Bài 4 trang 155 SGK Ngữ văn 11 tập 1

0
84
Rate this post

hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 4 trang 155 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Chí phèo phần 2: Tác phẩm chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Qua hình tượng Chí Phèo, hãy làm rõ nghệ thuật điển hình hoá của Nam Cao (chú ý việc khắc hoạ tính cách và nghệ thuật miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật).

Bạn đang xem: Bài 4 trang 155 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Trả lời bài 4 trang 155 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Để soạn bài Chí phèo phần 2: Tác phẩm tối ưu nhất, tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 4 trang 155 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

Nhân vật điển hình : cái chung và cái riêng, cái độc đáo và khái quát, cái quen và cái lạ. Tiêu biểu : Chí Phèo, Bá Kiến.

– Tác giả đã xây dựng thành công nhân vật Chí Phèo – một người nông dân bị tha hóa, bị xã hội ruồng bỏ.

– Có nội tâm, có những cá tính sâu sắc (những đoạn độc thoại, những suy nghĩ và chuyển biến cực kỳ tinh tế trong tâm trạng Chí, Chí vác dao đến nhà Thị Nở nhưng cuối cùng đứng trước ngõ nhà Bá Kiến)

– Hành động theo ý nhân vật chứ không theo ý muốn chủ quan của nhà văn. Chí Phèo đi giết Bá Kiến => lôgic phát triển hợp lý.

Cách trình bày 2

Nghệ thuật điển hình hóa nhân vật của Nam Cao:

+ Chí Phèo là hiện tượng có tính quy luật trong xã hội đương thời của tình trạng bị đè nén, áp bức trước CM tháng Tám

+ Người lao động bị lưu manh hóa, từ những nhân vật hiền lành trở nên mất nhân tính

+ Tâm lý nhân vật được miêu tả sắc sảo, tinh tế, đi sâu vào bộc lộ nội tâm diễn tả những chuyển biến phức tạp trong cuộc sống

+ Xây dựng thành công nhân vật Chí Phèo bị tha hóa, bị xã hội ruồng bỏ, tác giả muốn thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc, tấm lòng yêu thương, trân trọng con người khốn khổ

+ Chí Phèo là nhân vật hiện lên sắc nét, vừa có ý nghĩa tiêu biểu, vừa hết sức sinh động, có trạng thái tâm lí phức tạp.

Cách trình bày 3

– Nêu khái niệm:

+ Điển hình: sự kết hợp giữa cái riêng sắc nét và cái chung mang tính khái quát cao.

+ Nhân vật điển hình: con người vừa mang tính cụ thể, cá thể, không lặp lại vừa mang những phẩm chất, đặc điểm chung để trở thành đại diện cho một tầng lớp trong xã hội.

– Chí Phèo vừa là đại diện tiêu biểu cho các tầng lớp xã hội cơ bản của nông thôn Việt Nam trước Cách mạng, vừa là người có cá tính độc đáo và có sức sống mạnh mẽ.

+ Chí Phèo là hiện tượng có tính quy luật trong xã hội đương thời của tình trạng bị đè nén, áp bức trước CM tháng Tám

+ Người lao động bị lưu manh hóa, từ những nhân vật hiền lành trở nên mất nhân tính

+ Tâm lý nhân vật được miêu tả sắc sảo, tinh tế, đi sâu vào bộc lộ nội tâm diễn tả những chuyển biến phức tạp trong cuộc sống

+ Xây dựng thành công nhân vật Chí Phèo bị tha hóa, bị xã hội ruồng bỏ, tác giả muốn thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc, tấm lòng yêu thương, trân trọng con người khốn khổ

+ Chí Phèo là nhân vật hiện lên sắc nét, vừa có ý nghĩa tiêu biểu, vừa hết sức sinh động, có trạng thái tâm lí phức tạp.

=> Xây dựng thành công nhân vật Chí Phèo – một người nông dân bị tha hóa, bị xã hội ruồng bỏ, tác giả muốn thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc, tấm lòng yêu thương, trân trọng những người khốn khổ. Chí Phèo còn là tiếng kêu cứu thiết tha của những người bất hạnh. Hãy bảo vệ, tạo điều kiện giúp đỡ những người lầm đường lạc lối, đưa họ trở về với cộng đồng.

Cách trình bày 4

– Chí Phèo là hiện tượng có tính quy luật trong xã hội đương thời, là sản phẩm của xã hội thực dân nửa phong kiến trước Cách mạng. Chí đại diện cho người nông dân bị đè nén, áp bức, bóc lột. Vì bị đè nén áp bức đến đường cùng mà họ không còn cách nào khác buộc phải chống trả bằng cách lưu manh hóa.

– Viết về người nông dân bị lưu manh hóa, Nam Cao đã thể hiện một cái nhìn nhân đạo: khẳng định tính người của những con người khốn khổ thậm chí là tính người tong con quỷ dữ.

– Khi xây dựng nhân vật này, Nam Cao đã phát huy cao độ sở trường khám phá và miêu tả những trạng thái tâm lí của nhân vật.

Cách trình bày 5

Chí Phèo là một tác phẩm có giá trị hiện thực và giá trị nhân văn sâu sắc, mới mẻ. Tác phẩm đã thể hiện tài năng truyện ngắn bậc thầy của Nam Cao trong việc xây dựng những nhân vật điển hình bất hủ; nghệ thuật trần thuật linh hoạt, tự nhiên mà vẫn nhất quán, chặt chẽ, ngôn ngữ nghệ thuật đặc sắc. Đặc biệt  là việc xây dựng nghệ thuật điển hình hóa nhân vật.

Chí Phèo và Bá Kiến là hai nhân vật điển hình cho các tầng lớp xã hội cơ bản của nông thôn Việt Nam trước Cách mạng, vừa là những người có cá tính độc đáo và có sức sống mạnh mẽ. Tâm lí nhân vật được miêu tả sắc sảo, tinh tế, đi sâu vào nội tâm để diễn tả những diễn biến phức tạp phát sinh trong cuộc đời. Bá Kiến là đại diện cho thế lực cường hào ác bá. Mối quan hệ của Chí Phèo và Bá Kiến thể hiện quá trình bị tha hóa của Bá Kiến từ anh canh điền, hiền lành bị Bá Kiến đẩy vào tù và trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại.

Khắc họa thành công nhân vật Chí Phèo – người nông dân hiền lành, lương thiện bị xã hội tàn bạo đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa, bị tàn phá cả nhân hình nhân tính. Hắn sinh ra đã là một bi kịch, từ một anh nông dân hiền lành hắn trở thành tên lưu manh chuyên rạch mặt ăn vạ, cuối cùng trở thành con quỷ dữ. Đời hắn chưa bao giờ tỉnh. Sau đêm gặp thị Nở tâm lý của Chí Phèo đã thay đổi phức tạp. Hắn cảm nhận được những âm thanh của cuộc sống đời thường, hắn nhận ra mình đã già nhưng vẫn còn đơn độc. Hắn muốn sống chung với thị Nở, thèm lương thiện.  Với khát vọng được làm người lương thiện của Chí Phèo sau cái hôm gặp thị Nở tác giả vẫn luôn khẳng định bản chất lương thiện của người nông dân ngay cả khi bị vùi dập. Qua đây, Nam Cao thể hiện được tư tưởng nhân đạo, lòng yêu thương, niềm tin yêu của ông vào những con người khốn khổ. Chí Phèo còn là tiếng kêu cứu của những con người khốn khổ, bí bách cùng quẫn không lối thoát bị xã hội ruồng bỏ để xã hội hiểu được hãy cho họ – những con người lầm đường lạc lối cơ hội trở về với cuộc sống lương thiện, cơ hội được hòa nhập cộng đồng.

>>Xem thêm: Phân tích nhân vật Chí Phèo

Bài 4 trang 155 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Chí phèo phần 2: Tác phẩm trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.

Trả lời câu hỏi bài 4 trang 155 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Chí phèo phần 2: Tác phẩm

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/bai-4-trang-155-sgk-ngu-van-11-tap-1/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp