Bài tập trang 36 SGK Ngữ văn 9 tập 1

0
68
Rate this post

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài tập trang 36 SGK Ngữ văn 9 tập một phần trả lời câu hỏi mục Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp, soạn bài Các phương châm hội thoại (Tiếp theo) chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài

Đọc truyện cười sau và trả lời câu hỏi

Bạn đang xem: Bài tập trang 36 SGK Ngữ văn 9 tập 1

CHÀO HỎI

Anh chàng nọ ở nhà vợ tại một vùng quê, được người nhà dặn là phải luôn chào hỏi mọi người xung quanh.

Một hôm, anh ta ra đường và thấy một người đang đốn cành trên một cây cao, liền ra dấu gọi.

Người kia dừng việc, lật đật trèo xuống, hỏi:

-Có chuyện gì thế?

-Có gì đâu! Bác làm việc vất vả lắm phải không?

(Theo truyện cười giân dan Việt Nam)

Nhân vật chàng rể có tuân thủ đúng phương châm lịch sự không? Vì sao em nhận xét như vậy? Có thể rút ra bài học gì qua câu chuyện này?

Trả lời bài tâp trang 36 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Tham khảo một số cách trình bày dưới đây

Cách trình bày 1

– Chàng rể gọi một người từ trên cây cao xuống để chào và hỏi là làm phiền hà người đó. Cho nên, chàng rể đã không tuân thủ phương châm lịch sự.

– Cần chú ý nói với ai, nói khi nào, nói ở đâu, nói để làm gì, ta mới tuân thủ đúng các phương châm hội thoại.

– Bài học rút ra: Cần chú ý đặc điểm tình huống giao tiếp cụ thể vì một câu nói có thể thích hợp trong tình huống này nhưng không thích hợp trong một tình huống khác.

Cách trình bày 2

– Nhân vật chàng rể có tuân thủ đúng phương châm lịch sự vì nó thể hiện sự quan tâm đến người khác.

– Rút ra bài học: Sử dụng không đúng lúc đúng chỗ vì người được hỏi đang ở trên cành cây cao nên phải vất vả trèo xuống để trả lời.

Cách trình bày 3

– Truyện cười “Chào hỏi” liên quan đến phương châm lịch sự.

– Anh chàng rể đã không quan tâm đến tình huống giao tiếp cụ thể.

  • Câu hỏi thăm của anh hoàn toàn lịch sự nhưng lại bị coi là thiếu lịch sự, tế nhị khi làm phiền tới người khác

→ Cần chú ý tới tình huống giao tiếp cho phù hợp.

Cách trình bày 4

– Rõ ràng chàng ngốc đã làm một việc quấy rối, gây phiền hà cho người khác.

– Bài học: Cần vận dụng phương châm hội thoại phù hợp với tình huống giao tiếp.

Ghi nhớ

– Khi vận dụng các phương châm, cần phù hợp với đặc điểm của tình huống giao tiếp: Nói với ai? Nói lúc nào? Nói ở đâu? Nói để làm gì?

Có ai đó không tuân thủ các phương châm hội thoại vì:

– Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hoá giao tiếp.

– Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn.

– Người nói muốn tạo sự chú ý để người nghe hiểu theo một hàm ý nào đó.

————–

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài tập trang 36 SGK ngữ văn 9 tập 1 được biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Các phương châm hội thoại (Tiếp theo) trong chương trình soạn văn 9 tốt hơn trước khi đến lớp.

Trả lời câu hỏi bài tập trang 36 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Các phương châm hội thoại (Tiếp theo)

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/bai-tap-trang-36-sgk-ngu-van-9-tap-1/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp