Sơ đồ tư duy Truyện Kiều – Nguyễn Du

0
242
Rate this post

Để nắm được các kiến thức cơ bản về tác phẩm Truyện Kiều, mời các em tham khảo hệ thống kiến thức và sơ đồ tư duy Truyện Kiều của Nguyễn Du do biên soạn. Hy vọng rằng tài liệu này giúp các em nắm nội dung bài học một cách khoa học và đầy đủ nhất.

********

Sơ đồ tư duy Truyện Kiều

Sơ đồ tư duy thuyết minh về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều

Luận điểm 1: Cuộc đời của Nguyễn Du

Bạn đang xem: Sơ đồ tư duy Truyện Kiều – Nguyễn Du

Luận điểm 2: Sự nghiệp của Nguyễn Du

Luận điểm 3: Nguồn gốc, giá trị tư tưởng và giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều

Sơ đồ tư duy thuyết minh về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều

Tư tưởng Nguyễn Du khá phức tạp và có những mâu thuẫn: trung thành với nhà Lê, không hợp tác với nhà Tây Sơn, bất đắc dĩ làm quan cho nhà Nguyễn. Ông là một người có lí tưởng, có hoài bão nhưng trước cuộc đời gió bụi lại buồn chán, Nguyễn Du coi mọi chuyện (tu Phật, tu tiên, đi câu, đi săn, hành lạc…) đều là chuyện hão nhưng lại rơi lệ đoạn trương trước những cuộc bể dâu. Nguyễn Du đã đứng giữa giông tố cuộc đời trong một giai đoạn lịch sử đầy bi kịch. Đó là bi kịch của đời ông nhưng chính điều đó lại khiến tác phẩm của ông chứa đựng chiều sâu chưa từng có trong thơ văn Việt Nam.

Sơ đồ tư duy giá trị nhân đạo trong Truyện Kiều

Luận điểm 1: Trân trọng vẻ đẹp của con người

Luận điểm 2: Thương xót cho số phận đau thương của con người

Luận điểm 3

: Tố cáo, phê phán những thế lực chà đạp lên con người

Luận điểm 4: Thấu hiểu ước mơ của con người

Sơ đồ tư duy giá trị nhân đạo trong Truyện Kiều

Giá trị nhân đạo của Truyện Kiều trước hết biểu hiện ở tấm lòng thương xót đối với người phụ nữ bất hạnh. Trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều ngòi bút nhân đạo của Nguyễn Du giúp người đọc thấy được tấm lòng của ông cho nhân vật Thúy Kiều. Thúy Kiều là người con hiếu thảo. Trước cơn gia biến, nàng quyết định bán mình chuộc cha và em. Bằng bút pháp ước lệ, tác giả làm nổi bật tâm trạng tủi hổ, cảm giác nhục nhã, ê chề của Kiều khi nàng bị coi như một món hàng. Một người con gái tài sắc, đức hạnh như nàng Kiều lại trở thành một món hàng đem ra mua bán. Không những thế,bọn chúng còn “Cò kè bớt một thêm hai”, Nguyễn Du đã cảm thương cho nỗi đau khổ của nàng khi Mã Giám Sinh “cân sắc cân tài”. Nguyễn Du đã thấu hiểu tâm trạng Kiều. Đó chính là một biểu hiện của tư tưởng nhân đạo sáng ngời trong tác phẩm. Kiều ở lầu Ngưng Bích là một đoạn trích tiêu biểu cho nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật trong Truyện Kiều, tác giả đã giúp cho người đọc hiểu được nỗi đau, nỗi nhớ thương, nỗi cô đơn, lo sợ của nàng Kiều. Phải bán mình chuộc cha, trao duyên cho em, Kiều rơi vaò tay Mã Giám Sinh và Tú Bà. Kiều không muốn tiếp khách làng chơi nên nàng đã tìm đến cái chết nhưng nàng lại được cứu sống. Tú Bà vì sợ Thúy Kiều chết đi thì “Thôi thôi vốn liếng đi đời nhà ma” nên dỗ ngon ngọt và vờ đưa nàng ra ở lầu Ngưng Bích đợi tìm nơi tử tế để gả chồng. Thực chất lầu Ngưng Bích là nơi giam lỏng Thúy Kiều – nơi khóa kín tuổi xuân của nàng. Nơi đây cũng chính là điểm khởi đầu cho quãng đường lưu lạc đầy đau thương, tủi nhục của Kiều. Ngòi bút của Nguyễn Du như nhỏ lệ khi miêu tả canhỷ vật thông qua tâm trạng của Thúy Kiều. Giữa thiên nhiên vắng lặng và mênh mông, không một bóng người, Kiều chỉ còn thấy “bốn bề bát ngát xa trông”.

Xem thêm:

Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều

Sơ đồ tư duy tóm tắt Truyện Kiều của Nguyễn Du

Phần 1: Gặp gỡ và đính ước

Phần 2: Gia biến và lưu lạc

Phần 3: Đoàn tụ

Sơ đồ tư duy tóm tắt Truyện Kiều của Nguyễn Du

Thúy Kiều, nhân vật chính trong Truyện Kiều, một cô gái tài sắc vẹn toàn, có tâm hồn cao thượng. Nhân dịp du xuân, nàng gặp Kim Trọng, một thanh niên hào hoa phong nhã. Hai người yêu nhau và cùng nhau thề nguyền thủy chung. Nhưng tai họa bất ngờ ập đến với Kiều. Gia đình bị nạn. Kiều tự nguyện bán mình chuộc cha. Bị bọn Mã Giám Sinh và Tú Bà đưa vào lầu xanh. Kiều định tự tử để thoát khỏi cảnh ô nhục nhưng không được.

Sau lần mắc mưu Sở Khanh đi trốn bị bắt lại, bị đánh đập tàn nhẫn, nàng đành chịu tiếp khách. Ít lâu sau, Kiều được Thúc Sinh – một kẻ giàu có say mê nàng, chuộc nàng về làm vợ lẽ. Nhưng chưa được một năm Kiều lại bị Hoạn Thư, vợ cả của Thúc Sinh, bày mưu bắt về hành hạ. Nàng bị bắt làm con ở hầu rượu gảy đàn mua vui cho vợ chồng ả. Khổ nhục quá, Kiều bỏ trốn khỏi nhà Hoạn Thư nhưng lại lọt vào một lầu xanh khác. Ở đây, nàng gặp Từ Hải và trở thành vợ người anh hùng này. Phất cờ khởi nghĩa, hùng cứ một phương, Từ Hải giúp Kiều báo ân báo oán. Nhưng cũng chẳng bao lâu, Kiều bị mắc lừa Hồ Tôn Hiến, nàng khuyên Từ Hải ra hàng phục triều đình, Từ Hải bị phản bội và chết đứng.

Kiều bị làm nhục và bị ép gả cho một viên thổ quan. Đau xót và tủi nhục, nàng đã tự tử ở sông Tiền Đường nhưng lại được sư Giác Duyên cứu sống. Kim Trọng và gia đình Thúy Kiều đi tìm.

Sau mười lăm năm trời lưu lạc, Kiều trở lại sum họp với gia đình. Nàng từ chối không chắp nối mối duyên xưa cùng Kim Trọng mà họ trở thành bạn bè để giữ tình cảm cho được trong sáng và đẹp đẽ.

>> Tuyển tập những bài tóm tắt Truyện Kiều của Nguyễn Du hay và ngắn gọn

Sơ đồ tư duy nghệ thuật miêu tả nhân vật trong Truyện Kiều

Luận điểm 1: Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật

Luận điểm 2: Nghệ thuật miêu nội tâm nhân vật

Luận điểm 3: Nhận xét chung về nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du

Sơ đồ tư duy nghệ thuật miêu tả nhân vật trong Truyện Kiều

Nguyễn Du không chỉ dừng lại ở mức “đọc” được tâm trạng Thúy Kiều mà sâu hơn thế, thi sĩ thực sự thông cảm và rung động trước nỗi khổ tâm của nàng, đồng thời truyền sự rung động mãnh liệt ấy đến trái tim, khối óc người đọc, tạo nên mối dây đồng tình, đồng điệu.

Đằng sau những ngôn từ, hình ảnh ước lệ hoa mĩ ấy là cơn uất hận không nguôi, là những câu hỏi day dứt, dằn vặt muốn thấu tới trời xanh. Bất công thay, trớ trêu thay là Trời già tai ác! Thực ra, Tạo hóa chẳng nỡ đày đọa Thúy Kiều – người con gái tài sắc vẹn toàn, mà chính là cái thế lực vạn ác trong xã hội đã dìm nàng xuống bùn đen nhơ nhớp.

Xem thêm bài văn mẫu phân tích nhân vật Từ Hải trong đoạn trích Kiều gặp Từ Hải và phân tích nhân vật Kim Trọng qua đoạn trích Kiều gặp Kim Trọng để hiểu thêm về nghệ thuật miêu tả nhân vật trong Truyện Kiều

Tìm hiểu về Nguyễn Du và Truyện Kiều

I. Tác giả Nguyễn Du

1. Gia đình

– Nguyễn Du ( 1765-1820), tên tự là Tố Như, hiêụ Thanh Hiên.

– Ông sinh ra trong một gia đình quan lại có truyền thống khoa bảng.

– Quê quán :

+ Quê cha: Tiên Điền, Hà Tĩnh ⇒ vùng đất sản sinh nhiều anh kiệt

+ Quê mẹ: Từ Sơn, Bắc Ninh ⇒ cái nôi dân ca Quan họ Đây là hai vùng đất giàu truyền thống văn hóa.

⇒ Giúp Nguyễn Du có điều kiện tiếp xúc với nhiều vùng văn hóa, dùi mài kinh sử, vốn sống, vốn hiểu biết phong phú.

2. Thời đại xã hội

– Nguyễn Du sống vào thời kì loạn lạc, khủng hoảng xã hội, đất nước chia cắt

– Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra, tiêu biểu là khởi nghĩa Tây Sơn thay đổi sơn hà, nhà Nguyễn lập lại chế độ chuyên chế

⇒ Ảnh hưởng đến tư tưởng trong sáng tác của ông

3. Cuộc đời trải qua lắm gian truân

– Thời niên thiếu: sống trong sung túc trong gia đình quyền quý ở Thăng Long. Cha ông từng giữ chức Tể tướng, anh trai cùng cha khác mẹ làm tới chức Tham tụng → có điều khiện dùi mài kinh sử, hiểu biết về cuộc sống sa hoa của giới quý tộc phong kiến → dấu ấn trong sáng tác

– Do biến cố năm 1789 (Nguyễn Huệ tiêu diệt tập đoàn PK vua Lê – chúa Trịnh), Nguyễn Du phải trải qua cuộc sông mời năm phiêu bạt (từng mưu đồ chống Tây Sơn nhưng thất bại, lui về ẩn dật)

– 1802, ông ra làm quan cho nhà Nguyễn

– Nguyễn Du ốm, mất ở Huế 1820

⇒ Cuộc đời thăng trầm, đi nhiều đã giúp ông có hiểu biết sâu rộng, am hiểu văn hóa vùng miền, văn hóa dân tộc và văn chương Trung Quốc.

4. Sự nghiệp văn học

a. Sáng tác bằng chữ Hán

– 249 bài trong 3 tập:

+ Thanh Hiên thi tập: 78 bài, viết trước khi ra làm quan ⇒ ông gửi vào tập thơ này nỗi cô đơn bế tắc của một con người bơ vơ, lạc hướng giữa dâu bể thời đại

+ Nam trung tạp ngâm: 40 bài, viết trong thời gian làm quan ⇒ Biểu hiện tâm trạng buồn đau nhưng đồng thời thể hiện quan sát về cuộc đời, xã hội

+ Bắc hành tạp lục: 131 bài viết trong thời gian đi sứ

⇒ Ca ngợi nhân cách cao cả và phê phán nhân vật phản diện; phê phán xã hội phong kiến và cảm thông với số phận bé nhỏ

b. Sáng tác bằng chữ Nôm

– Đoạn trường tân thanh(TK): Gồm 3254 câu thơ dựa trên cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc) nhưng phần sáng tạo của Nguyễn Du là vô cùng lớn

⇒ Thể hiện niềm cảm thương sâu sắc đối với số phận của con người tài hoa nhưng bạc phận, là một truyện Nôm có giá trị nhân văn sâu sắc.

– Văn chiêu hồn: Viết theo thể song thất lục bát. Ông viết để chiêu hồn cho những sinh linh thuộc nhiều tầng lớp khác nhau nhưng tấm lòng nhân ái của nhà thơ vẫn luôn hướng về những thân phận nhỏ bé, dưới đáy.

II. Tác phẩm Truyện Kiều

1. Hoàn cảnh sáng tác

Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh) được Nguyễn Du sáng tác vào đầu thế kỉ 19 (khoảng 1805-1809)

– Nguyễn Du sáng tác Truyện Kiều có dựa trên cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Trung Quốc nhưng phần sáng tạo của Nguyễn Du là vô cùng lớn, mang đến sự thành công và sức hấp dẫn cho tác phẩm

– Thể loại: Truyện thơ Nôm, 3254 câu thơ lục bát

>>> Nguồn gốc và giá trị của Truyện Kiều

2. Bố cục: 3 phần

– Phần 1: Gặp gỡ và đính ước

– Phần 2: Gia biến và lưu lạc

– Phần 3: Đoàn tụ

3. Giá trị nội dung

– Giá trị hiện thực

+ Truyện Kiều phản ánh bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị và thế lực hắc ám chà đạp lên quyền sống con người

+ Truyện Kiều phơi bày nỗi khổ đau của những người bị áp bức, đặc biệt là người phụ nữ

– Giá trị nhân đạo

+ Là tiếng nói ngợi ca những giá trị, phẩm chất cao đẹp của con người như nhan sắc, tài hoa,…đề cao vẻ đẹp, ước mơ và khát vọng chân chính của con người

+ Nguyễn Du bộc lộ niềm thương cảm sâu sắc trước những khổ đau của con người, ông xót thương cho Thúy Kiều, một người con gái tài sắc mà phải lâm vào cảnh bị đọa đầy

+ Tố cáo những thế lực tàn bạo đã chà đạp lên quyền sống của những con người lương thiện

4. Giá trị nghệ thuật

– Về ngôn ngữ: ngôn ngữ giàu và đẹp, đạt đến đỉnh cao của ngôn ngữ văn chương

– Nghệ thuật tự sự có bước phát triển vượt bậc: Ngôn ngữ kể chuyện có ba hình thức là trực tiếp, gián tiếp và nửa trực tiếp, nhân vật xuất hiện với cả con người hành động và con người cảm nghĩ

– Nghệ thuật xây dựng nhân vật đạt đến thành công vamg dội, cách xây dựng nhân vật chính thường được miêu tả bằng lối ước lệ, tượng trưng; nhân vật phản diện thường được khắc họa theo lối hiện thực hóa

– Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đa dạng, có những bức tranh thiên nhiên tả cảnh ngụ tình đặc sắc

Tham khảo thêm một số tài liệu học tập về Truyện Kiều:

  • Những đề văn hay về Truyện Kiều
  • Phân tích cảnh chia tay trong hội đạp thanh

*********

Trên đây là sơ đồ tư duy Truyện Kiều của Nguyễn Du do biên soạn. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học và ôn tập môn Văn tốt hơn. Đừng quên tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu 9 được cập nhật đầy đủ tại em nhé. Chúc các em luôn học tốt.

Tham khảo ngay sơ đồ tư duy Truyện Kiều – Nguyễn Du, hệ thống kiến thức về Truyện Kiều ngắn gọn, dễ hiểu giúp học sinh lớp 9 học và ôn tập tốt môn Ngữ Văn.

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/so-do-tu-duy-truyen-kieu-nguyen-du/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp