác dụng lên vật mất

Đáp án: D

Câu 4: Chọn phát biểu đúng nhất .
A. Vectơ lực tác dụng lên vật có hướng trùng với hướng chuyển động của vật.
B. Hướng của vectơ lực tác dụng lên vật trùng với hướng biến dạng của vật.
C. Hướng của lực trùng với hướng của gia tốc mà lực truyền cho vật.
D. Lực tác dụng lên vật chuyển động thẳng đều có độ lớn không đổi.

Đáp án: C

Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Nếu không chịu lực nào tác dụng thì vật phải đứng yên.
B. Vật chuyển động được là nhờ có lực tác dụng lên nó.
C. Khi vận tốc của vật thay đổi thì chắc chắn đã có lực tác dụng lên vật.
D. Khi không chịu lực nào tác dụng lên vật nữa thì vật đang chuyển động sẽ lập tức dừng lại.

Đáp án: C

Câu 6: Một vật có khối lượng 2kg chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ. Vật đó đi được 200cm trong thời gian 2s. Độ lớn hợp lực tác dụng vào nó là:
A. 4N                        B. 1N                          C. 2N                          D. 100N

Đáp án: C

Câu 7: Chọn phát biểu đúng.
Người ta dùng búa đóng một cây đinh vào một khối gỗ :
A. Lực của búa tác dụng vào đinh lớn hơn lực đinh tác dụng vào búa.
B. Lực của búa tác dụng vào đinh về độ lớn bằng lực của đinh tác dụng vào búa.
C. Lực của búa tác dụng vào đinh nhỏ hơn lực đinh tác dụng vào búa.
D. Tùy thuộc đinh di chuyển nhiều hay ít mà lực do đinh tác dụng vào búa lớn hơn hay nhỏ hơn lực do búa tác dụng vào đinh.

Đáp án: B

Câu 8: Quả bóng khối lượng 500g bay với vận tốc 72km/h đến đập vuông góc vào một bức tường rồi bật trở ra theo phương cũ với vận tốc 54km/h. Thời gian va chạm là 0,05s. Tính lực của bóng tác dụng lên tường

A. 700N                           B 550N                             C 450N                              D. 350N

Đáp án: D

Câu 9: Một hợp lực 2N tác dụng vào 1 vật có khối lượng 2kg lúc đầu đứng yên, trong khoảng thời gian 2s. Đoạn đường mà vật đó đi được trong khoảng thời gian đó là:
A. 8m                           B. 2m                            C. 1m                              D. 4m

Đáp án: B

Câu 10: Một quả bóng có khối lượng 500g đang nằm trên mặt đất thì bị đá bằng một lực 200N. Nếu thời gian quả bóng tiếp xúc với bàn chân là 0,02s thì bóng sẽ bay đi với tốc độ bằng:
A. 0,008m/s                         B. 2m/s                          C. 8m/s                          D. 0,8m/s

Đáp án: C

Trong ba định luật Newton chúng ta cần lưu ý về công thức của định luật 2 Newton vì các bài tập dạng này mà các em gặp thường sẽ liên quan tới công thức này, và ứng dụng vào một số bài tập thực tế khó hơn. Để không bị lúng túng trong những trường hợp như vậy, các em nên luyện tập nhiều để biến đổi nó một cách linh hoạt. Chúc các em học tốt.

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/dinh-luat-1-2-3-newton-noi-dung-cong-thuc-va-y-nghia/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp