Bài 1 trang 125 SGK Ngữ văn 10 tập 2

0
61
Rate this post

hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 125 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 phần soạn bài Thực hành các phép tu từ: Phép điệp và phép đối chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Đọc ngữ điệu sau và trả lời câu hỏi:

Bạn đang xem: Bài 1 trang 125 SGK Ngữ văn 10 tập 2

(1)

– Chim có tổ, người có tông.

(Tục ngữ)

   – Đói cho sạch, rách cho thơm.

(Tục ngữ)

Người có chí ắt phải nên, nhà có nền ắt phải vững.

(Tục ngữ)

(2)

Tiên học lễ : diệt trò tham nhũng,

 Hậu hành văn : trừ thói cửa quyền.

(Câu đối, báo Giáo dục và Thời đại, số Xuân 2000)

(3)

Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

(4)

 Rắp mượn diền viên vui tuế nguyệt

Trót đem thân thế hẹn tang bồng.

(Nguyễn Công Trứ)

Câu hỏi:

a) Ở ngữ liệu (1) và (2), anh (chị) thấy cách sắp xếp từ ngữ có gì đặc biệt ? Sự phân chia thành hai vế câu cân đối được gắn kết lại nhờ những biện pháp gì ? Vị trí của các danh từ (chim, người ; tổ, tông,…), các tính từ (đói, rách, sạch, thơm,…), các động từ (có, diệt, trừ,…) tạo thế cân đối như thế nào ?

b) Trong ngữ liệu (3) và (4) có những cách đối khác nhau như thế nào ?

c) Tìm một số ví dụ về phép đối trong Hịch tướng sĩ (Trần Hưng Đạo), Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi), Truyện Kiều (Nguyễn Du) và thơ Đường luật. Đọc một vài câu đối mà anh (chị) nhớ được.

d) Phát biểu định nghĩa về phép đối

TRẢ LỜI BÀI 1 TRANG 125 SGK NGỮ VĂN 10 TẬP 2

Cách trả lời 1

a. Ngữ liệu (1) và (2) đều có cách sắp xếp từ ngữ cân đối giữa hai vế trong một câu. Mỗi câu đều có hai vế, mỗi vế đều có ba từ. Hai vế cân đối được gắn kết với nhau nhờ phép đối.

Vị trí của các danh từ (chim, người/tổ, tông…) các tính từ (đói, rách, sạch, thơm…), các động từ (có, diệt, trừ…) tạo thế cân đối là nhờ chúng đứng ở những vị trí giống nhau xét về cấu tạo ngữ pháp của mỗi vế (ví dụ hai danh từ “chim” và “người” đều đứng ở vị trí đầu mỗi vế; hai tính từ “sạch” và “thơm” đều đứng ở vị trí cuối mỗi vế;…).

b. Trong ngữ liệu (3) và (4) có những cách đối khác nhau:

– Ngữ liệu (3) sử dụng cách tiểu đối trong một câu (Khuôn trăng đầy đặn / nét ngài nở nang, Mây thua nước tóc / tuyết nhường màu da).

– Ngữ liệu (4) sử dụng cách đối giữa hai câu (Rắp mượn điền viên vui tế nguyệt / Trót đem thân thế hẹn tang bồng) – Đối theo kiểu câu đối.

c. Ta có thể tìm thấy trong Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn; Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi; Truyện Kiều của Nguyễn Du rất nhiều câu văn sử đụng phép đối. Ví dụ:

– Hịch tướng sĩ:

+ Trăm thân này phơi ngoài nội cỏ / nghìn xác này gói trong da ngựa;

+ Hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa / hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển / hoặc vui thú ruộng vườn / hoặc quyến luyêh vợ con;…

– Bình Ngô đại cáo:

+ Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân / Quân điếu phạt trước lo trừ bạo;

+ Gươm mài đá, đá núi phải mòn / Voi uống nước, nước sông phải cạn;…

– Truyện Kiều: Gươm đàn nửa gánh / non sông một chèo; Người lên ngựa / kẻ chia bào…

– Thơ Đường luật của Bà Huyện Thanh Quan:

Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

(Qua đèo Ngang)

– Câu đối:

Một người thợ nhuộm chết. Vợ ông ta đến nhờ cụ Tam nguyên Yên Đổ làm cho một đôi câu đối. Nguyễn Khuyến viết như sau:

Thiếp kể từ khi lá thắm se duyên, khi vận tía, lúc cơn đen, điều dại, điều khôn nhờ bố đỏ/ Chàng dưới suối vàng có biết, vợ má hồng, con răng trắng, tím gan tím ruột với trời xanh.

d. Phát biểu định nghĩa về phép đối: Phép đối là cách sắp xếp từ ngữ, cụm từ, câu ở vị trí cân xứng nhau, tạo nên hiệu quả giống nhau trái ngược nhau nhằm gợi ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh, hài hòa, diễn đạt nội dung nào đó.

Cách trả lời 2

a) Ở ngữ liệu 1 và 2, cách sắp xếp từ ngữ đều đặn và có sự đối ứng giữa hai vế :

Chim có tổ / người có tông. (Đối vế, đối danh từ, đối thanh trắc, bằng).

Đói cho sạch / rách cho thơm. (Đối vế, đối tính từ, đối thanh trắc, bằng).

Tiên học lễ: diệt trừ tham nhũng; Hậu hành văn: trừ thói cửa quyền.

Đối giữa hai câu, đối vế trong từng câu, đối động từ (diệt, trừ).

b) Sự khác nhau giữ các cách đối của:

Ngữ liệu 3 có phép tiểu đối trong cùng một câu : Khuôn trăng đầy đặn/ Nét ngài nở nang ; Mây thua nước tóc/ tuyết nhường màu da.

Ngữ liệu 4 đối giữa hai câu thơ : dòng trên và dòng dưới (đối kiểu câu đối).

c) Trong Hịch tướng sĩ:

Trăm thân này phơi ngoài nội cỏ/ nghìn xác này gói trong da ngựa.
Hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa/ hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển/ hoặc vui thú ruộng vườn/ hoặc quyến luyến vợ con…

Trong Bình ngô đại cáo:

Dối trời lừa dân, đủ muôn nghìn kế/ Gây binh kết oán, trải hai mươi năm.

Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phất phới/ Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào.

Truyện Kiều:

Khi tỉnh rượu/ lúc tàn canh

Giật mình, mình lại thương mình xót xa.

Thơ Đường luật:

Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc

Đau lòng mỏi miệng cái gia gia.

(Qua Đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan)

d) Định nghĩa phép đối : Phép đối là cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, các thành phần câu, vế câu song song, cân đối trong lời nói nhằm tạo hiệu quả diễn đạt : nhấn mạnh về ý, gợi liên tưởng, hình ảnh sống động, tạo nhịp điệu, biểu đạt cảm xúc, tư tưởng.

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 1 trang 125 SGK Ngữ văn 10 tập 2 được trình bày theo nhiều cách khác nhau do tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Thực hành các phép tu từ: Phép điệp và phép đối tốt hơn trong quá trình học Soạn văn 10.

Chúc các em học tốt !

Trả lời câu hỏi Bài 1 trang 125 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Thực hành các phép tu từ: Phép điệp và phép đối.

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/bai-1-trang-125-sgk-ngu-van-10-tap-2/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp