Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 190 SGK Ngữ văn 9 tập 1 phần trả lời câu hỏi xưng hô trong hội thoại, soạn bài Ôn tập phần tiếng việt chi tiết và đầy đủ nhất.
Đề bài
Thảo luận vấn đề: Vì sao trong tiếng Việt, khi giao tiếp, người nói phải hết sức chú ý đến sự lựa chọn từ ngữ xưng hô?
Bạn đang xem: Bài 3 trang 190 SGK Ngữ văn 9 tập 1 (Phần 2)
Trả lời bài 3 trang 190 SGK Ngữ văn 9 tập 1
Câu trả lời tham khảo
Cách trình bày 1
Trong giao tiếp, người Việt Nam hết sức chú ý lựa chọn từ xưng hô, bởi vì hệ thống từ xưng hô trong tiếng Việt hết sức phong phú và linh hoạt. Ngoài nhóm đại từ nhân xưng, hầu hết các danh từ chỉ quan hệ thân tộc, chức danh, chức vụ đều có thể chuyển thành từ xưng hô. Cách xưng hô thay đổi tùy theo tình huống giao tiếp (thân mật, xã giao), mối quan hệ (khinh hay trọng, ngang vai hay không ngang vai,…). Rất ít từ xưng hô được coi là trung hoà như các ngôn ngữ châu Âu. Nếu không xưng hô đúng tình và quan hệ nói trên sẽ bị người nghe coi là khiếm nhã thậm chí hỗn xược.
Cách trình bày 2
– Tiếng Việt khi giao tiếp, người nói phải hết sức lựa chọn từ ngữ xưng hô. Đối với người Việt Nam, xưng hô thể hiện mối quan hệ, thái độ, tình cảm.
– Mỗi phương tiện xưng hô đều thể hiện tình cảm của tình huống giao tiếp và mối quan hệ giữa người nói với người nghe: Tình cảm thân hay sơ, khinh hay trọng.
– Hầu như không có từ ngữ xưng hô trung hòa. Vì thế, nếu không chú ý để lựa chọn được từ ngữ xưng hô thích hợp với tình huống và quan hệ thì người nói sẽ không đạt được kết quả trong giao tiếp như mong muốn, thậm chí trong nhiều trường hợp, giao tiếp không tiến triển được nữa.
Cách trình bày 3
– Đối với người Việt Nam, xưng hô thể hiện mối quan hệ, thái độ, tính cách. Hệ thống xưng hỗ trong tiếng Việt lại hết sức phong phú và linh hoạt. Khi giao tiếp, người Việt rất chú ý khi lựa chọn từ ngữ để xưng hô.
– Nếu xưng hô không phù hợp với tình huống và quan hệ giao tiếp sẽ bị người nghe coi là khiếm nhã, thậm chí hỗn xược, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc giao tiếp, thậm chí trong nhiều trường hợp, giao tiếp không tiến triển được nữa.
————–
vừa hướng dẫn các em trả lời câu hỏi bài 3 trang 190 SGK ngữ văn 9 tập 1 với mong muốn giúp các em hiểu bài kỹ hơn, qua đó soạn bài Ôn tập phần tiếng việt trong chương trình soạn văn 9 được tốt nhất trước khi tới lớp
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp