Khái niệm lực là gì, lý thuyết và bài tập về lực

0
59
Rate this post

Khái niệm lực là gì, lý thuyết và bài tập về lực

Lực là đại lượng xuất hiện trong mọi hoạt động sống của chúng ta. Nếu có hai người đẩy nhau thì sẽ có một người tác dụng lực đẩy còn một người là tác dụng lực kéo. Vậy lực là gì? Thế nào là hai lực cân bằng? Qua bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết nhất về lực cũng như một số bài tập liên quan đến vấn đề này.

Nội dung chính


Lực là gì?

Thực nghiệm thí nghiệm nam châm hút quả nặng hoặc lò xo tác động lên bánh xe chúng ta cơ bản có thể phát biểu định nghĩa luật như sau:

Bạn đang xem: Khái niệm lực là gì, lý thuyết và bài tập về lực

” Khi có một vật đẩy hoặc kéo vật khác, ta nói vậy đó tác động lực lên vật còn lại”


Phương, chiều của lực và cách biểu diễn lực

Phương chiều của lực không cố định và tùy thuộc vào tính chất, đặc điểm của các loại lực khác nhau. Do đó chỉ có thể kết luận rằng: Mỗi lực đều có phương và chiều xác định.


Thế nào là hai lực cân bằng

Hai lực cân bằng là hai lực có độ lớn như nhau (hay còn nói là mạnh như nhau). Hai lực này có cùng phương nhưng ngược chiều và phải cùng tác dụng vào một vật.

Người ta cũng có thể phát biểu về hai lực cân bằng như sau: Nếu chỉ có hai lực cùng tác dụng vào một vật mà vật vẫn đứng yên thì hai lực đó gọi là hai lực cân bằng.


Phân loại lực trong đời sống

Trong tiếng việt chúng ta có rất nhiều từ để biểu diễn các lực như:

  • Lực đẩy
  • Lực kéo
  • Lực nâng
  • Lực ép
  • Lực uống
  • Lực nén
  • Lực giữ

Tuy nhiên tất cả các lực này đều có tác dụng đẩy về phía này hay kéo về phía kia và có cùng bản chất như nhau: Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm nó biến dạng.

Ta cùng xét một ví dụ “cái vợt đập vào quả bóng” trong môn tennis để thấy rõ hơn về định lí trên.

Lực mà mặt vợt tác dụng vào quả bóng làm cho quả bóng bị biến dạng. Ngược lại lực mà quả bóng tác dụng vào mặt vợt cũng làm cho mặt vợt bị biến dạng.


Vận dụng lực vào đời sống thực tiễn

Trong cuộc sống thực tiễn, một số loại lực được ứng dụng thường xuyên như sau:

  • Trọng lực
  • Lực đàn hồi
  • Lực ma sát
  • Lực đẩy Ác-si-mét

Sử dụng kiến thức của bài viết này chúng ta có thể giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn:

  • Tuyết rơi và mưa rơi (ứng dụng trọng lực)
  • Dây chun, bắn cung, cầu bậc của vận động viên nhảy cầu, lò xo trong nắp bút bi (lực đàn hồi)
  • Viết phấn trên bảng, cầm nắm vật (lực ma sát)
  • Tàu ngầm dưới biển (lực đẩy ác – si – mét)


Dụng cụ đo lực và đơn vị lực

Trong thực tế, người ta sử dụng “lực kế” để đo độ lớn của lực.

Đơn vị đo lực đó là Niuton, kí hiệu N.


Bài tập trắc nghiệm lực chương trình vật lý 6

Để hệ thống toàn bộ kiến thức của bài học, chúng ta cùng tìm hiểu thông qua một số câu hỏi trắc nghiệm như sau:

Câu 1: Chọn đáp án đúng. Hai lực cân bằng:

A. là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương và cùng chiều, tác dụng vào cùng một vật.

B. là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược  chiều, tác dụng vào cùng một vật.

C. là hai lực mạnh như nhau, ngược phương và ngược chiều, tác dụng vào cùng một vật.

D. là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược  chiều, tác dụng vào 2 vật ngược chiều nhau.

Đáp án:

B. là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược  chiều, tác dụng vào cùng một vật.

Câu 2: Dùng tay kéo dây chun, khi đó:

A. Chỉ có lực tác dụng vào tay.

B. Chỉ có lực tác dụng vào dây chun.

C. Có lực tác dụng vào tay và có lực tác dụng vào dây chun.

D. Không có lực.

Đáp án: 

C. Có lực tác dụng vào tay và có lực tác dụng vào dây chun.

Câu 3: Xét hai toa tàu thứ ba và thứ tư trong một đoàn tàu đang lên dốc. Lực mà toa tàu thứ ba tác dụng vào toa tàu thứ tư gọi là lực số 3, lực mà toa tàu thứ tư tác dụng lại toa tàu thứ ba gọi là lực số 4. Chọn câu đúng.

A. Lực số 3 và lực số 4 đêu là lực đẩy.

B. Lực số 3 và lực số 4 đều là lực kéo.

C. Lực số 3 là lực kéo, lực số 4 là lực đẩy.

D. Lực số 3 là lực đẩy, lực số 4 là lực kéo.

Đáp án:

Toa tàu 3 tác dụng toa tàu 4 một lực kéo. Suy ra lực số 3 là lực kéo. Ngược lại lực thức 4 sẽ là lực đẩy.

Chọn đáp án: C. Lực số 3 là lực kéo, lực số 4 là lực đẩy.

Câu 4: Một người cầm hai đầu dây cao su rồi kéo căng ra. Gọi lực mà tay phải người đó tác dụng lên dây cao su là

F1; lực mà dây cao su tác dụng vào tay phải người đó là F1′ ; lực mà tay trái người đó tác dụng vào dây cao su là

F2; lực mà dây cao su tác dụng vào tay trái người đó là F2′. Hai lực nào là hai lực cân bằng?

A. Các lực F1 và F1′.

B. Các lực F2 và F2′

C. Các lực F1 và F2

D.  Cả ba cặp lực kể trên

Đáp án

C. Các lực F1 và F2

2 lực F1 và F2 thõa mãn các tính chất sau:

  • Cùng tác dụng lên 1 vật (dây cao su)
  • Có độ lớn bằng nhau và giúp giữ vật đứng yên
  • Cùng phương và ngược chiều

Bài khác:

✓ Lực đàn hồi là gì.

Trong cuộc sống thực tiễn lực được phân chia thành nhiều loại dựa vào tác nhân gây nên lực cũng như độ biến dạng của lực lên các đồ vật xung quanh. Nắm được nguyên lí lực là gì và một số khái niệm đi kèm, con người ta đã ứng dụng khá tốt một số lực vào một số việc có ích. Mong rằng qua bài viết này có thể cung cấp cho các em toàn bộ kiến thức phần lực cũng như giúp giải quyết một phần nào đó các bài tập liên quan.

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/khai-niem-luc-la-gi-ly-thuyet-va-bai-tap-ve-luc/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp