Bài 2 trang 19 SGK Ngữ văn 10 tập 1

0
67
Rate this post

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 19 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 phần soạn bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài:

Văn học dân gian Việt Nam có những thể loại cơ bản nào? Hãy định nghĩa ngắn gọn và nêu ví dụ (tên tác phẩm) theo từng thể loại.

Bạn đang xem: Bài 2 trang 19 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Trả lời bài 2 trang 19 SGK văn 10 tập 1

Cách trình bày 1

1. Truyện thần thoại

– Thần thoại là hình thức tự sự dân gian, thường kể về các vị thần xuất hiện chủ yếu ở thời công xã nguyên thủy nhằm giải thích các hiện tượng tự nhiên, thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên, quá trình sáng tạo văn hóa của người Việt cổ.

– Do quan niệm của người Việt cổ, mỗi hiện tượng tự nhiên là một vị thần cai quản như thần sông, thần núi, thần biển…. nhân vật trong thần thoại là thần khác hẳn những vị thần trong thần tích, thần phả.

VD: Sơn Tinh – Thủy Tinh, Thần trụ trời…

2. Sử thi dân gian

– Là những tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần nhịp, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hoặc nhiều biến cố lớn lao diễn ra trong đời sống cộng đồng của nhân dân thời cổ đại.

Ví dụ: sử thi “Đẻ đất đẻ nước” của người Mường dài 8530 câu thơ tả lại sự việc trần gian từ khi hình thành vũ trụ đến khi bản Mường được ổn định.

–   Nhân vật sử thi mang cốt cách của cộng đồng (tượng trưng cho sức khỏe, niềm tin của cộng đồng). Ví dụ: Đăm Săn chiến đấu với mọi thế lực để đem bình yên cho muôn làng. Uylitxơ cùng đồng đội lênh đênh ngoài biển khơi gắn liền với thời đại người Hi Lạp cổ đại chinh phục biển cả…

3. Truyền thuyết

– Dòng tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật cụ thể theo xu hướng lí tưởng hóa. Qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh người có công với đất nước, dân tộc hoặc cộng đồng dân cư của một vùng.

– Nhân vật trong truyền thuyết là nửa thần, nửa người như: Sơn Tinh, Thủy Tinh (Thần vẫn mang tính người) hoặc An Dương Vương (biết cầm sừng tê bẩy tấc rẽ nước về thủy phủ). Như vậy nhân vật có liên quan tới lịch sử nhưng không phải là lịch sử.

– Xu hướng lí tưởng hóa: Nhân dân gửi vào đó những ước mơ khát vọng của mình. Khi có lũ lụt họ ước có một vị thần trị thủy. Khi có giặc họ mơ có một Thánh Gióng.  Trong hòa bình, họ mơ có một hoàng tử Lang Liêu làm ra nhiều thứ bánh ngày tết. Đó là người anh hùng sáng tạo văn hóa.

Ví dụ: truyền thuyết Hùng Vương; An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy; Bánh chưng bánh dày….

4. Cổ tích

– Dòng tự sự dân gian mà cốt truyện kể về những con người bình thường trong xã hội có phân chia đẳng cấp, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động.

– Nội dung truyện cổ tích thường đề cập tới hai vấn đề cơ bản: kể về số phận bất hạnh của người nghèo khổ, phản ánh cuộc đấu tranh xã hội và ước mơ khát vọng đổi đời của nhân dân…(nhân đạo, lạc quan).

–  Nhân vật thường là em út, con riêng, thân phận mồ côi như: Sọ dừa, Tấm Cám, Thạch Sạch…

Ví dụ: Thạch Sanh, Tấm Cám, Cây khế…

5. Truyện cười

– Truyện cười thuộc dòng tự sự dân gian rất ngắn, có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ. Truyện xây dựng trên cơ sở mâu thuẫn trong cuộc sống làm bật lên tiếng cười nhằm mục đích giải trí hoặc phê phán xã hội.

– Các mâu thuẫn trong truyện cười

+ Cái bình thường với không bình thường.

+ Mâu thuẫn giữa lời nói với việc làm.

+ Mâu thuẫn trong nhận thức lí tưởng.

=> Từ những mâu thuẫn ấy làm bật lên tiếng cười.

Ví dụ: Tam đại con gà, Nhưng nó phải bằng hai mày

6. Truyện ngụ ngôn

– Truyện viết theo phương thức tự sự dân gian rất ngắn gọn, kết cấu rất chặt chẽ, nhân vật là người, bộ phận của con người, là vật (phần lớn là các con vật) biết nói, có tính cách như người. Từ đó rút ra những kinh nghiệm và triết lí sâu sắc.

– Nhân vật truyện ngụ ngôn rất rộng rãi có thể là vật, các con vật hoặc người. Truyện có thể xảy ra ở bất cứ đâu.

Ví dụ: Treo biển, Trí khôn…

7. Tục ngữ    

– Câu nói ngắn gọn, hàm súc, phần lớn có hình ảnh, nhịp điệu, đúc kết những kinh nghiệm sống.

– Ví dụ: Tấc đất, tấc vàng. Kiến tha lâu cũng đầy tổ

8. Câu đố    

– Bài văn hoặc câu nói có vần, mô tả sự vật bằng ẩn dụ những hình ảnh, hiện tượng khác lạ để người nghe tìm lời giải nhằm mục đích giải trí, rèn luyện tư duy.

9. Ca dao    

– Tác phẩm thơ trữ tình dân gian, thường được kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, diễn tả thế giới nội tâm của con người.

– Ví dụ: Thân em như tấm lụa đào/Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

10. Vè    

– Tác phẩm tự sự dân gian bằng văn vần, nói về các sự việc, sự kiện của làng, của nước mang tính thời sự qua lối kể mộc mạc.

– Ví dụ: Bà còng đi chợ trời mưa.

11. Truyện thơ    

– Là tác phẩm tự sự dân gian bằng thơ, phản ảnh số phận và khát vọng của con người về hạnh phúc và sự công bằng.

12. Chèo

– Tác phẩm sân khấu dân gian kết hợp với yếu tố trữ tình và trào lộng, ca ngợi những tấm gương đạo đức phê phán đả kích mặt trái của xã hội.

– Ngoài chèo còn có những thể loại sân khấu khác cũng thuộc về dân gian như tuồng, cải lương, múa rối.

– Ví dụ: Chèo Quan Âm Thị Kính, Suý Vân giả dại.

Cách trình bày 2

Định nghĩa và ví dụ các thể loại văn học dân gian.

1. Thần thoại

+ Hình thức văn xuôi tự sự

+ Thường kể về các vị thần nhằm giải thích các hiện tượng tự nhiên; thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên và phản ánh quá trình sáng tạo văn hóa của người Việt cổ.

+ Ví dụ: Thần trụ trời, Nữ thần Mặt trăng, Thần mặt trời, …

2. Sử thi

+ Hình thức văn xuôi tự sự (có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần nhịp, kiểu văn xuôi, văn vần hoặc kết hợp cả hai).

+ Xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hoặc nhiều biến cố lớn lao diễn ra trong đời sống cộng đồng của nhân dân thời cổ đại; qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ, tôn vinh của nhân dân đối với những người có công với cộng đồng.

+ Ví dụ: Sử thi Đẻ đất đẻ nước của người Mường, Sử thi Đăm Săn của dân tộc Ê – đê, …

3. Truyền thuyết

+ Hình thức văn xuôi tự sự

+ Kể về sự kiện và nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử) cụ thể theo xu hướng lí tưởng hóa; qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh người có công với đất nước, dân tộc hoặc cộng đồng dân cư của một vùng. Bên cạnh đó, truyền thuyết cũng vừa đề cao, vừa phê phán các nhân vật lịch sử.

+ Ví dụ: truyền thuyết Hùng Vương; An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy; Bánh chưng bánh dày….

4. Cổ tích

+ Hình thức văn xuôi tự sự

+ Cốt truyện và hình tượng được hư cấu có chủ đích, kể về số phận của những con người bình thường trong xã hội có phân chia đẳng cấp, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan cảu nhân dân lao động.

+ Ví dụ: Thạch Sanh, Tấm Cám, Cây khế…

5. Truyện cười

+ Hình thức văn xuôi tự sự (dung lượng ngắn, có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ)

+ Kể về những sự việc, hiện tượng xấu, trái tự nhiên trong cuộc sống làm bật lên tiếng cười, nhằm mục đích giải trí hoặc phê phán xã hội.

+ Ví dụ: Tam đại con gà, Nhưng nó phải bằng hai mày, …

6. Truyện ngụ ngôn

+ Hình thức văn xuôi tự sự (rất ngắn gọn, kết cấu rất chặt chẽ)

+ Truyện thông qua các ẩn dụ để kể về những sự việc liên quan đến con người, từ đó rút ra những kinh nghiệm và triết lí sâu sắc.

+ Ví dụ: Treo biển, Trí khôn, …

7. Tục ngữ

+ Hình thức: Câu/lời nói có tính nghệ thuật (ngắn gọn, hàm súc, phần lớn có hình ảnh, vần, nhịp)

+ Đúc kết những kinh nghiệm thực tiễn, thường được dùng trong ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày của nhân dân.

+ Ví dụ: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn, Gần mực thì đen gần đèn thì sáng, Nuôi lợn ăn cơm nằm/Nuôi tằm ăn cơm đứng,…

8. Câu đố

+ Hình thức: Bài thơ hoặc câu nói có tính có vần

+ Mô tả vật bằng những hình ảnh, hình tượng khác lạ để người nghe tìm lời giải thích nhằm mục đích giải trí, rèn luyện tư duy và cung cấp những tri thức về cuộc sống.

+ Ví dụ: “Không miệng mà lại biết kêu /Không tội mà lại bị treo lên xà”. Đáp án: (cái chuông)

9. Ca dao

+ Hình thức: thơ trữ tình (thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng)

+ thể hiện thế giới nội tâm con người.

+ Ví dụ:

“Anh đi anh nhớ quê nhà,

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.

Nhớ ai dãi nắng dầm sương,

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao”.

10. Vè

+ Hình thức: Văn vần có lời thơ mộc mạc.

+ Phần lớn nói về những sự kiện, sự việc của làng, nước mang tính thời sự, nhằm thông báo và bình luận.

+ Ví dụ: ‘‘Vè thách cưới’’, ‘‘Vè bão năm Tỵ’’, ‘‘Vè sai đạo’’, ‘‘Vè thầy Thông Chánh’’…

11. Truyện thơ

+ Hình thức: thơ, văn vần

+ Phản ánh số phận và khát vọng của con người về hạnh phúc lứa đôi và sự công bằng trong xã hội.

+ Ví dụ : Truyện Kiều (Nguyễn Du), Truyện Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu), …

12. Chèo (Các hình thức diễn xướng dân gian)

+ Hình thức: kịch hát dân gian kết hợp với yếu tố trữ tình và trào lộng

+ Ca ngợi những tấm gương đạo đức phê phán đả kích mặt trái của xã hội.

+ Các thể loại sân khấu dân gian khác : tuồng, cải lương, múa rối, …

+ Ví dụ: Chèo Quan Âm Thị Kính, Suý Vân giả dại, …

Cách trình bày 3

TT Thể loại Định nghĩa Ví dụ
1 Thần thoại

– Hình thức: văn xuôi tự sự

– Nội dung: thường kể các vị thần, nhằm giải thích tự nhiên.

Thần trụ trời, Nữ thần Mặt trăng, Thần mặt trời, …

2 Sử thi

– Hình thức: văn vần hoặc văn xuôi, hoặc kết hợp cả hai

– Nội dung: kể lại những sự kiện lớn có ý nghĩa quan trọng đối với sốm phận cộng đồng.

Sử thi Đẻ đất đẻ nước của người Mường, Sử thi Đăm Săn của dân tộc Ê – đê, …

3 Truyền thuyết

– Hình thức: văn xuôi tự sự

– Nội dung: kể lại các sự kiện và các nhân vật lịch sử được lí tưởng hóa.

truyền thuyết Hùng Vương; An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy; Bánh chưng bánh dày….

4 Truyện cổ tích

– Hình thức: văn xuôi tự sự

– Nội dung: kể về số phận những con người bình thường trong xã hội thể hiện quan niệm và mơ ước của nhân dân về hạnh phúc và công bằng xã hội.

Thạch Sanh, Tấm Cám, Cây khế…

5 Truyện ngụ ngôn

– Hình thức: văn xuôi tự sự

– Nội dung: kể lại các câu chuyện trong đó nhân vật chủ yếu là động vật và đồ vật nhằm nêu lên những kinh nghiệm sống, bài học luân lí, triết lí nhân sinh.

Treo biển, Trí khôn, …

6 Truyện cười

– Hình thức: văn xuôi tự sự

– Nội dung: kể lại các sự việc, hiện tượng gây cười nhằm giải trí và phê phán xã hội.

Tam đại con gà, Nhưng nó phải bằng hai mày, …

7 Tục ngữ

– Hình thức: lời nói có tính nghệ thuật

– Nội dung: đúc kết kinh nghiệm của nhân dân về thế giới tự nhiên, lao động sản xuất và phép ứng xử trong cuộc sống con người.

Tốt gỗ hơn tốt nước sơn, Gần mực thì đen gần đèn thì sáng, Nuôi lợn ăn cơm nằm/Nuôi tằm ăn cơm đứng,…

8 Câu đố

– Hình thức: văn vần hoặc câu nói thường có vần

– Nội dung: mô tả vật đố bằng hình ảnh, hình tượng khác lạ để người nghe tìm lời giải

Một đàn cò trắng phau phau/ Ăn no tắm mát rủ nhau đi nằm.(Đáp án: cái bát)

9 Ca dao

– Hình thức: văn vần hoặc kết hợp lời thơ và giai điệu nhạc.

– Nội dung: trữ tình, diễn tả đời sống nội tâm của con người.

Ai ơi bưng bát cơm đầy/Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.

10

– Hình thức: văn vần

– Nội dung: thông báo và bình luận về những sự kiện có tính chất thời sự hoặc những sự kiện lịch sử đương thời.

Về loài vật, cây trái, sự vật, vè thế sự (vè sinh hoạt xã hội), vè lịch sử…

11 Truyện thơ

– Hình thức: văn vần

– Nội dung: phản ánh số phận của người nghèo khổ và khát vọng về tình yêu tự do, về sự công bằng trong xã hội.

Truyện Kiều (Nguyễn Du), Truyện Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu), …

12 Chèo (Các hình thức diễn xướng dân gian)

– Hình thức: các hình thức ca kịch và trò diễn có tích truyện, kết hợp kịch bản với nghệ thuật diễn xuất.

– Nội dung: diễn tả cảnh sinh hoạt và những kiểu mẫu người điển hình trong xã hội nông nghiệp ngày nay.

Chèo Quan Âm Thị Kính, Suý Vân giả dại, …

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 2 trang 19 SGK ngữ văn 10 tập 1 được Học Tốt biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam trong chương trình soạn văn 10 tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 19 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/bai-2-trang-19-sgk-ngu-van-10-tap-1/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp