hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 5 trang 157 sách giáo khoa Ngữ văn 10 phần đọc hiểu soạn bài Thơ Hai-cư của Ba-sô với các cách trình bày khác nhau để các em tham khảo.
Đề bài: Khát vọng được sống, được tiếp tục lãng du của Ba-sô được thể hiện như thế nào trong bài 8?
Trả lời bài 5 trang 157 SGK văn 10 tập 1
Cách trả lời 1
Bạn đang xem: Bài 5 trang 157 SGK Ngữ văn 10 tập 1
Nằm mộng giữa cuộc lãng du
mộng hồn còn phiêu bạt
những cánh đồng hoang vu
Bài thơ này Ba –sô viết ở Osaka (1694). Đây là bài thơ từ thế của ông. Trước đó Ba – sô đã thấy sức lực của mình yếu lắm rồi, như một cánh chim sắp sửa bay khuất vào chân trời vô tận. Thế nhưng trước cái chết, Ba – sô không hề bi lụy. Cả cuộc đời mình, Ba – sô đã lang thang, phiêu lãng khắp nơi nơi. Vì thế ngay cả khi sắp từ giã coi đời, ông vẫn còn lưu luyến lắm, vẫn còn muốn tiếp tục cuộc đi – đi bằng hồn mình. Bài thơ như là một bức thông điệp cho cái tâm nguyện ấy. Và đúng là đọc bài thơ ta lại như thấy hồn Ba – sô đang tiếp tục lang thang trên khắp những cánh đồng hoang vu, bất tận.
Tham khảo: Phân tích bài Thơ hai-cư của Ba-sô
Cách trả lời 2
Bài thơ này viết ở Ô-sa-ka (năm 1694). Đây là bài thơ từ thế của ông. Trước đó, ông đã thấy mình yếu lắm rồi, như một cánh chim sắp sửa bay khuất vào chân trời vô tận.
Nhưng cả cuộc đời Ba- Sô là cuộc đời lang thang phiêu bồng, lãng du. Vì thế ngay cả khi sắp từ giã cõi đời, ông vẫn còn lưu luyến lắm, vẫn còn muốn tiếp tục cuộc đi – đi bằng hồn mình. Và ta lại như thấy hồn Ba- Sô lang thang trên khắp những cánh đồng hoang vu.
Cách trả lời 3
– Khát vọng sống được thể hiện khi tác giả viết bài thơ này trong hoàn cảnh già yếu và sắp giã từ cuộc sống.
– Cuộc đời Ba-sô gắn liền với hình ảnh của những chuyến du hành, lang thang.
Cách trả lời 4
Khát vọng sống, khát vọng được lãng du của Ba-sô được thể hiện trong bài 8:
– Trước cái chết, Ba-sô không hề bi lụy
+ Cuộc đời Ba-sô đã lang thang, phiêu bạt mọi nơi
+ Khi sắp từ giã cõi đời ông vẫn là người mang tâm hồn lãng du
+ Gợi tâm hồn Ba-sô lang thang trên những cánh đồng hoang vu.
→ Bài thơ giống như tâm nguyện của tác giả muốn được phiêu du.
Xem thêm
Bài 6* trang 157 SGK Ngữ văn 10 tập 1: Tìm “quý ngữ” và cảm thức về cái vắng lặng, đơn sơ, u huyền trong các bài thơ 6,7,8 ?
Bài 1 trang 157 SGK Ngữ văn 10 tập 1: Tình cảm thân thiết của nhà thơ với thành phố E-đô và nỗi niềm hoài cảm về kinh đô Ki-ô-tô…
Bài 5 trang 157 SGK Ngữ văn 10 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất khi soạn bài Thơ Hai-cư của Ba-sô.
Chúc các em học tốt !
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp