Sơ đồ tư duy Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga – Nguyễn Đình Chiểu

0
166
Rate this post

Để nắm được các kiến thức cơ bản về bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, mời các em tham khảo hệ thống kiến thức và sơ đồ tư duy Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga – Nguyễn Đình Chiểu do biên soạn. Hy vọng rằng tài liệu này giúp các em nắm nội dung bài học một cách khoa học và đầy đủ nhất.

********

Sơ đồ tư duy Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Sơ đồ tư duy phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Luận điểm 1: Lục Vân Tiên và hành động đánh cướp

Bạn đang xem: Sơ đồ tư duy Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga – Nguyễn Đình Chiểu

Luận điểm 2: Lục Vân Tiên gặp Kiều Nguyệt Nga

Luận điểm 3: Hình ảnh Kiều Nguyệt Nga.

Sơ đồ tư duy phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Lời nói của Lục Vân Tiên là hướng đến chỉ trích, phê phán lũ giặc cướp nhưng cũng là tuyên ngôn sống đầy cao đẹp của chàng, sống là phải hướng đến bảo vệ cuộc sống của những người dân lành, chứ không phải mang đến những đau khổ cho họ.  Và những hành động bạo tàn, “hồ đồ” chàng càng không cho phép nó xâm hại đến những con người lương thiện ấy. Vân Tiên không chỉ là một con người có tình thương với con người, mang trong mình tinh thần chính nghĩa cao đẹp mà chàng còn là một chàng trai khỏe mạnh, tài giỏi, điều này được thể hiện ra trong những hành động chàng chống lại những tên cướp.

Xem dàn ý chi tiết và các bài văn mẫu hay: Phân tích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Sơ đồ tư duy phân tích nhân vật Lục Vân Tiêntrong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Luận điểm 1: Lục Vân Tiên là chàng trai dũng cảm, nghĩa hiệp

Luận điểm 2: Lục Vân Tiên là người chính trực, tôn trọng người khác, không màng danh lợi

Sơ đồ tư duy phân tích nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Nguyễn Đình Chiểu miêu tả hành động trượng nghĩa của Lục Vân Tiên với những hình ảnh chân thực vô cùng đẹp đẽ “tả đột hữu xung”. Chính tài năng miêu tả tài tình của nhà thơ đã làm cho người đọc như đang đứng giữa cái cảnh Lục Vân Tiên trừng trị lũ hung đồ đó. Người đọc như đang chứng kiến cái hành động  vô cùng nhanh nhạy đầy linh hoạt, khi “tả đột hữu xông” làm bọ cướp lao đao  “bốn phía vỡ tan”, phải nhanh chân “tìm đàng chạy ngay”. Tên cầm đầu là Phong Lai đã bị Lục Vân Tiên đánh cho “chẳng kịp trở tay”kết quả hắn phải nhận được vô cùng đích đáng “thác rày thân vong”.

Hình ảnh Lục Vân Tiên đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” chính là hình ảnh của một chàng trai xả thân mình vì chính nghĩa mà không hề toan tính thiệt hơn đối với bản thân. Hành động hào hiệp, trượng nghĩa, thông minh, nhanh nhẹn, của con người liêm khiết, chính trực đây cũng là hình tượng về người anh hùng lí tưởng tác giả Nguyễn Đình Chiểu muốn thể hiện.

Sơ đồ tư duy 14 câu thơ đầu Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Luận điểm 1: Gặp chuyện bất bình, sẵn sàng xả thân ra tay cứu giúp

Luận điểm 2: Đối đầu với lũ cướp.

Luận điểm 3: Kết quả trận đánh cướp

Sơ đồ tư duy 14 câu thơ đầu Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Hành động đánh cướp trước hết bộc lộ tính cách anh hùng, tài năng và tấm lòng vị nghĩa của Lục Vân Tiên. Một mình chàng, tay không tấc sắt dám đương đầu với cả một toán giặc cỏ với đầy đủ các loại vũ khí gươm giáo sáng quắc trong tay. Hành động “bẻ cây làm gậy” của chàng là một hành động dũng cảm, xuất phát từ cái đức của một con người “vị nghĩa vong thân” (vì việc nghĩa mà không tiếc thân mình). Tuy một mình nhưng chàng vẫn hiện lên vẫn rất uy dũng, mạnh mẽ, hào hiệp xông thẳng vào trận đánh, vừa tiến tới lại vừa thét lên những lời nói đầy giận dữ, quả quyết kết tội bọn giặc “bớ đảng hung đồ”, “chớ quen làm thói hồ đồ hại dân”. Kết quả, bọn cướp sợ hãi thất kinh mà “vỡ tan” như đàn ong vỡ tổ. Tên cướp cầm đầu là Phong Lai thì chẳng kịp trở tay, bị ăn ngay một gậy chí mạng sống không được, chết cũng không xong.

>> Xem dàn ý chi tiết và các bài văn mẫu: Phân tích 14 câu thơ đầu Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Tìm hiểu về đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

I. Tác giả Nguyễn Đình Chiểu

– Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) tục gọi là Đồ Chiểu

– Quê quán: sinh tại quê mẹ ở làng Tân Thới, tỉnh Gia Định (nay thuộc thành phố HCM); quê cha ở xã Bồ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

– Cuộc đời:

+ Năm 1843, ông thi đỗ tú tài năm 21 tuổi

+ Năm 1849, ông bị mù. Tuy nhiên không đầu hàng số phận, ông về Gia Định dạy học và bốc thuốc.

+ Khi thực dân Pháp xâm lược Nam Kì, ông tích cực tham gia vào phong trào kháng chiến

+ Khi cả Nam Kì rơi vào tay giặc, ông về sống tại Ba Tri (Bến Tre), nêu cao tinh thần bất khuất cho đến lúc mất

– Sự nghiệp văn chương

+ Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ lớn của dân tộc, ông đã để lại nhiều áng văn chương có giá trị nhằm truyền bá đạo lí làm người, lòng yêu nước và ý chí cứu nước…

+ Tác phẩm chính: Truyện Lục Vân Tiên, Dương Từ- Hà Mậu, Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Thơ điếu Trương Định…

– Quan điểm sáng tác: Nguyễn Đình Chiểu sáng tác với quan điểm lấy ngòi bút làm vũ khí chiến đấu: “Chở bao nhiêu đạp thuyền không khẳm – Đâm mất thằng gian bút chẳng tà”

II. Tác phẩm Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

1. Hoàn cảnh sáng tác

– Truyện Lục Vân Tiên là một truyện thơ nôm của Nguyễn Đình Chiểu, được sáng tác khoảng đầu những năm 50 của thế kỉ 19, truyện có 2082 câu thơ lục bát.

– Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga nằm ở phần đầu của truyện

2. Bố cục đoạn trích

– Phần 1: Lục Vân Tiên đáng cướp

– Phần 2: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

>> Tham khảoĐóng vai Lục Vân Tiên kể lại Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

3. Giá trị nội dung

Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga đã khắc họa những phẩm chất tốt đẹp của hai nhân vật trung tâm: Lục Vân Tiên tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa, khinh tài, Kiều Nguyệt Nga hiền hậu, nết na ân tình. Qua đó thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả Nguyễn Đình Chiểu

4. Giá trị nghệ thuật

Đoạn trích thành công với thể thơ lục bát dân tộc, nghệ thuật kể chuyện, miêu tả rất giản dị, mộc mạc, giàu màu sắc Nam Bộ

Tham khảo thêm: Giá trị nghệ thuật của truyện Lục Vân Tiên

5. Tìm hiểu chi tiết

a. Hình tượng nhân vật Lục Vân Tiên

– Lục Vân Tiên là nhân vật chính của tác phẩm

– Là chàng trai tài, giỏi, cứu cô gái thoát khỏi tình huống nguy hiểm

– Chàng trai ấy vừa rời trường học, muốn thi thố lập công danh nhưng gặp phải bọn cướp hãm hại dân lành liền hành hiệp trượng nghĩa

– Đối đầu với lũ cướp rất đông với gươm giáo sáng ngời, dù không một tấc sẳ trong tay Lục Vân Tiên vẫn dũng cảm đánh cướp

– Lục Vân Tiên bộc lộ tính cách anh hùng, tài năng giúp đời và tấm lòng vị nghĩa =>một người “vị nghĩa vong thân”

– Đối xử với Kiều Nguyệt Nga rất chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, rất nhân hậu và có văn hóa:

+ Thấy hai cô gái chưa hết hãi hùng, Vân tiên “động lòng” an ủi, ân cần hỏi han

+ Chàng nghĩ cho thân phận nữ nhi của Kiều Nguyệt Nga

+ Khi Kiều Nguyệt Nga mong muốn trả ơn, chàng chỉ: “nghe nói liền cười”, đối với chàng hành động trượng nghĩa không phải là để trả ơn mà với chàng, làm việc nghĩa như là bổn phận, lẽ tự nhiên

⇒ Nguyễn Đình Chiểu đã khắc họa Lục Vân tiên mang cốt cách nghĩa sĩ thời loạn với cử chỉ, hành động, ngôn ngữ và cách ứng xử cao đẹp, đó là cách cư xử của một tinh thần hiệp nghĩa của các bậc hảo hán

b. Hình tượng nhân vật Kiều Nguyệt Nga

– Bên cạnh Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga cũng là một nhân vật lí tưởng của tác phẩm

– Những phẩm chất tốt đẹp của Kiều Nguyệt Nga được thể hiện qua lời giãi bày với Lục Vân Tiên:

+ Nàng là một cô gái thùy mị nết na, có học thức: cách xưng hô của nàng rất khiên nhường: “quân tử” “tiện thiếp”

+ Nàng sống mực thước khuôn phép: “làm con đâu dám cãi cha”

+ Nàng còn là một người cư xử có trước có sau: nàng coi trọng ơn nghĩa của Lục Vân Tiên với mình và muốn mời chàng hiệp sĩ qua miền Hà Khê để nàng có thể: “gẫm câu báo đức thù công- lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi”

+ Kiều Nguyệt Nga đã nguyện gắn bó suốt đời mình với chàng trai hiệp nghĩa Lục Vân Tiên

⇒ Kiều Nguyệt Nga hiện lên là một nhân vật có lòng tự tôn và đức hạnh

Tham khảo thêm: Đoạn văn cảm nhận về hình ảnh Lục Vân Tiên

********

Trên đây là sơ đồ tư duy Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga – Nguyễn Đình Chiểu do biên soạn. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học và ôn tập môn Văn tốt hơn. Đừng quên tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu 9 được cập nhật đầy đủ tại em nhé. Chúc các em luôn học tốt.

Tham khảo ngay sơ đồ tư duy Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga – Nguyễn Đình Chiểu, hệ thống kiến thức về bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga ngắn gọn, dễ hiểu giúp học sinh lớp 9 học tốt môn Ngữ Văn.

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/so-do-tu-duy-luc-van-tien-cuu-kieu-nguyet-nga-nguyen-dinh-chieu/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp