Trắc nghiêm bài Tựa Trích diễm thi tập – Hoàng Đức Lương

0
56
Rate this post
Câu 1. Trích diễm thi tập là tuyển tập tác phẩm văn chương thuộc thể loại nào?

A. Thơ

B. Truyện thơ

C. Phú

Bạn đang xem: Trắc nghiêm bài Tựa Trích diễm thi tập – Hoàng Đức Lương

D. Văn trữ tình

Câu 2. Nhan đề Trích diễm thi tập có nghĩa là gì?

A. Tuyển tập những tác phẩm hay

B. Tuyển tập những bài thơ hay

C. Tuyển tập thơ của các nhà thơ xưa

D. Tuyển tập những bài thơ nổi tiếng

Câu 3. Trích diễm thi tập gồm mấy quyển, được biên soạn trong thời gian nào?

A. 6 quyển, soạn năm 1478

B. 6 quyển, soạn 1497

C. 6 quyển, soạn từ 1478 đến 1497

D. 6 quyển, chưa rõ năm bắt đầu, hoàn thành năm 1497

Câu 4. Tập thơ Trích diễm đã tuyển chọn các tác phẩm được các nhà thơ sáng tác trong khoảng thời gian nào?

A. Từ thời Lí đến thời Trần

B. Từ thời Trần đến thời Hậu Lê

C. Từ thời Tiền Lê đến thời Nguyễn

D. Từ thời Lí đến thời Nguyễn

Câu 5. Dòng nào dưới đây nêu không đúng đặc điểm chung của các bài tựa?

A. Viết bằng văn xuôi, do tác giả hay người được tác giả mời viết.

B. Nêu quan điểm của người viết về nhiều vấn đề liên quan đến cuốn sách (lí do, phương pháp, đặc điểm), nhất là quan niệm văn chương.

C. Có thể đặt ở đầu hay cuối sách.

D. Có tính chất thuyết minh, thường kết hợp nghị luận và tự sự, đôi khi giàu sắc thái trữ tình.

Câu 6. Đâu không phải là nguyên nhân khiến sáng tác thơ văn của người xưa không lưu truyền đầy đủ cho đời sau?

A. Ít người am hiểu về thơ ca

B. Vì thơ ca mang tính hàn lâm, khó hiểu, khó nhớ

C. Có người quan tâm đến thơ ca nhưng không đủ năng lực và kiên trì

D. Triều đình chưa quan tâm.

Câu 7. Qua công việc của Hoàng Đức Lương, ta hiểu thêm điều gì về con người tác giả?

A. Có tấm lòng yêu nước

B. Có trách nhiệm

C. Lòng tự hào dân tộc

D. Tất cả đều đúng

Câu 8. Bài tựa của Hoàng đức Lương chủ yếu đề cập đến vấn đề gì?

A. Lí do ra đời và quá trình hình thành của bộ Trích diễm thi tập.

B. Giới thiệu nội dung của các tác phẩm trong Trích diễm thi tập.

C. Đánh giá đặc sắc nghệ thuật của các tác phẩm được tuyển chọn.

D. Giới thiệu phong cách nghệ thuật thơ của tác giả

Câu 9. Theo Hoàng Đức Lương, lí do thứ nhất làm cho thơ văn không lưu truyền hết ở trên đời là gì?

A. Thiếu người có điều kiện để dành tâm huyết sưu tầm, biên soạn.

B. Thiếu tài lực để biên soạn dù vẫn có người yêu thích thơ văn.

C. Thiếu sự ủng hộ về mặt pháp lí của nhà nước (lệnh vua).

D. Thiếu người biết thưởng thức cái hay cái đẹp của văn chương.

Câu 10. Cái mà Hoàng Đức Lương gọi là sắc đẹp ngoài cả sắc đẹp, vị ngon ngoài cả vị ngon, thực chất là:

A. Cái “ý ở ngoài lời” của văn chương.

B. Tình hàm súc của văn chương.

C. Cái hay, cái đẹp tiềm ẩn của văn chương.

D. Cái mà người ta hay gọi là “chất văn”.

Câu 11. Theo Hoàng Đức Lương, lí do thứ hai làm cho thơ văn không lưu truyền hết ở trên đời là gì?

A. Thiếu người có điều kiện để dành tâm huyết sưu tầm, biên soạn.

B. Thiếu tài lực để biên soạn dù vẫn có những người yêu thích thơ văn.

C. Thiếu sự ủng hộ về mặt pháp lí của nhà nước (lệnh vua).

D. Thiếu người biết thưởng thức cái hay cái đẹp của văn chương.

Câu 12. ”Thỉnh thoảng, cũng có người thích thơ văn, nhưng lại ngại vì công việc nặng nề, tài lực kém cỏi, nên đều làm được nửa chừng rồi lại bỏ dở”.
Câu văn trên cho thấy người sưu tầm, giới thiệu thơ là những người:

A. Yêu thích thơ văn, giác quan sắc nhọn.

B. Yêu thích thơ văn, tâm hồn nhạy cảm.

C. Yêu thích thơ văn, đủ tài lực, kiên nhẫn, tự tin.

D. Yêu thích thơ văn và các năng khiếu sáng tác.

Câu 13. Theo Hoàng Đức Lương, lí do thứ ba làm cho thơ văn không lưu truyền hết ở trên đời là gì?

A. Thiếu người có điều kiện để dành tâm huyết sưu tầm, biên soạn.

B. Thiếu tài lực để biên soạn dù vẫn có những người yêu thích thơ văn.

C. Thiếu sự ủng hộ về mặt pháp lí của nhà nước (lệnh vua).

D. Thiếu người biết thưởng thức cái hay cái đẹp của văn chương.

Câu 14. Theo Hoàng Đức Lương, lí do thứ tư làm cho thơ văn không lưu truyền hết ở trên đời là gì?

A. Thiếu người có điều kiện để dành tâm huyết sưu tầm, biên soạn.

B. Thiếu tài lực để biên soạn dù vẫn có những người yêu thích thơ văn.

C. Thiếu sự ủng hộ về mặt pháp lí của nhà nước (lệnh vua).

D. Thiếu người biết thưởng thức cái hay cái đẹp của văn chương.

Câu 15. Theo Hoàng Đức Lương, còn có lí do nào khác làm cho thơ văn không lưu truyền hết ở trên đời?

A. Điều kiện bảo tồn bản thảo thơ văn không tốt.

B. Ỷ lại người trước, mỗi người không thấy trách nhiệm của mình.

C. Chê trách thời trước, không chịu đóng góp công sức của thời mình.

D. Cả A, B và C.

đáp án Trắc nghiêm bài Tựa Trích diễm thi tập – Hoàng Đức Lương

Câu Đáp án Câu Đáp án
Câu 1 A Câu 9 D
Câu 2 B Câu 10 C
Câu 3 D Câu 11 A
Câu 4 B Câu 12 C
Câu 5 C Câu 13 B
Câu 6 B Câu 14 C
Câu 7 D Câu 15 A
Câu 8 A

Trắc nghiệm Ngữ văn 10 bài Tựa Trích diễm thi tập – Hoàng Đức Lương giúp ôn tập và củng cố kiến thức bài học trong chương trình Ngữ văn lớp 10

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/trac-nghiem-bai-tua-trich-diem-thi-tap-hoang-duc-luong/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp