[Tổng Hợp] các công thức hình học ở bậc tiểu học cần ghi nhớ
Phần kiến thức hình học ở bậc tiểu học cũng khá nhiều. Cả hình học phẳng lẫn hình khối học sinh đều được tìm hiểu. Để nắm vững các kiến thức, ghi nhớ đầy đủ các công thức về từng loại hình không phải đơn giản. Trong bài viết hôm nay, sẽ tổng hợp giúp bạn tất cả các công thức hình học ở bậc tiểu học, kể cả những công thức mở rộng. Bạn cùng ôn lại nhé !
Các công thức hình học ở bậc tiểu học học sinh cần cần ghi nhớ bao gồm:
- Công thức hình vuông
- Công thức hình chữ nhật
- Công thức hình bình hành
- Công thức hình thoi
- Công thức hình tam giác
- Công thức hình thang
- Công thức hình tròn
- Công thức hình hộp chữ nhật
- Công thức hình lập phương
1. Công thức hình vuông
Bạn đang xem: [Tổng Hợp] các công thức hình học ở bậc tiểu học cần ghi nhớ
Hình vuông là hình tứ giác đều, tức có 4 cạnh bằng nhau và 4 góc bằng nhau (4 góc vuông). Có thể coi hình vuông là hình chữ nhật có các cạnh bằng nhau, hoặc là hình thoi có 2 đường chéo bằng nhau.
- Chu vi hình vuông: P = a x 4 (P: chu vi; a: cạnh)
- Cạnh hình vuông khi biết chu vi: a = P : 4 (a: cạnh)
- Diện tích hình vuông: S = a x a (S: diện tích)
2. Công thức hình chữ nhật
Hình chữ nhật là tứ giác có bốn góc vuông; có hai cạnh đối diện song song và bằng nhau (hai cạnh dài gọi là chiều dài, hai cạnh ngắn gọi là chiều rộng); có hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
- Chu vi hình chữ nhật: P = (a + b) x 2 (P: chu vi)
- Nửa chu vi hình chữ nhật: P : 2
- Chiều dài hình chữ nhật khi biết chu vi: a = P : 2 – b (a: chiều dài)
- Chiều rộng hình chữ nhật khi biết chu vi: b = P : 2 – a (b: chiều rộng)
- Diện tích hình chữ nhật: S = a x b (S: diện tích)
- Chiều dài hình chữ nhật khi biết diện tích: a = S : a
- Chiều rộng hình chữ nhật khi biết diện tích: b = S : b
3. Công thức hình bình hành
Hình bình hành là một hình tứ giác được tạo thành khi hai cặp đường thẳng song song cắt nhau. Nó là một dạng đặc biệt của hình thang.
- Chu vi hình bình hành: P = (a + b) x 2 (a: độ dài đáy, b: cạnh bên)
- Diện tích hình bình hành: S = a x h (a: độ dài đáy, h: chiều cao)
- Độ dài đáy hình bình hành: a = S : h
- Chiều cao hình bình hành: h = S : a
4. Công thức hình thoi
Hình thoi là tứ giác có bốn cạnh bằng nhau, có các góc đối diện bằng nhau. Hình thoi là một dạng đặc biệt của một hình bình hành.
- Chu vi hình thoi: P = a x 4 ( a: độ dài cạnh)
- Độ dài cạnh hình thoi khi biết chuu vi: a = P : 4 (P: chu vi)
- Diện tích hình thoi: S = d(1) x d(2) : 2 (d(1): đường chéo thức nhất, d(2): đường chéo thức hai)
- Đường chéo thứ nhất của hình thoi: d(1) = S x 2 : d(2)
- Đường chéo thứ hai của hình thoi: d(2) = S x 2 : d(1)
- Tích hai đường chéo của hình thoi: d(1) x d(2) = S : 2
5. Công thức tam giác
Tam giác là hình hai chiều phẳng có ba đỉnh là ba điểm không thẳng hàng và ba cạnh là ba đoạn thẳng nối các đỉnh với nhau. Tam giác là đa giác có số cạnh ít nhất (3 cạnh). Một tam giác có các cạnh AB, BC và AC được ký hiệu là
- Chu vi tam giác thường: P = a + b + c (P: chu vi, a, b, c lần lượt là độ dài 3 cạnh của tam giác.)
- Chu vi tam giác cân: P = 2.a + c (a: độ dài 2 cạnh bên, c: độ dài đáy)
- Chu vi tam giác đều: P = a + a + a = 3 x a (a: độ dài cạnh)
- Chu vi tam giác vuông: P = a + b + c (a và b: độ dài 2 cạnh của tam giác, c: cạnh huyền)
- Diện tích tam giác: S = (a x h) : 2 (a : cạnh đáy)
- Diện tích tam giác vuông: S = (a x a) : 2
- Chiều cao tam giác: h = (S x 2) : a (h : chiều cao)
- Cạnh đáy của tam giác: a = (S x 2) : h
6. Công thức hình thang
Hình thang trong là một tứ giác lồi có hai cạnh đối song song. Hai cạnh song song này được gọi là các cạnh đáy của hình thang. Hai cạnh còn lại gọi là hai cạnh bên.
- Chu vi hình thang: P=a+b+c+d (P là chu vi; a,b là 2 cạnh đáy; c,d là 2 cạnh bên)
- Diện tích hình thang: S = (a + b) x h : 2 (S: diện tích; a: đáy bé; b: đáy lớn; h: chiều cao)
- Chiều cao hình thang: h = S x 2 : ( a + b )
- Đáy lớn hình thang: a = S x 2 : h – b
- Đáy bé hình thang: b = S x 2 : h – a
- Tích hai đáy của hình thang: (a + b) = S x 2 : h
7. Công thức hình tròn
Hình tròn là tập hợp của tất cả những điểm trên một mặt phẳng, cách đều một điểm cho trước bằng một khoảng cách nào đó. Điểm cho trước gọi là tâm của đường tròn, còn khoảng cho trước gọi là bán kính của hình tròn.
Hình tròn tâm O bán kính R ký hiệu là (O;R)
- Bán kính hình tròn: r = d : 2 hoặc r = C : 2 : 3,14 (r là bán kính, d là đường kính, C là chu vi)
- Đường kính hình tròn: d = r x 2 hoặc d = C : 3,14
- Chu vi hình tròn: C = r x 2 x 3,14 hoặc C = d x 3,14
- Diện tích hình tròn: S = r x r x 3,14
- Tích hai bán kính hình tròn: r x r = S : 3,14
- Diện tích hình quạt tròn: S = l.π/2 ( π: hằng số Pi (π=3.14); l: độ dài cung)
8. Công thức hình hộp chữ nhật
Hình hộp chữ nhật là một hình không gian có 6 mặt đều là hình chữ nhật. Hai mặt đối diện nhau của hình chữ nhật được xem là hai mặt đáy của hình chữ nhật. Các mặt còn lại đều là mặt bên của hình chữ nhật.
- Diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật: Sxq = Pđáy x h (: đường cao)
- Chu vi đáy hình hộp chữ nhật: Pđáy = Sxq : h
- Chiều cao hình hộp chữ nhật: h = Sxq : Pđáy
- Pđáy hình hộp chữ nhật = (a + b) x 2 (a: chiều dài; b: chiều rộng)
- Diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật: Stp = Sxq + S2đáy
- Sđáy hình hộp chữ nhật = a x b
- Thể tích hình hộp chữ nhật: V = a x b x c (a: chiều dài; b: chiều rông; c: chiều cao)
9. Công thức hình lập phương
Hình lập phương là một hình khối ba chiều có chiều rộng, chiều cao và chiều dài bằng nhau. Một hình lập phương có sáu mặt vuông, tất cả các mặt này đều có các cạnh bằng và vuông góc với nhau.
- Diện tích xung quanh hình lập phương: Sxq = (a x a) x 4 (a: cạnh)
- Cạnh hình lập phương: (a x a) = Sxq : 4
- Diện tích toàn phần hình lập phương: Stp = (a x a) x 6
- Cạnh hình lập phương: (a x a) = Stp : 6
- Thể tích hình lập phương: V = a × a × a hay V = a3
Vậy là các bạn đã được ôn tập lại tất cả các công thức hình học ở bậc tiểu học, kể cả những công thức mở rộng rồi. Hi vọng, sau khi chia sẻ cùng bài viết, bạn đã nắm chắc hơn các công thức toán tiểu học cần ghi nhớ. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết sau nhé !
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp