Bài 1 trang 86 SGK Ngữ văn 9 tập 1

0
54
Rate this post

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 86 SGK Ngữ văn 9 tập một phần trả lời câu hỏi đọc – hiểu, soạn bài Cảnh ngày xuân chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài

Bốn câu thơ đầu gợi lên khung cảnh mùa xuân.

Bạn đang xem: Bài 1 trang 86 SGK Ngữ văn 9 tập 1

– Những chi tiết nào gợi lên đặc điểm riêng của mùa xuân?

– Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ và bút pháp nghệ thuật của Nguyễn Du khi gợi tả mùa xuân?

Trả lời bài 1 trang 86 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Câu trả lời tham khảo

Trả lời chi tiết

– Bốn câu thơ đầu gợi lên khung cảnh mùa xuân tươi đẹp, trong sáng:

+/ Gợi tả không gian và thời gian:

Ngày xuân con én đưa thoi,

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.

  • Hình ảnh “ chim én đưa thoi” vừa gợi không gian ngày xuân, vừa ngầm ám chỉ thời gian mùa xuân trôi nhanh quá, mới đó mà đã hết sáu mươi ngày xuân rồi.
  • Mùa xuân có ba tháng, lúc này đã là tháng ba ( thiều quang….sáu mươi). Trong tháng cuối cùng của mùa xuân, những cánh én vẫn bay liệng giữa bầu trời cao rộng, trong sáng.

+/ Hình ảnh thiên nhiên:

Cỏ non xanh tận chân trời,

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

  • Tất cả hòa quyện, gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân mới mẻ, tinh khôi, tràn trề sức sống (cỏ non), khoáng đạt, trong trẻo (xanh tận chân trời), nhẹ nhàng, thanh khiết (trắng điểm một vài bông hoa). Chữ “điểm” làm cho cảnh vật trở nên sinh động, có tâm hồn, không tĩnh tại.

– Nguyễn Du tả cảnh mùa xuân thật ngắn gọn chỉ bằng bốn câu thơ với một vài nét đặc tả, cảnh vật được chọn lọc. Ngôn ngừ binh dị, hàm súc; có sự tương phản về màu sắc, tạo được vẻ hài hòa, giàu sức gợi tả về bức tranh xuân.  Nghệ thuật nhân hóa cùng với nghệ thuật đảo ngữ, đã diễn tả một cách sinh động sự tươi non, mơn mởn, giàu sức sống của cỏ cây hoa lá. Chúng vốn là những sự vật vô tri vô giác, nhưng trở nên có linh hồn, có sức sống…

Tham khảo: Phân tích nghệ thuật miêu tả thiên nhiên trong Cảnh ngày xuân

Trả lời ngắn gọn

Chi tiết gợi lên đặc điểm riêng của mùa xuân trong bốn câu thơ đầu:

  • Hình ảnh chim én đưa thoi giữa trời xuân trong sáng
  • Cỏ xanh non tới chân trời, điểm xuyết hoa lê trắng
  • Không gian mùa xuân khoáng đạt, rộng rãi

– Màu sắc có sư hài hòa gợi lên vẻ tinh khôi, mới mẻ, tràn đầy sức sống của mùa xuân

– Bút pháp ước lệ tượng trưng gợi không gian mùa xuân, tác giả còn dùng nhiều từ ngữ gợi hình ảnh, cái hồn cảnh vật.

Tham khảo thêm cách trình bày khác

1. Đặc điểm riêng của mùa xuân được gợi lên ở chi tiết:

– Trong ngày Thanh minh, có hai hoạt động diễn ra cùng một lúc: lễ tảo mộ – đi viếng mộ, quét tước, sửa sang phần mộ của người thân; hội đạp thanh – đi chơi xuân ở chốn đồng quê.

– Một loạt từ hai âm tiết (trong đó có cả từ ghép và từ láy) là tính từ, danh từ, động từ xuất hiện gần xa, yến anh, chị em, tài tử, giai nhân, nô nức, sắm sửa, dập dìu, … gợi lên không khí lễ hội thật rộn ràng. Các danh từ (yến anh, chị em, tài tử, giai nhân) gợi tả sự đông vui, nhiều người cùng đến hội; các động từ (sắm sửa, dập dìu) gợi tả sự rộn ràng náo nhiệt của ngày hội; các tính từ (gần xa, nô nức) làm rõ hơn tâm trạng của người đi hội. Cách nói ẩn dụ “nô nức yến anh”, gợi lên hình ảnh từng đoàn người nhộn nhịp đi chơi xuân như chim én bay ríu rít. Trong lễ hội mùa xuân tấp nập, nhộn nhịp nhất là những nam thanh, nữ tú, những tài tử giai nhân.

– Qua cuộc du xuân của chị em Thúy Kiều, tác giả khắc hoạ một truyền thống văn hoá lễ hội dân tộc. Tiết Thanh minh mọi người sắm sửa lễ vật để đi tảo mộ, sắm sửa áo quần để vui hội đạp thanh. Người ta rắc những thỏi vàng vó, đốt tiền giấy mã để tưởng nhớ những người thân đã khuất.

2. – Chi tiết gợi lên đặc điểm riêng của mùa xuân

+/ Gợi tả không gian và thời gian:

Ngày xuân con én đưa thoi,

Thiều quan chín chục đã ngoài sáu mươi.

+/ Hình ảnh thiên nhiên:

Cỏ non xanh tận chân trời,

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

– Nền cảnh của bức tranh thiên nhiên được hoạ nên bởi màu xanh non, tươi mát của thảm cỏ trải ra bao la. Trên nền xanh tươi, trong trẻo ấy điểm xuyết sắc trắng tinh khôi của vài bông hoa lê. Chữ điểm có tác dụng gợi vẻ sinh động, hài hoà. Tác giả sử dụng bút pháp hội hoạ phương Đông: chấm phá, lấy tĩnh tả động.

—————-

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 1 trang 86 SGK ngữ văn 9 tập 1 được biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Cảnh ngày xuân trong chương trình soạn văn 9 tốt hơn trước khi đến lớp.

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 86 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Cảnh ngày xuân

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/bai-1-trang-86-sgk-ngu-van-9-tap-1/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp