Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 6 trang 102 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 phần soạn bài Ôn tập văn học dân gian Việt Nam chi tiết và đầy đủ nhất.
Đề bài:
Hãy tìm một bài thơ (hoặc câu thơ) của các nhà thơ trung đại và hiện đại có sử dụng chất liệu văn học dân gian để chứng minh vai trò của văn học dân gian đối với văn học viết.
Bạn đang xem: Bài 6 trang 102 SGK Ngữ văn 10 tập 1
Trả lời bài 6 trang 102 SGK văn 10 tập 1
Cách trình bày 1
Bài thơ Mời trầu của Hồ Xuân Hương có sử dụng hình ảnh trầu – cau là chất liệu của ca dao; các bài thơ của Nguyễn Bính cũng sử dụng rất nhiều chất liệu của ca dao; trong Truyện Kiều, Nguyễn Du có sử dụng nhiều hình ảnh, từ ngữ lấy từ chất liệu ca dao (ví dụ như: Truyện Kiều: “Thiếp như hoa đã lìa cành / Chàng như con bướm lượn vành mà chơi”. Ca dao: “Ai làm cho bướm lìa hoa / Cho con chim xanh nỡ bay qua vườn hồng”).
Cách trình bày 2
Văn học dân gian là nguồn cảm hứng sáng tác hoặc chất liệu thường được các nhà văn, nhà thơ sau này sử dụng trong các tác phẩm của mình. Góp phần giữ gìn và phát huy, sáng tạo các giá trị văn học Việt Nam.
Ví dụ trong bài thơ Thương vợ của Tú Xương có sử dụng chất liệu văn học từ dân gian là các câu thành ngữ:
Một duyên hai nợ âu đành chịu
Năm nắng mười mưa dám quản công
Hoặc trong thơ của Nguyễn Trãi, trong dân gian có câu thành ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, Nguyễn Trãi đã sáng tạo ngôn ngữ dân tộc lại:
Ở đáng thấp thì nên đáng thấp
Đen gần mực, đỏ gần son”
(Báo kính cảnh giới -21)
Hoặc câu thành ngữ “Tay làm ham nhai, tay quai miệng trễ” và “Miệng ăn núi lở” , được tác giả gọt giũa, cách điệu hóa và nâng lên diễn đạt thành câu thơ như một lời khuyên răng về việc lao động:
Tay ai thì lại làm nuôi miệng
Làm biếng ngồi ăn lở núi non
(Báo kính cảnh giới – 22)
Cách trình bày 3
– Dân gian có câu tục ngữ:
“Cố đấm ăn xôi
Làm mướn không công”
Thì Hồ Xuân Hương có câu:
“Cố đấm ăn xôi, xôi lại hỏng
Cầm bằng làm mướn, mướn không công”
– Chế Lan Viên mượn hình ảnh Thánh Gióng trong bài thơ Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?:
Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt
Mỗi con sông đều muốn hóa Bạch Đằng.
Cách trình bày 4
a. Trong văn học trung đại
– Thơ Hồ Xuân Hương:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
(Bánh trôi nước)
+ Thân em: cách mở đầu giống với mô – tip bắt đầu bằng thân em của ca dao.
+ Bảy nổi ba chìm sử dụng lời ăn tiếng nói của dân gian (thành ngữ)
– Thơ Nguyễn Khuyến:
Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Bác đến chơi đây, ta với ta
(Bạn đến chơi nhà)
+ Lấy từ “Miếng trầu làm đầu câu chuyện” – tục lệ tiếp khách có trầu không trong dân gian.
b. Trong văn học hiện đại
– Bài thơ Bài ca xuân 68 của Tố Hữu có đoạn:
“Hoan hô Anh giải phóng quân
Kính chào Anh, con người đẹp nhất!
Lịch sử hôn Anh, chàng trai chân đất
Sống hiên ngang, bất khuất trên đời
Như Thạch Sanh của thế kỉ hai mươi
Đoạn thơ có sử dụng chất liệu trong cổ tích Thạch Sanh:
“Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rủ bùn đứng dậy, sáng lòa”…
– Khổ thơ trên có sử dụng 2 hình ảnh trong ca dao: hình ảnh “lửa thử vàng” và “bông sen không lấm trong bùn”:
“Vàng thì thử lửa thử than
Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời“
Hình tượng “Lửa thử vàng” dẫn đến việc dùng từ “sáng lòa” trong câu: “Nước Việt Nam từ máu lửa – Rũ bùn đứng dậy sáng lòa“
– Và bài ca dao:
“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh, bông trắng, lại chen nhị vàng
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh
Gần bùn mà chang hôi tanh mùi bùn“
Do ý tứ của bài ca dao này mà Nguyễn Đình Thi đã sử dụng từ “bùn” trong “Rủ bùn đứng dậy…
Các nhà thơ, nhà văn lớn thường lấy trong ca dao, truyện kể dân gian những yếu tố nội dung và nghệ thuật làm nên tác phẩm của mình.
Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 6 trang 102 SGK ngữ văn 10 tập 1 được Học Tốt biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Ca dao hài hước trong chương trình soạn văn 10 tốt hơn trước khi đến lớp.
Chúc các em học tốt !
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp