Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 139 SGK Ngữ văn 9 tập 1 phần trả lời câu hỏi luyện tập, soạn bài Nghị luận trong văn bản tự sự chi tiết và đầy đủ nhất.
Đề bài
Ở đoạn trích (b) mục 1.1, Hoạn Thư đã lập luận như thế nào mà nàng Kiều phải khen rằng: “Khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời”? Hãy tóm tắt các nội dung lí lẽ trong lời lập luận của Hoạn Thư để làm sáng tỏ lời khen của nàng Kiều
Bạn đang xem: Bài 2 trang 139 SGK Ngữ văn 9 tập 1
Trả lời bài 2 trang 139 SGK Ngữ văn 9 tập 1
Để soạn bài Soạn bài Nghị luận trong văn bản tự sự tối ưu nhất, tổng hợp nhiều cách trình bày khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 2 trang 139 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1 như sau:
Trả lời chi tiết
Trong khung cảnh đối diện với Thúy Kiều, Hoạn Thư đã rất bình tĩnh đưa ra những lập luận, lí lẽ để biện minh cho bản thân mình. Lập luận của Hoạn Thư rất chặt chẽ, vừa có lí, vừa có tình, vừa nhận tội Vừa bào chữa, vừa đề cao người, lại vừa minh oan cho mình.
Trước hết, Hoạn Thư đưa ra giải thích sự ghen tuông là tâm lý chung của đàn bà, để mong Kiều thấy đó là lẽ thường tình mà người phụ nữ nào cũng đều thấu hiểu. Sau đó, Hoạn Thư kín đáo kể công đã chạnh lòng thương xót mà cho Kiều ra chép kinh ở Quan Âm Các: Nghĩ cho khi gác viết kinh và dẫu biết mà không bắt giữ khi nàng bỏ trốn khỏi nhà họ Hoạn: Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo. Tiếp theo, Hoạn Thư bày tỏ nỗi lòng, chồng chung nên những hờn ghen là tất yếu, đều là cảnh chồng chung nên chẳng thể nhường nhau được. Sắc sảo và khôn ngoan hơn, cuối cùng Hoạn Thư nhận hết tội lỗi về mình và xin Kiều khoan dung. Trước những lời lẽ của Hoạn Thư, Kiều phải thừa nhận rằng ả “Khôn ngoan đến mực nói năng phải lời” và đã chấp nhận tha cho Hoạn Thư.
Thông qua những lời lẽ biện minh, lập luận chặt chẽ của Hoạn Thư, Nguyễn Du đã tô đậm tính cách của nhân vật, làm cho nội dung tự sự trở nên mạch lạc, khúc chiết.
Trả lời ngắn gọn
Lúc đầu, Hoạn Thư cũng hồn lạc phách xiêu, nhưng với bản chất khôn ngoan, lọc lõi
+ Hoạn Thư nói về lẽ thường: phụ nữ ghen tuông là chuyện bình thường
+ Hoạn Thư từng nương tay với Kiều khi cho nàng chép kinh, khi Kiều bỏ trốn đã không đuổi theo
+ Hoạn Thư cũng khẳng định chuyện lấy chồng chung thì không tránh khỏi việc ghen tuông, nghi kị
→ Kiều đã tha bổng cho Hoạn Thư vì “Khôn ngoan đến mực nói năng phải lời”
Tham khảo cách trình bày khác
Nàng Kiều đã khen Hoạn Thư là “Khôn ngoan đến mực nói năng phải lời” sau khi nghe Hoạn Thư kêu ca chạy tội. Những lời lập luận của Hoạn Thư đã thể hiện rõ điều đó:
– Tôi là đàn bà, chuyện ghen tuông là chuyện bình thường.
– Ngoài ra tôi đã đối xử tốt với cô khi ở gác viết kinh; khi cô trốn khỏi nhà, tôi cũng chẳng đuổi theo.
– Tôi với cô có chồng chung, chưa dễ ai nhường cho ai.
– Nhưng dù sao tôi cũng gây nên tội với cô, bây giờ chỉ trông mong vào sự độ lượng của cô.
Hoặc
Lúc đầu, Hoạn Thư cũng hồn lạc phách xiêu, nhưng với bản chất khôn ngoan, lọc lõi, ngay trong hoàn cảnh ấy, Hoạn Thư vẫn đủ bình tĩnh để liệu điều kêu ca. Những điều Hoạn Thư kêu ca thực chất là lí lẽ để Hoạn Thư tự gỡ tội cho mình. Trước hết, Hoạn Thư đưa ra giải thích sự ghen tuông là tâm lý chung của đàn bà. Sau đó, Hoạn Thư kín đáo kể công đã chạnh lòng thương xót mà cho Kiều ra chép kinh ở Quan Âm Các: Nghĩ cho khi gác viết kinh và dẫu biết mà không bắt giữ khi nàng bỏ trốn khỏi nhà họ Hoạn: Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo. Cao tay hơn, cuối cùng Hoạn Thư nhận hết tội lỗi về mình và xin Kiều khoan dung. Trước những lời lẽ của Hoạn Thư, Kiều phải thừa nhận rằng ả “Khôn ngoan đến mực nói năng phải lời” . Hoạn Thư đẩy Kiều tới chỗ khó xử: Tha ra thì cũng may đời, Làm ra mang tiếng con người nhỏ nhen. Cho nên dù đã nghiêm khắc răn đe Hoạn Thư nhưng rồi Kiều lại tha bổng.
—————
vừa hướng dẫn các em trả lời câu hỏi bài 2 trang 139 SGK ngữ văn 9 tập 1 với mong muốn giúp các em hiểu bài kỹ hơn, qua đó soạn bài Nghị luận trong văn bản tự sự trong chương trình soạn văn 9 được tốt nhất trước khi tới lớp
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp