Phương pháp tính giá trị biểu thức. Các dạng bài tập [Toán 3]

0
74
Rate this post

Phương pháp tính giá trị biểu thức. Các dạng bài tập [Toán 3]

Thế nào là biểu thức trong toán học? Phương pháp tính giá trị biểu thức ra sao ? Các dạng bài tập của nó thế nào là những phần kiến thức trọng tâm của chương trình Toán lớp 3. Nhằm giúp học sinh nắm chắc hơn phần kiến thức quan trọng này,  đã chia sẻ bài viết sau đây.

I. BIỂU THỨC TRONG TOÁN HỌC LÀ GÌ ?

1. Khái niệm:

Bạn đang xem: Phương pháp tính giá trị biểu thức. Các dạng bài tập [Toán 3]

Trong toán học, một biểu thức hoặc biểu thức toán học là một kết hợp bao gồm hữu hạn các ký hiệu được tạo thành đúng theo các quy tắc phụ thuộc vào ngữ cảnh. 

Các ký hiệu toán học có thể là các con số (hằng số), biến số, phép toán, hàm số, dấu ngoặc, dấu chấm, và các dấu giúp chỉ ra độ ưu tiên của phép toán và các khía cạnh khác của cú pháp logic.

 2. Ví dụ:

Tính giá trị biểu thức:

130 + 200 – 40 

= 330 – 40

= 290

Trong đó: 

130 + 200 – 40  là biểu thức

290 là giá trị của biểu thức

II. PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ TRỊ BIỂU THỨC

Có 4 trường hợp sau đây:

  • 1. Nếu trong biểu thức chỉ có phép tính cộng và phép tính trừ ta sẽ thực hiện từ trái sang phải.

Ví dụ: Tính giá trị biểu thức:

160 + 40 – 45

= 200 -45

= 155

  • 2. Nếu trong biểu thức chỉ có phép nhân và chia  ta thực hiện phép tính từ trái qua phải.

Ví dụ: Tính giá trị biểu thức:

350 : 7 x 8

= 50 x 8

= 400

  • 3. Trong biểu thức nếu chứa cả phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta tính nhân chia trước, cộng trừ sau.

Ví dụ: Tính

270 + 100:10

=  270 + 10

= 280

  • 4. Trong biểu thức có dấu ngoặc, ta thực hiện trong ngoặc trước.

Ví dụ: Tính

140: (30 + 5)

= 140 : 35

= 4

***Lưu ý thứ tự thực hiện phép tính

  • Trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau
  • Nhân chia trước, cộng trừ sau
  • Khi biểu thức chỉ còn một nhóm phép tính (cộng và trừ hoặc nhân và chia) ta thực hiện từ trái qua phải

(Bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia được chia làm hai nhóm: Nhóm cộng trừ; nhóm nhân và chia) 

III. BÀI TẬP TÍNH GIÁ TRỊ BIỂU THỨC LỚP 3

Bài 1: 3620 + 759 – 1267 – 105

Bài 2: 97864 + 25318 – 68425 + 1076

Bài 3: 975 – 278 + 25 – 273 + 207

Bài 4: 432 + 5768 – 1429 – 1238

Bài 5: 225 × 6 × 32 × 68

Bài 6: 157 × 28 × 103 × 2

Bài 7: 80319 : 123 × 74 × 105

Bài 8: 71172 : 659 : 9 × 376

Bài 9: 89 × 504 : 126 : 2

Bài 10: 756 × 34 : 17 × 359 : 126

Bài 11:  516 × 73 – 4915 + 7018

Bài 12: 326 × (1234 – 215) – 40786 – 3612

Bài 13: 126672 : 609 × 85 – 243 × 34 – 1409 +1591

Bài 14: 264795 : 417 + 728 – 913 +1326 : 13

Bài 15: 102 × 391 – 391 : 17 – 12876

Bài 16: 22392 – 253484 : 308 × 15 + 3027

Bài 17: (2456 + 204 ×146 – 20504) : 326

Bài 18: 342 : 57 × 30584 – 10584 + 9416

Bài 19: 21789 + 768 × 125 – 9600 : 320

Bài 20: 1094 × (8856 : 12 – 42) – 109947 + 34201

Bài 21: 4988 + 3815 : 109 × 697 – 25148

Bài 22: 60296 + (164 × 203 – 23192 : 892 + 18459 – 1459 × 32)

Bài 23: 4789 – 324 × 12 – 387 + 113

Bài 24: 2320 + 1122 : 22 – (47736 : 312 +2009) – 200

Bài 25: 2910 – 910 : (276 : 3 – 168 × 2 : 4 + 27) – 884

Bài 26: 14364 : 19 + 20020 – 278 × 63

Bài 27: 4890 – (483 × 6 – 6399 : 9) : 3

Bài 28: 215 – 4125 : (5202 : 34 × 15 – 2020) + 2019 × 26

Bài 29: 15 × 4 – 71 + 30

Bài 30: 38 – 38 : 2 × 7 + 149

Bài 31: 135 – 96 : 8 × 7 + 24 – 83 + 17

Bài 32 1098 – 98 × 17 – 1527 + 3802

Bài 33: 258 – 144 × 15 : 8 – 1364 + 3291

Bài 34: 1898 – 72 : (36 × 4 : 9 – 9 – 4 + 6) – 2020 + 546

Bài 35: 136 – 48 : (648 : 9 :4 – 25 + 11) – 189 + 273

Bài 36: Cho dãy tính: 128 : 8 x 16 x 4 + 52 : 4. Hãy thêm dấu ngoặc đơn vào dãy tính đó sao cho:

a) Kết quả là nhỏ nhất có thể?

b) Kết quả là lớn nhất có thể?

Bài 37: Hãy điền thêm dấu ngoặc đơn vào biểu thức sau:

A = 100 – 4 x 20 – 15 + 25 : 5

a) Sao cho A đạt giá trị lớn nhất và giá trị lớn nhất là bao nhiêu?

b) Sao cho A đạt giá trị nhỏ nhất và giá trị nhỏ nhất đó là bao nhiêu?

Bài 38: Tìm giá trị số tự nhiên của a để biểu thức sau có giá trị nhỏ nhất , giá trị nhỏ nhất đó là bao nhiêu?

A = (a – 30) x (a – 29) x …x (a – 1)

Bài 39: Tìm giá trị của số tự nhiên a để biểu thức sau có giá trị lớn nhất, giá trị lớn nhất đó là bao nhiêu?

A = 2006 + 720 : (a – 6)

Bài 40: Tính giá trị của biểu thức m x 2 + n x 2 + p x 2, biết: m = 8; n = 34; p = 19

Trên đây, đã giới thiệu đến các bạn Phương pháp tính giá trị biểu thức và các dạng bài tập [Toán 3]. Hi vọng, chia sẻ cùng bài viết, bạn nắm vững hơn cách giải bài toán tính giá trị biểu thưc. Bài toán liên quan đến rút về đơn vị lớp 3 cũng đã được chúng tôi giới thiệu rất cụ thể. Bạn đừng bỏ lỡ nhé !

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/phuong-phap-tinh-gia-tri-bieu-thuc-cac-dang-bai-tap-toan-3/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp