Bài 4 trang 205 SGK Ngữ văn 9 tập 1

0
54
Rate this post

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 4 trang 205 SGK Ngữ văn 9 tập 1 phần trả lời câu hỏi đề luyện tập, soạn bài Kiểm tra phần tiếng việt chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài

Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong những câu (đoạn) sau: 
a.

Bạn đang xem: Bài 4 trang 205 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Một dãy núi mà hai màu mây 

Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác

Như anh với em, như Nam với Bắc 

Như đông với tây một dải rừng liền.

(Phạm Tiến Duật, Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây)

b. Khi tâm hồn ta đã rèn luyện thành một sợi dây đàn sẵn sàng rung động trước mọi vẻ đẹp của vũ trụ, trước mọi cái cao quý của cuộc đời, chúng ta là người một cách hoàn toàn hơn.

(Thạch Lam, Theo dòng)

c. Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!

(Thép Mới, Cây tre Việt Nam)

Trả lời bài 4 trang 205 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Câu trả lời tham khảo

Cách trình bày 1

a. Tác giả sử dụng biện pháp so sánh trong hai câu thơ:

Như anh với em, như Nam với Bắc 
Như đông với tây một dải rừng liền.

Thông qua phép tu từ, tác giả muốn khẳng định giữa anh và em, giữa hai miền Nam và Bắc tuy khác nhau mà là một, giống như mây, mưa, khí trời, … của hai bên Trường Sơn tuy khác nhau mà lại liền một dải núi.

b. Thạch Lam sử dụng biện pháp ẩn dụ, so sánh ngầm giữa tâm hồn con người rung động trước vẻ đẹp và sự cao quý với sợi dây đàn. Qua đó muốn khẳng định con người chỉ thực sự là người khi biết rung động trước vẻ đẹp và sự cao quý, giống như sợi dây đàn sẵn sàng rung động trước mọi vẻ đẹp.

c. Đoạn văn của Thép Mới dùng nhân hóa và điệp ngữ, tre được nhân hoá như người, điệp ngữ: tre, giữ, anh hùng,…để thấy vai trò của tre trong cuộc chiến đấu chống lại kẻ thù, bảo vệ độc lập của dân tộc.

Cách trình bày 2

Nghệ thuật độc đáo trong các câu (đoạn) :

a. So sánh : Hai dãy Trường Sơn ví như hai con người (anh với em), như hai miền đất (Nam với Bắc), như hai phía (đông với tây) → sự gắn bó keo sơn mà không gì có thể chia cắt được.

b. Ẩn dụ : Sợi dây đàn để chỉ tâm hồn con người. Đó là một tâm hồn nhạy cảm biết rung động trước cuộc sống và cuộc đời…

c. Nhân hóa và điệp ngữ : Cây tre cũng như con người, sống động, gần gũi; những từ ngữ tre, giữ, anh hùng được lặp lại nhiều lần nhằm nhấn mạnh hình ảnh cây tre cũng như những chiến công của nó, làm cho câu văn hài hòa, nhịp nhàng hơn.

————-

Các em vừa tham khảo cách trả lời bài 4 trang 205 SGK ngữ văn 9 tập 1 được tổng hợp và biên soạn giúp em đề luyện tập và soạn bài Kiểm tra phần tiếng việt tốt hơn trước khi đến lớp.

Còn rất nhiều những bài tập khác thuộc chương trình soạn văn 9 đã được chúng tôi biên soạn. Hãy thường xuyên truy cập vào trang để cập nhật nhé.

Trả lời câu hỏi bài 4 trang 205 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Kiểm tra phần tiếng việt

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/bai-4-trang-205-sgk-ngu-van-9-tap-1/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp