Sơ đồ tư duy Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long

0
116
Rate this post

Nhằm giúp các em hệ thống kiến thức và dễ dàng tiếp thu, vận dụng vào làm bài, gửi đến tài liệu sơ đồ tư duy Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long với hệ thống luận điểm, sơ đồ tư duy chi tiết. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tập hiệu quả và đạt kết quả cao.

******

Sơ đồ tư duy Lặng lẽ Sa Pa

Sơ đồ tư duy phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa

Luận điểm 1: Vẻ đẹp thiên nhiên Sa Pa

Bạn đang xem: Sơ đồ tư duy Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long

Luận điểm 2: Vẻ đẹp con người Sa Pa

+ Nhân vật anh thanh niên

+ Các nhân vật khác: bác lái xe, ông họa sĩ, cô kĩ sư

Sơ đồ tư duy phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa

Cuộc gặp gỡ giữa bốn người diễn ra ngắn ngủi mà thật thú vị, đó là cuộc gặp gỡ của những con người trong sáng, thánh thiện. Cuộc gặp gỡ đã như kéo dài ra thành vô tận vì tác động của nó đối với mỗi con người rất lớn lao. Cùng với ba con người ấy, cả bác lái xe già cũng là một con người rất đáng yêu. Bốn con người ấy, hoàn toàn khác nhau về tuổi tác, quê hương, nghề nghiệp nhưng rất dễ thông cảm với nhau, bởi vì họ đều là những con người trung thực, yêu đời và điều này rất quan trọng, biết yêu thương và quan tâm đến với người khác.

Xem dàn ý phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa và các bài văn mẫu hay phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long

Sơ đồ tư duy phân tích nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa

Luận điểm 1: Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên.

Luận điểm 2: Những nét đẹp trong cách sống, suy nghĩ, hành động và quan hệ tình cảm với mọi người.

+ Vượt lên hoàn cảnh sống khắc nghiệt

+ Hành động, việc làm đẹp

+ Phong cách sống cao đẹp

Sơ đồ tư duy phân tích nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa

Dẫu một mình ở nơi vùng cao vùng sâu, anh thanh niên vẫn cố gắng hoàn thành thật tốt công việc của mình. Anh đam mê với nhiệm vụ, “khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?”. Ở người thanh niên ấy toát lên lối sống giản dị và nhiệt huyết với nghề. Thế nhưng cũng không khiến làm cho anh đôi khi có cảm giác cô độc. Anh luôn khao khát được giao lưu, chuyện trò với mọi người. Khi có khách lên thăm, anh chăm lo cho mọi người khi không quen với cái rét khắc nghiệt. Khi nghe vợ bác tài xế bị ốm, anh đã đào củ tam thất để biếu tặng. Anh trân trọng tiếp đón ông họa sĩ già và cô kĩ sư trẻ một cách thân thiện.  Anh sẵn sàng mang tặng họ những quà trứng gà kèm một bó hoa to cho lần gặp đầu tiên. Hành động ấy mang những thông điệp thay lời muốn nói: chỉ cần đều là những người con máu đỏ da vàng, gặp nhau một lần mà cứ ngỡ đã thân thiết từ lâu. Đó chính là sức mạnh kết nối giữa những trái tim nồng ấm, nhân hậu với nhau.

Tham khảo thêm: Dàn ý phân tích nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa

Sơ đồ tư duy cảm nhận về nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa

Luận điểm 1: Anh thanh niên say mê và có trách nhiệm cao trong công việc

Luận điểm 2: Anh thanh niên có lẽ sống, lý tưởng sống cao cả đáng trân trọng

Luận điểm 3: Anh thanh niên có tâm hồn trẻ trung, yêu đời, yêu cuộc sống

Luận điểm 4: Anh thanh niên cởi mở, chân thành, hiếu khách, chu đáo.

Luận điểm 5: Anh thanh niên là người rất khiêm tốn, giản dị, lễ phép.

Sơ đồ tư duy cảm nhận về nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa

Khi con người ta sống một mình quá lâu, thường thì sẽ rơi vào cảm giác cô đơn đến cùng cực, sống khép kín và ngại giao tiếp với mọi người. Ấy vậy mà anh lại rất khát người “thèm người”. Chính đức tính này đã tạo nên lòng hiếu khách muốn san sẻ, sự nhiệt tình mỗi khi có người đến đây chơi. Tấm lòng này đã để lại trong lòng ông họa sỹ và cô kỹ sư trẻ nhiều tình cảm đặc biệt. Anh đã hồ hởi kể về cuộc sống của mình, về đồng nghiệp, về nét đẹp của Sa Pa trầm lặng.

Anh thanh niên đã lặng lẽ tặng hoa cho cô kỹ sư trẻ cũng như gói trà cho ông họa sỹ già. Tất cả những cử chỉ ân cần đó khiến người khác khâm phục và ngưỡng mộ.

Xem các bài văn mẫu: Cảm nhận về nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa

Sơ đồ tư duy đóng vai ông họa sĩ kể lại Lặng lẽ Sa Pa

Các ý chính:

– Anh thanh niên qua lời giới thiệu của bác lái xe

– Cuộc gặp gỡ, trò chuyện đầy ý nghĩa giữa anh thanh niên với ông họa sĩ (tức “tôi” khi đóng vai) và cô kĩ sư

– Cuộc chia tay đầy cảm động

Sơ đồ tư duy đóng vai ông họa sĩ kể lại Lặng lẽ Sa Pa

Tôi là một ông họa sĩ già, công việc thường ngày của tôi là đi thật nhiều nơi, gặp thật nhiều người để lấy cảm hứng sáng tác. Nhưng có lẽ, cái cuộc gặp gỡ đặc biệt hôm đó ở Sa Pa với một anh thanh niên trẻ tuổi làm công tác khí tượng sẽ là kỉ niệm tôi nhớ mãi trong đời mình.

Khi đó tôi đang trên đường đi công tác, lúc xe chúng tôi dừng chân nghỉ ngơi, bác lái xe kể cho chúng tôi về một anh thanh niên rất lạ. Anh được gọi là người cô độc nhất thế gian, rất thèm người. Lời giới thiệu đó khiến tôi và cô kĩ sư trẻ đi cùng cảm thấy rất tò mò. Trong thâm tâm tôi lúc ấy, rất muốn được gặp gỡ, trò chuyện với người thanh niên đó.

Nghe anh kể, đó là một chàng trai tầm 27 tuổi, làm nghề công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét. Có lần, anh thanh niên đã đẩy một khúc thân cây chắn ngang đường, chỉ vì mong muốn gặp gỡ và trò chuyện với một người nào đó.

Xem thêm bài văn mẫu: Đóng vai ông họa sĩ kể lại Lặng lẽ Sa Pa

Tác giả Nguyễn Thành Long và truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa

I. Tác giả Nguyễn Thành Long

– Nguyễn Thành Long (1925-1991) còn có một số bút danh khác như Lưu Quỳnh, Phan Minh Thảo

– Quê quán: sinh ra tại huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam,

– Sự nghiệp sáng tác:

+ Năm 1943 ông viết báo cho Thanh Nghị

+ Sau cách mạng tháng Tám ông tham gia hoạt động văn nghệ trong những năm kháng chiến chống Pháp và bắt đầu viết văn

+ Sau 1954, Nguyễn Thành Long chuyển về sáng tác và biên tập ở các báo chí, nhà xuất bản

+ Năm 2008, ông được Nhà nước truy tặng Huân chương Lao đông hạng Nhì

+ Các tác phẩm tiêu biểu: “Bát cơm Cụ Hồ”, “Giữa trong xanh”, “Gió bấc gió nồm”…

– Phong cách sáng tác: Ông là một cây bút chuyên viết về truyện ngắn và kí. Đặc sắc trong truyện ngắn của ông là luôn tạo ra những hình tượng đẹp đẽ, ngôn ngữ rất giàu chất thơ trong trẻo và nhẹ nhàng.

II. Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa

A. Tìm hiểu chung

1. Hoàn cảnh sáng tác

Lặng lẽ Sa Pa được viết năm 1970, trong chuyến đi thực tế của tác giả Nguyễn Thành Long, in trong tập “Giữa trong xanh”.

2. Tóm tắt Lặng lẽ Sa Pa

Truyện kể về cuộc gặp gỡ tình cờ của anh thanh niên, ông họa sĩ, cô kĩ sư và bác lái xe tại trạm khí tượng trên đỉnh núi Yên Sơn, trong vòng chưa đầy nửa tiếng. Ông họa sĩ và cô kĩ sư lên thăm nơi ở và làm việc của anh thanh niên . Anh bộc bạch về công việc và cuộc sống của mình. Họa sĩ đã kịp ghi lại kí họa chân dung về anh. Anh đã làm cô kĩ sư và ông họa sĩ sống dậy những khát vọng cống hiến. Họ đã chia tay trong tình cảm lưu luyến, xúc động.

3. Giá trị nội dung

Truyện ngắn khắc họa thành công hình ảnh những con người lao động thầm lặng công hiến cho đời mà tiêu biểu là nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh núi cao. Qua đó ngợi ca vẻ đẹp của người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng nhưng quan trọng vô cùng.

4. Giá trị nghệ thuật

Lặng lẽ Sa Pa thành công trong việc xây dựng tình huống, miêu tả nhân vật từ nhiều điểm nhìn tạo tính khách quan, kết hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự và trữ tình

B. Tìm hiểu chi tiết

1. Nhân vật anh thanh niên

a. Giới thiệu về nhân vật và hoàn cảnh sống

– Xuất hiện trong lời giới thiệu của ông lại xe: đó là một trong những người cô độc nhất thế gian, thèm người.

– Hai mươi bảy tuổi, tầm vóc nhỏ bé, nét mặt rạng rỡ.

– Sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, bốn bề chỉ có cây cỏ và mây mù.

⇒ Nghệ thuật miêu tả gián tiếp, trực tiếp được sử dụng để khắc họa oàn cảnh sống thật đặc biệt: cô đơn, vắng vẻ của anh thanh niên

– Nơi ở và cách sống, cách sinh hoạt:

+ Nơi ở: sạch sẽ với chiếc giường con, một bàn học, một giá sách.

+ Cách sống, cách sinh hoạt: Trồng hoa, nuôi gà, tự học, đọc sách.

⇒ Nghệ thuật liệt kê, miêu tả nhằm khắc họa nơi ở giản dị nhưng ngăn nắp, gọn gàng cùng cách sống rất đẹp của anh thanh niên

b. Công việc và suy nghĩ về công việc, về mọi người

– Công việc của anh thanh niên:

+ Làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu.

+ Công việc hằng ngày của anh là: đo gió, mưa, nắng, tính mây, đo chấn động địa chất dự vào việc dự báo thời tiết, phục vụ sản xuất và chiến đấu

⇒ Nghệ thuật liệt kê, kể, miêu tả => công việc của anh là một công việc đòi hỏi sự chính xác cao, đó cũng là một công việc nhiều vất vả, gian khổ, đồng thời qua đó cũng bộc lộ anh thanh niên là người yêu công việc, có tinh thần trách nhiệm cao.

– Suy nghĩ của anh thanh niên về công việc:

+ Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi.

+ Anh luôn nghĩ: mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc

⇒ Đây là những suy nghĩ đúng đắn, nghiêm túc và sâu sắc

– Khi anh suy nghĩ và nói về người khác:

+ Anh kể về ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa: ngồi im rình xem ong lấy phấn thụ phấn .

+ Anh khâm phục đồng chí nghiên cứu khoa học đang làm bản đồ sét.

⇒ Anh nói về mọi người với một thái độ khiêm nhường, quý trọng những người lao động.

⇒ Anh thanh niên hiện lên chân thật, tận tuỵ, tin yêu cuộc sống.

2. Những nhân vật khác

a. Nhân vật ông hoạ sĩ già

– Cảm xúc của người họa sĩ già trước anh thanh niên

+ Xúc động mạnh.

+ Bối rối.

+ Cảm thấy người con trai làm ông nhọc quá

+ Ông muốn vẽ anh thanh niên

– Những điều ông nhận ra sau khi tiếp xúc cới anh thanh niên

+ Nghệ thuật, hội hoạ bất lực trong hành trình cuộc đời.

+ Vẽ là công việc khó nhọc, gian nan.

⇒ Ông họa sĩ hiện lên là con người yêu mến, quý trọng những người lao động

b. Nhân vật cô kĩ sư

– Cảm xúc của cô kĩ sư khi tiếp xúc với anh thanh niên :

+ Trước một người giáu lí tưởng như anh thanh niên, cô kĩ sư thấy bàng hoàng và sự hàm ơn khó tả, khi nhận lại chiếc khăn tay, cô đỏ bừng mặt

+ Sau cuộc gặp gỡ ngắn ngủi ấy, cô càng tin vào quyết định của mình

⇒ Cô kĩ sư hiện lên là một người trẻ trung, kín đáo, giàu khao khát, lí tưởng

Xem thêm tài liệu tham khảo về Lặng lẽ Sa Pa:

  • Tổng hợp các đề văn về Lặng lẽ Sa Pa
  • Đề đọc hiểu Lặng lẽ Sa Pa

******

Trên đây là sơ đồ tư duy Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long do biên soạn. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học và ôn tập môn Văn tốt hơn. Đừng quên tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu 9 được cập nhật đầy đủ tại em nhé. Chúc các em luôn học tốt!

Tham khảo ngay sơ đồ tư duy Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, hệ thống kiến thức về truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa ngắn gọn, dễ hiểu giúp học sinh lớp 9 học và ôn tập tốt môn Ngữ Văn.

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/so-do-tu-duy-lang-le-sa-pa-nguyen-thanh-long/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp