Bài 2 trang 98 SGK Ngữ văn 10 tập 1

0
66
Rate this post

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 98 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 phần soạn bài Luyện viết đoạn văn tự sự chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài:

Trong câu chuyện về hậu thân của chị Dậu ở bài Lập dàn ý bài văn tự sự, một bạn học sinh đã viết như sau:

Bạn đang xem: Bài 2 trang 98 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Vậy là chị được cử về Đông Xá, về cái làng quê bé nhỏ, nghèo khổ của chị. Vừa đặt chân tới con đê cao, con đê chắn ngang mấy nếp nhà lụp xụp, chị Dậu chợt nhìn thấy ở chân trời phía đông một vừng hồng ửng lên /…/. Một đoàn người áo quần rách rưới, nhưng nét mặt ai cũng hồ hởi, từ trong làng đi ra. Người cầm gậy, kẻ cầm dao, cầm kiếm, vác cờ đỏ, ào tới vây lấy chị. Người nông dân khốn khổ từng chạy trốn trong cái đêm đen ấy bỗng úa nước mắt /…/. Cố nén xúc động, chị Dậu dang rộng đôi cánh tay như muốn ôm lấy mọi người, rồi nghẹn ngào nói:

– Cách mạng thành công rồi! Cả dân tộc đã đứng dậy! Bà con ơi, chúng ta hãy lên huyện bắt bọn quan lại, phá kho thóc, chia cho dân nghèo.

a) Có thể coi đây là đoạn văn trong văn bản tự sự được không, vì sao? Theo anh (chị), đoạn văn đó thuộc phần nào của “truyện ngắn” mà bạn học sinh định viết?

b) Viết đoạn văn này, bạn học sinh đã thành công ở nội dung nào, nội dung nào bạn còn phân vân và để trống?Anh chị hãy viết tiếp vào những chỗ để trống đó (dấu ba chấm) để cùng bạn hoàn chỉnh đoạn văn định viết.

Trả lời bài 2 trang 98 SGK văn 10 tập 1

Cách trình bày 1

a)  Đoạn văn này thuộc phần thân bài (phần phát triển) trong “truyện ngắn” mà bạn học sinh định viết. Đoạn văn này đã kể lại một sự việc quan trọng, đó là chuyện “Chị Dậu về làng lãnh đạo cuộc nổi dậy khi cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 nổ ra”. Sự việc ấy phù hợp với chủ đề và cốt truyện mà bạn học sinh đã nêu ra và lập dàn ý. Có thể xem đây là đoạn văn trong văn bản tự sự.

b) Có thể nói, đoạn văn trên mới chỉ thành công trong việc “kể” lại câu chuyện. Nhược điểm của đoạn văn là việc sắp xếp những đoạn tả cảnh, tả tâm trạng còn chưa nhuyễn, chưa hay. Văn phong còn lúng túng, gượng gạo.

– Có thể sửa chữa lại hai chỗ “lúng túng” trong đoạn văn của bạn học sinh như sau:

“… Đặt chân tới con đê cao, con đê chắn ngang nếp nhà lụp xụp của gia đình chị đúng lúc ở phía trời đông ông mặt trời bắt đầu thắp sáng bình minh bằng những ánh hồng rực rỡ, chị Dậu bỗng chợt nhìn thấy một đoàn ng-ười…”.

“Người đàn bà nhà quê khốn khổ từng chạy trốn trong cái đêm đen ấy vui mừng đến rơi nước mắt. Nhưng cố nén xúc động…”.

Cách trình bày 2

a. Đoạn văn này thuộc phần thân bài (phần phát triển) trong “truyện ngắn” mà bạn học sinh định viết. Đoạn văn này đã kể lại một sự việc quan trọng, đó là chuyện “Chị Dậu về làng lãnh đạo cuộc nổi dậy khi cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 nổ ra”. Sự việc ấy phù hợp với chủ đề và cốt truyện mà bạn học sinh đã nêu ra và lập dàn ý. Có thể xem đây là đoạn văn trong văn bản tự sự.

b.

– Có thể nói, đoạn văn trên mới chỉ thành công trong việc “kể” lại câu chuyện. Nhược điểm của đoạn văn là việc sắp xếp những đoạn tả cảnh, tả tâm trạng còn chưa nhuyễn, chưa hay. Văn phong còn lúng túng, gượng gạo.

– Có thể sửa chữa lại hai chỗ “lúng túng” trong đoạn văn của bạn học sinh như sau:

+ Ở chỗ trống thứ nhất: HS kể nên một đoạn về việc chị Dậu về làng vận động nhân dân tham gia cách mạng như thế nào? Nhân dân trong làng được chị thuyết phục và nghe theo chị ra sao? Trong quá trình đó, những ai (Nhân vật do học sinh tưởng tượng ra) hưởng ứng và ủng hộ chị tích cực nhất? Những công việc cụ thể của họ như thế nào? Anh Dậu và các con chị lúc ấy ra sao? Bọn mật thám Pháp phối hợp với ông Lý ứng xử thế nào?… Cuối cùng, dưới sự lãnh đạo của tổ chức Đảng cấp trên, chị Dậu đã tập hợp được nhân dân làng Đông Xá, giương cao cờ đỏ sao vàng, xuống đường ủng hộ cách mạng.

+ Ở chỗ trống thứ hai: HS nên kể tiếp một đoạn ngắn về việc chị Dậu tuyên truyền, cô động nhân dân như thế nào? Có thể đưa ra lời diễn thuyết phải ăn nhập với lời cuối. Chẳng hạn nhân làng Đông Xá vùng lên đánh Pháp, đuổi Nhật.

Cách trình bày 3

a, Đoạn văn thuộc phần thân bài (phần diễn biến) kể lại một sự việc quan trọng “Chị Dậu về làng lãnh đạo cuộc nổi dậy khi cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 nổ ra”

+ Sự việc ấy phù hợp với chủ đề, cốt truyện của bạn hs đưa ra.

+ Đây được coi là một đoạn trong văn bản tự sự

b, Có thể nói, đoạn văn trên thành công khi kể lại câu chuyện. Nhược điểm, sự sắp xếp những đoạn tả cảnh, tả tâm trạng chưa thuần thục, vẫn còn sự lúng túng

– Sửa: “… Đặt chân tới con đê cao, con đê chắn ngang nếp nhà lụp xụp của gia đình chị lúc ở phía trời đông ông mặt trời bắt đầu thắp sáng bình minh bằng những ánh hồng rực rỡ, chị Dậu bỗng chợt nhìn thấy một đoàn người…”

Người đàn bà nhà quê khốn khổ từng chạy trốn trong cái đêm đen ấy, vui mừng đến rơi nước mắt. Nhưng cố nén xúc động…”

Cách trình bày 4

a. Đoạn văn này thuộc phần thân bài trong “truyện ngắn” mà bạn học sinh định viết. Đoạn văn này đã kể lại một sự việc quan trọng, đó là chuyện “Chị Dậu về làng lãnh đạo cuộc nổi dậy khi cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 nổ ra”. Sự việc ấy phù hợp với chủ đề và cốt truyện mà bạn học sinh đã nêu ra và lập dàn ý. Có thể xem đây là đoạn văn trong văn bản tự sự.

b. Đoạn văn đã thành công khi kể lại được nội dung truyện, tuy nhiên đoạn văn còn chưa rành mạch, rõ ý khi kết hợp miêu tả cảnh vật và tâm trạng con người. Có thể sửa lại như sau;

Vừa đặt chân tới con đê cao, con đê chắn ngang mấy nếp nhà lụp xụp, ở phía đông mặt trời đang dần thắp sáng bầu trời bằng những ánh hồng rực rỡ, chị Dậu bỗng nhìn thấy một đoàn người áo quần rách rưới, nhưng nét mặt ai cũng hồ hởi, từ trong làng đi ra…

Cách trình bày 5

a. – Có thể xem đây là đoạn văn tự sự, vì:

+ Đoạn văn đã kể lại một sự việc quan trọng, đó là chuyện chị Dậu về làng lãnh đạo cuộc nổi dậy khi cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 nổ ra.

+ Sự việc phù hợp với chủ đề và cốt truyện mà bạn học sinh đã nâu ra và lập dàn ý.

b.

– Ưu điểm: thành công trong việc “kể” lại câu chuyện.

– Nhược điểm:

+ Sắp xếp những đoạn tả cảnh, tả tâm trạng còn chưa nhuyễn, chưa hay.

+ Văn phong còn lung túng, gượng gạo.

– Có thể sửa lại hai chỗ “lúng túng” trong đoạn văn như sau:

+ “…Đặt chân tới con đê….nếp nhà lụp xụp của gia đình chị đsung lúc ở phía trời đông ông mặt trời bắt đầu thắp sáng bình minh bằng những ánh hồng rực rỡ, chị Dậu bỗng chợt nhìn thấy một đoàn người…”

+ “Người đàn bà nhà quê khốn khổ từng chạy trốn trong cái đêm đen ấy vui mừng đến vui nước mắt. Nhưng cố nén xúc động…”.

Người đàn bà khốn khổ từng chạy trốn trong cái đêm đen ấy bỗng vui mừng đến rơi nước mắt. Rồi cố nén xúc động, chị Dậu dang rộng đôi cánh tay…

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 2 trang 98 SGK ngữ văn 10 tập 1 được Học Tốt biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Luyện viết đoạn văn tự sự trong chương trình soạn văn 10 tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 98 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Luyện viết đoạn văn tự sự

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/bai-2-trang-98-sgk-ngu-van-10-tap-1/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp