Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 86 SGK Ngữ văn 9 tập một phần trả lời câu hỏi đọc – hiểu, soạn bài Cảnh ngày xuân chi tiết và đầy đủ nhất.
Đề bài
Sáu câu cuối gợi cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về.
Bạn đang xem: Bài 3 trang 86 SGK Ngữ văn 9 tập 1
– Cảnh vật, không khí mùa xuân trong sáu câu cuối có gì khác với câu thơ đầu? Vì sao?
– Những từ ngữ: tà ta, thanh thanh, nao nao chỉ có tác dụng miêu tả sắc thái cảnh vật hay còn bộc lộ tâm trạng con người? Vì sao?
– Cảm nhận của em về khung cảnh thiên nhiên và tâm trạng con người trong sáu câu thơ cuối.
Trả lời bài 3 trang 86 SGK Ngữ vă 9 tập 1
Tham khảo một số câu trả lời mà biên soạn dưới đây
Câu trả lời chi tiết
Cảnh vật, không khí lúc du xuân trở về có sự khác biệt lớn so với buổi sáng. Từ không khí nhộn nhịp nô nức của buổi sáng thì buổi chiều, mọi thứ thật nhẹ nhàng, chậm rãi: Mặt trời từ từ ngả về tây, cảnh chiều xuân đẹp một cách nhẹ nhàng, mọi vật đều thanh nhẹ, nắng chiều đã nhạt, người bước đi thơ thẩn khẽ khàng, cây cầu nhỏ bắc ngang khe nước… Cảnh vẫn đẹp, vẫn thanh nhưng đã nhuốm màu tâm trạng. Đó là tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến mà người ta vẫn thường có sau một cuộc vui.
Những từ láy “ tà tà”, “thanh thanh”, “ nao nao” không chỉ biểu đạt sắc thái của cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng con người. Những từ ấy, đặc biệt là từ “ nao nao” thoáng gợi lên một nét buồn khó hiểu, nhuốm màu tâm trạng lên cảnh vật.
Sáu câu thơ cuối gợi nhiều hơn tả. Trong không gian êm đềm, tĩnh lặng không còn nhộn nhịp, ríu rít tiếng nói, tiếng cười ấy là tâm trạng bâng khuâng, như có gì tiếc nuôi của chị em Thuý Kiều. Lòng người như hoà vào cảnh vật, lắng lại trong cảnh vật. Ngay sau đó, Kiều gặp mộ Đạm Tiên, rồi gặp chàng Kim Trọng “ Phong tư tài mạo tót vời – Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa”, những sự kiện làm xáo trộn cuộc sống êm đềm, bình lặng của Kiều. Đoạn thơ tả cảnh mà dường như đang chứa đựng linh cảm về điều gì đó sắp xảy ra.
Câu trả lời ngắn gọn
– Cảnh vẫn mang cái thanh, cái dịu của mùa xuân: nắng nhạt, khe nước nhỏ, một nhịp cầu nhỏ bắc ngang. Mọi chuyển động đều nhẹ nhàng: mặt trời từ từ ngả bóng về tây, bước chân người thơ thẩn, dòng nước uốn quanh.
– Không khí nhộn nhịp, rộn ràng của lễ hội không còn nữa. Tất cả đang nhạt dần, lặng dần. Cảnh mùa xuân ở câu cuối và bốn câu đầu bên cạnh những nét giống nhau còn có sự khác nhau là bởi thời gian, không gian thay đổi nhưng điều quan trọng là cảnh vật cũng khác qua tâm trạng con người.
– Những từ láy “tà tà”, “thanh thanh”, “nao nao” không chỉ biểu đạt sắc thái cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng con người. Hai cảnh vật cảm giác bâng khuâng xao xuyến về một ngày vui xuân đang còn mà sự linh cảm về điều sắp xảy ra. Dòng nước uốn quanh “nao nao” như báo trước Kiều sẽ gặp chàng thư sinh “phong tư tài mạo tót vời: Kim Trọng.
Có thể bạn quan tâm: Cảm nhận 6 câu thơ cuối đoạn trích Cảnh ngày xuân
Cách trình bày khác
1. Sáu câu thơ cuối gợi tả cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về: cảnh vật, tâm trạng con người
– Cảnh vật mang sự thanh dịu, nhẹ nhàng của mùa xuân
– Khe nước nhỏ, nhịp cầu bắc ngang
- Chuyển động nhẹ nhàng, mặt trời từ từ ngả bóng về tây, nước chân người thơ thẩn
- Nao nao dòng nước uốn quanh
- Không khí lễ hội không còn nữa, tất cả nhạt và lắng dần
– Cảnh vật, không gian thay đổi qua sự thay đổi tâm trạng nhân vật
- Con người buồn nao nao, nuối tiếc khi phải ra về
- Những từ láy diễn tả tâm trạng của con người: “tà tà”, “thanh thanh”, “nao nao” nhuốm màu lên cảnh vật
→ Cảm giác bâng khuâng xao xuyến, thấm đượm một nỗi buồn dịu nhẹ, man mác
2. Ở sáu câu thơ cuối là cảnh chị em Kiều du xuân trở về. Bên cạnh vẻ thanh thoát, dịu nhẹ của mùa xuân như ở những câu thơ trước, khung cảnh mùa xuân đến đây đã mang một sắc thái khác với bức tranh lễ hội rộn ràng, nhộn nhịp:
Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn dang tay ra về.
Bước lần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
– Khung cảnh toát lên vẻ vương vấn khi cuộc du xuân đã hết;
– Các từ tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ vừa gợi tả sắc thái cảnh vật vừa gợi ra tâm trạng con người. Dường như có cái gì đó đang mơ hồ xâm lấn, cảnh vật đã nhuốm sắc thái vương vấn, man mác của tâm trạng con người.
– Đến những câu thơ cuối đoạn trích này, sự chuyển biến dù nhẹ nhàng của cảnh vật và tâm trạng con người cũng đủ tạo ra dự cảm về những sự việc sắp xảy ra.
—————
vừa hướng dẫn các em trả lời câu hỏi bài 3 trang 86 SGK ngữ văn 9 tập 1 với mong muốn giúp các em hiểu bài kỹ hơn, qua đó chuẩn bị soạn bài Cảnh ngày xuân trong chương trình soạn văn 9 được tốt nhất trước khi tới lớp
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp