Uống bao nhiêu cốc bia sẽ bị thổi phạt về nồng độ cồn?
Bạn có biết rằng, dù chỉ uống khoảng 1,5 lon bia, bạn vẫn có thể sẽ bị phạt từ 2-3 triệu đồng cho hành vi uống rượu, bia khi tham gia giao thông.
Pháp luật Việt Nam đã có quy định rất cụ thể về nồng độ cồn khi khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Trong đó, đối với phương tiện ô tô, lái xe tuyệt đối không được phép sử dụng rượu bia; còn đối với xe máy và moto, con số cho phép là không vượt quá 50mg/100ml máu hoặc dưới 0,25mg/1L khí thở.
Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng uống bao nhiêu thì sẽ vượt quá mức cho phép trên. Rất nhiều người khi được hỏi đều đưa ra câu trả lời không chính xác, thậm chí không ít người còn cho rằng phải uống đến 5-6 lon bia thì mới có thể bị thổi phạt về nồng độ cồn. Trên thực tế thì điều này hoàn toàn ngược lại.
Bạn đang xem: UỐNG BAO NHIÊU CHAI BIA THÌ BỊ PHẠT
Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), một đơn vị uống chuẩn chứa 10 gram cồn. Đơn vị uống chuẩn này sẽ tương ứng với:
– 1 chén rượu mạnh (40 độ, 30 ml);
– 1 ly rượu vang (13,5 độ, 100 ml);
– 1 vại bia hơi (330 ml);
– 2/3 chai (lon) bia (330 ml).
Ngoài ra, nồng độ cồn trong máu/khí thở còn phụ thuộc vào cả các yếu tố như: Cân nặng người uống, tốc độ uống, thời gian uống và loại đồ uống.
Như vậy, để không bị thổi phạt về nồng độ cồn khi tham gia giao thông, mà cụ thể là điều khiển xe máy, moto thì nam giới không nên uống quá 2 đơn vị uống chuẩn, tương đương với 1,5 lon bia hoặc 2 ly rượu. Đối với nữ giới, chỉ nên uống tối đa 1 lon bia vào thời điểm 1 giờ trước khi lái xe.
Đối với phương tiện ô tô, lái xe tuyệt đối không được phép sử dụng rượu bia
MỨC XỬ PHẠT NỒNG ĐỘ CỒN KHI THAM GIA GIAO THÔNG LÀ BAO NHIÊU?
Các mức độ vi phạm theo quy định
Đối với người điều khiển ô tô:
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng.
– Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 3 đến 5 tháng.
– Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; hoặc không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ. Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 4 đến 6 tháng.
Đối với người điều khiển xe moto, xe gắn máy:
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng.
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với người điều khiển xe không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của người thi hành công vụ; hoặc điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 3 đến 5 tháng.
Lỡ uống lon bia, nghỉ bao lâu mới được lái xe theo luật mới?
Uống 1 lon bia, 3 giờ mới hết nồng độ cồn
Ths.BS Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai cho biết, thời gian từ lúc uống rượu, bia đến khi có xét nghiệm âm tính (không còn nồng độ cồn trong máu, hơi thở) phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: Lượng rượu, nồng độ rượu, thời gian uống, uống lúc đói hay lúc no (lúc đói hấp thụ nhanh hơn)…
Ngoài ra, còn phụ thuộc vào cơ thể, tình trạng bệnh lý, bởi có người uống từ tối hôm trước nhưng sáng hôm sau nồng độ cồn vẫn còn trong máu, trong hơi thở.
Bà Trần Thị Trang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cũng cho biết, không có con số chính xác tuyệt đối cho mọi cá nhân là uống rượu bia sau bao lâu mới được lái xe, hay sau bao lâu uống rượu bia thì hết nồng độ cồn trong cơ thể.
Tuy nhiên, theo tính toán, đối với người có cơ chế chuyển hóa bình thường, sau 1 giờ, gan sẽ dung nạp và chuyển hóa hết 1 đơn vị cồn. Tuy nhiên, để hết hoàn toàn 1 đơn vị cồn, cơ thể còn phải mất từ 1-2 giờ nữa.
Do đó, nếu một người khỏe mạnh, không có bệnh lý gì kèm theo, khi uống 1 đơn vị cồn, cơ thể phải mất từ 2-3 giờ mới phân rã hết hoàn toàn.
Với những người có chức năng gan suy yếu hay có cơ thể chuyển hóa chậm hơn thì sẽ mất thời gian lâu hơn.
Gan không thể thải hơn 2 đơn vị cồn/ngày
Rượu hay bia bản chất vẫn là ethanol, tác hại cho sức khoẻ là do chất cồn (ethanol) có trong rượu, bia gây ra. Vì vậy, tác hại với sức khoẻ do rượu bia không phụ thuộc vào loại đồ uống là bia, rượu hay rượu vang… mà phụ thuộc vào lượng uống (tiêu thụ bao nhiêu gam cồn) và cách thức uống (tần suất sử dụng hay uống ở mức nguy hại).
Tác hại của ethanol là gây hại cho gan, tổn thương não, đặc biệt là hệ thần kinh và ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn cơ thể.
Theo quy định của Tổ chức Y tế thế giới 1 đơn vị cồn tương đương 10g cồn nguyên chất chứa trong dung dịch uống, tức khoảng 3/4 lon bia 330 ml (5%) hoặc 1 cốc bia hơi 330 ml (4%), 1 ly rượu vang 100 ml (13,5%) hoặc một chén rượu mạnh 30 ml (40%).
Cũng theo khuyến cáo của WHO, một lá gan dù khoẻ cũng chỉ có thể thải được 2 đơn vị cồn/ngày với nam, 1 đơn vị cồn/ngày đối với nữ và không uống quá 5 ngày/tuần.
Tuy nhiên với thể trạng thấp bé của người Việt Nam, để an toàn, lượng cồn tiêu thụ cần phải thấp hơn mức khuyến cáo trên.
Theo bà Trang, các nghiên cứu cho thấy, rượu bia là nguyên nhân có hơn 32% các vụ tai nạn giao thông ở nam giới và gần 20% ở nữ giới.
Người điều khiển mô tô, xe máy có nồng độ cồn trong máu trên 50mg/100 ml máu hoặc 0,25mg/lít khí thở có nguy cơ gặp tai nạn giao thông cao gấp 40 lần so với người không uống.
Do đó, tốt nhất người dân không nên uống rượu bia, nếu uống, nên hạn chế ở mức thấp nhất và có thời gian nghỉ ngơi trước khi điều khiển phương tiện.
Giải pháp để không bị phạt lỗi vượt nồng độ cồn
1. Không uống.
2. Nếu phải uống thì:
+ …..đi xe đạp đi nhậu, vì chưa có chế tài phạt việc điều khiển xe đạp có nồng độ cồn trong máu.
+ Uống tới bến đi các bạn, uống thật say cho quên hết sự đời rồi alo vợ yêu lên rước về, vừa được ngồi sau ôm vợ, vừa có cơ hội được gọi tên người trong mộng thoải mái mà không bị vợ la rầy ( em huệ….huệ….hu…ê….)
+ Nếu chưa có vợ thì cũng cứ uống thoải mái rồi đón xe ôm hoặc taxi về, cũng chưa có luật nào phạt người ngồi sau bị đo nồng độ cồn.
Lý do quy định nồng độ cồn không được vượt quá 50mg/100ml máu là vì:
Theo một số thực nghiệm khoa học gần đây người ta nhận thấy: với nồng độ cồn ở mức 0,05mg / lít khí thở thì người uống sẽ bị kích động nhẹ, nói nhiều, suy nghĩ giảm.
Ở mức 0,1mg/lít khí thở thì người điều khiển xe không làm chủ được tay lái.
Ở nồng độ 0,2mg/lít khí thở thì người điều khiển sẽ đi loạng choạng, dễ bị ức chế, dễ giận dữ.
Khi nồng độ cồn trong máu đạt 50mg/100ml thì lúc này người điều khiển đã không thể điều khiển xe chính xác còn nếu vượt quá ngưỡng 50mg/100ml thì hệ thần kinh suy giảm, dễ gây tai nạn. Thậm chí nguy cơ gây tai nạn cao gấp 7-21 lần so với những người không uống rượu, bia.
Trường hợp nồng độ cồn lên tới 80mg/100ml máu người điều khiển giao thông sẽ mất tầm kiểm soát, có thể gây ra những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng.
Nồng độ cồn trong máu phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Sự thật là dù uống cùng một lượng bia, rượu như nhau nhưng nồng độ cồn trong cơ thể mỗi người có thể khác nhau. Vậy nên không có gì khó hiểu khi có người nhận mức phạt cao hơn, thấp hơn khi bị cảnh sát giao thông tuýt còi.
Tại sao lại như vậy? Lý do là, lượng cồn đo được của mỗi người sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cân nặng, tốc độ uống thức uống có cồn, thời gian ngồi nghỉ trước khi lái xe, giới tính, sự khác biệt của hệ thần kinh từng người…, bởi vậy nên những lời khuyên về việc có thể uống bao nhiêu ly bia trước khi lái xe có thể đúng với một vài người chứ không phải cho tất cả.
Ở đây, chúng ta sẽ nói về cách dễ thấy nhất là cân nặng, thể trạng. Cụ thể là người có cân nặng lớn, thể trạng to cao hơn khi uống cùng một lượng thức uống thì nồng độ cồn sẽ thấp hơn người thấp bé nhẹ cân.
Các cách giảm nồng độ cồn
Không có cách hay mẹo nào có thể giúp giảm nồng độ cồn nhanh chóng cả. Các cách giảm nồng độ cồn được chia sẻ trên mạng đã được chứng minh là không hiệu quả.
Sau khi uống rượu bia, bạn nên nghỉ ngơi khoảng từ 40 phút trở lên để độ cồn được giảm đi. Nếu cảm thấy không có khả năng lái xe an toàn, bạn nên bắt xe đi về hoặc nhờ người khác chở về. Tuyệt đối không lái xe khi uống rượu bia.
Chất cồn có trong những loại thức uống như rượu, bia là một chất gây ảo giác mạnh đối với hệ thần kinh của người sử dụng, vậy nên tham gia giao thông sau khi uống rượu bia là không an toàn.
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp