hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 5 trang 108 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 phần soạn bài Nỗi thương mình – Truyện Kiều chi tiết nhất cho các em tham khảo.
Đề bài:
Trong cuộc tái ngộ, Kim Trọng nói với Kiều: “Như nàng lấu làm trinh – Bụi nào cho đục được mình ấy vay?”. Theo anh (chị), đoạn trích này có thể góp phần lí giải câu nói đó như thế nào?
Bạn đang xem: Bài 5 trang 108 SGK Ngữ văn 10 tập 2
TRẢ LỜI BÀI 5 TRANG 108 SGK NGỮ VĂN 10 TẬP 2
Cách trả lời 1 – Ngắn gọn
Đoạn trích góp phần lí giải câu nói của Kim Trọng : “lấy hiếu làm trinh”, vì chữ “hiếu”, Kiều đã phải hi sinh cả sự trinh trắng, trải đời đau khổ. Nhưng “Bụi nào cho đục được mình ấy vay?”. Tâm hồn, nhân cách, phẩm giá của nàng vẫn thanh cao, không vẩn đục giữa dòng đời nhem nhuốc bụi trần. Nỗi thương mình là một đoạn trích diễn tả sự thanh cao ấy của Kiều trong chốn lầu xanh đầy bụi.
Các trả lời 2 – Chi tiết
Đoạn trích là một đoạn đời đầy bi kịch của Kiều. Nguyễn Du đã thể hiện vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của Kiều ngời lên giữa một xã hội bạo tàn, nhơ bẩn với sự cảm thông sâu sắc của người nghệ sĩ. Đoạn trích góp phần thể hiện giá trị nhân văn cao cả của tác phẩm.
Lời Kim Trọng nói với Kiều trong ngày tái ngộ đã xác nhận chữ “trinh” của nàng. Vì chữ “hiếu”, nàng đã phải hi sinh cả sự trinh trắng, trải qua mười lăm năm sống cuộc đời gió bụi, qua tay Mã Giám Sinh, làm vợ Thúc Sinh rồi Từ Hải, hết rơi vào lầu xanh của Tú Bà lại rơi vào lầu xanh của Bạc Bà, Bạc Hạnh nhưng “bụi nào cho đục được mình ấy vay?”, tâm hồn, nhân cách, phẩm giá của Kiều vẫn trong trắng, cao thượng. Nguyễn Du đã không né tránh thực tế nghiệt ngã, nhưng cũng chính trong thực tế ấy, nhà thơ hết lời ca ngợi, đề cao vẻ đẹp nhân cách, phẩm giá của Kiều mà đoạn trích “Nỗi thương mình” là một đoạn tiêu biểu.
Tham khảo: Văn mẫu Cảm nhận đoạn trích Nỗi thương mình trong Truyện Kiều – Nguyễn Du
Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 5 trang 108 SGK Ngữ văn 10 tập 2 được trình bày theo nhiều cách khác nhau do tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Nỗi thương mình (Truyện Kiều – Nguyễn Du) tốt hơn trong quá trình học Soạn văn 10.
Chúc các em học tốt !
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp