Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 73 SGK Ngữ văn 9 tập Hai phần trả lời câu hỏi đọc – hiểu, soạn bài Nói với con chi tiết và đầy đủ nhất.
Đề bài
Người cha nói với con về những đức tính cao đẹp gì của người “đồng mình”, từ đó nhắc nhở con trên đường đời cần phải như thế nào?
Bạn đang xem: Bài 3 trang 73 SGK Ngữ văn 9 tập 2
Trả lời bài 3 trang 73 SGK Ngữ văn 9 tập 2
Câu trả lời tham khảo
Trả lời chi tiết
Qua những đức tính cao đẹp của người “đồng mình”, từ đó người cha nhắc nhở con trên đường đời cần phải:
Đoạn còn lại của bài thơ: qua việc ca ngợi những đức tính cao đẹp của “người đồng mình”, tác giả dặn dò mong ước con minh sẽ kế tục phát huy một cách xứng đáng với truyền thống cao đẹp đó của quê hương.
– “Người đồng mình” sống vất vả mà mạnh mẽ, khoáng đạt, gắn bó bền chặt với quê hương dù còn đói nghèo, cực nhọc. Nhà thơ mong con phải có nghĩa tình với quê hương, biết chấp nhận và vượt qua gian nan thử thách bằng ý chí:
Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chó lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc.
– “Người đồng mình” đó! Những con người sống quanh năm vất vả mà mạnh mẽ và khoáng đật biết bao nhiêu, những con người ấy luôn gắn bó với quê hương dẫu còn cực nhọc, đói nghèo.
– “Người đồng mình” mộc mạc (thô sơ da thịt) nhưng ai cũng giàu chí khí, niềm tin (chẳng mấy ai nhỏ bé) và sự lao động cần cù trên quê hương, có tập quản tốt đẹp. Chính họ đã làm nên truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp tự bao đời, đã “tự đục đá kê cao quê hương”, còn quê hương thì làm phong tục. Từ đó, người cha mong con sẽ biết tự hào, giữ gìn truyền thống của quê hương và vươn lên trong cuộc sống:
Người đồng minh thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục.
Trả lời ngắn gọn
– Người cha nói với con về những đức tính cao đẹp của “người đồng mình”:
- Người đồng mình giàu tình cảm, tình yêu thương
- Quê hương tuy thô sơ, mộc mạc nhưng giàu tình cảm
- Người đồng mình sống tự nhiên, mạnh mẽ, bền bỉ
- Là những con người sống bền bỉ, có niềm tự hào, kiêu hãnh
- Mộc mạc, chân chất, luôn đoàn kết bao bọc, chở che
→ Người cha nhắc nhở con phải giữ gìn truyền thống của người “đồng mình”, luôn tự tin, yêu thương và sống trách nhiệm.
Tham khảo thêm cách trình bày khác
1. Những đức tính cao đẹp của người đồng mình hiện dần lên qua lời tâm tình của người cha với cách nói vừa cụ thể vừa mang sức khái quát.
– Đó là tấm lòng thuỷ chung với nơi chôn rau cắt rốn.
– Đó là một cuộc sống tràn đầy niềm vui và lạc quan.
– Người cha ước mong, hi vọng người con phải yêu quý, tự hào với truyền thống đó của quê hương để tiếp tục sống có tình có nghĩa, thuỷ chung.
2. Những con người sống quanh năm vất vả mà mạnh mẽ và khoáng đạt biết bao nhiêu, những con người ấy luôn gắn bó với quê hương dẫu còn cực nhọc, đói nghèo.
Tuy mộc mạc nhưng rất giàu chí khí, niềm tin, “người đồng mình” dù “thô sơ da thịt” nhưng nhất định không nhỏ bé về tâm hồn, về quyết tâm và mơ ước xây dựng quê hương. Chính họ đả làm nên truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp tự bao đời, đã “tự đục đá kê cao quê hương”, còn quê hương thì làm phong tục.
Qua các đức tính ấy của người đồng mình” người cha dặn dò con hãy biết tự hào với truyền thông quẽ hương để tự tin vững bước trên đường đi tới.
Có thể bạn quan tâm: Cảm nhận vẻ đẹp người đồng mình qua bài Nói với con
—————
Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 3 trang 73 SGK Ngữ văn 9 tập 2 do tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Nói với con trong chương trình soạn văn 9 được tốt hơn trước khi đến lớp.
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp