Mở bài Trao duyên hay theo các dạng đề

0
137
Rate this post

Để có một mở bài Trao duyên hay và ấn tượng đòi hỏi các em vừa phải thể hiện đủ, đúng ý vừa phải trau truốt ngôn từ khi viết. Thông qua mở bài, giáo viên cũng phần nào đánh giá được cách cảm nhận văn học và khả năng kiến thức của học sinh về tác phẩm Trao duyên.

Trong bài viết này, xin được giới thiệu đến các em tham khảo một số mẫu mở bài Trao duyên hay và ấn tượng tùy biến với từng dạng đề:

Tuyển chọn mở bài Trao duyên hay theo các dạng đề thường gặp

Mở bài Trao duyên 12 câu đầu

Mẫu số 1:

Bạn đang xem: Mở bài Trao duyên hay theo các dạng đề

Đại thi hào Nguyễn Du là một thiên tài văn học, niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Tên tuổi của Nguyễn Du gắn liền với “Truyện Kiều”, một trong những tác phẩm nổi tiếng trong sự nghiệp sáng tác của ông. Được viết dựa trên cốt truyện của “Kim Vân Kiều truyện”, “Truyện Kiều” phản ảnh sinh động xã hội thời đại của tác giả, một xã hội mục nát bất công, nhẫn tâm dồn ép nhân dân vào bước đường cùng. Tuy chỉ là một đoạn trích ngắn từ “Truyện Kiều”, song “Trao duyên” vẫn thể hiện đầy đủ chủ đề của tác phẩm. Sống trong thời đại mà con người bị đồng tiền làm băng hoại đạo đức, nhân vật chính Thúy Kiều bị ép phải bán mình cho Mã Giám Sinh để chuộc cha và em trai, phải từ bỏ tình cảm của mình với Kim Trọng, trao lại duyên tình dang dở ấy cho Thúy Vân dù trong lòng có bao nỗi đau xót. Nỗi đau ấy được khắc họa rõ nét nhất qua mười hai câu đầu của đoạn trích:

“Cậy em em có chịu lời,

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.”

Mẫu số 2:

Nhà thơ Nguyễn Du là một đại thi hào của nước ta. Ông đã để lại nhiều bài thơ hay bất hủ vượt qua mọi sự cách trở của thời gian. Trong đó, Truyện Kiều là một tác phẩm vô cùng kiệt xuất của tác giả Nguyễn Du. Đoạn trích Trao duyên đã thể hiện tấn bi kịch trong lòng của nhân vật chính Thúy Kiều khi phải đấu tranh giữa bên hiếu, bên tình. Cuối cùng Thúy Kiều lựa chọn hi sinh thân mình để bảo vệ hạnh phúc cho gia đình chuộc cha và em trai ra khỏi chốn lao tù. Mười hai câu thơ đầu trong đoạn trích đã khắc họa thành công sự đau thương trong lòng của Thúy Kiều.

Mẫu số 3:

Nhắc đến Nguyễn Du là người ta nhớ ngay đến ông là một trong những đại thi hào vô cùng xuất sắc của dân tộc. Nguyễn Du cũng đã để lại cho đời một sự nghiệp văn học đồ sộ với rất nhiều các tác phẩm hay và đặc biệt trong đó không thể không nói đến Truyện Kiều. Tác phẩm nói về cuộc đời của nàng Kiều với biết bao nhiêu cay đắng tủi hờn. Đoạn trích Trao duyên là một phân đoạn đặc sắc của tác phẩm với 12 câu đầu thấm đẫm nước mắt về nghĩa về tình của Thúy Kiều khi phải trao duyên cho em gái Thúy Vân.

Văn mẫu tham khảo: Phân tích 12 câu đầu đoạn trích Trao duyên

Mở bài Trao duyên 18 câu đầu

Mẫu số 1:

Từ trước đến nay “trao duyên” thường mang sắc thái tình cảm, là dấu hiệu của niềm vui mừng, hạnh phúc của đôi lứa dành cho nhau ấy thế nhưng trong văn học xưa lại có cái “trao duyên” đầy đớn đau, bẽ bàng. Đó là cảnh trao duyên của chị em Thúy Kiều, Thúy Vân. Bằng ngòi bút đặc tả, Nguyễn Du đã vẽ nên một bức tranh thấm đẫm nước mắt. Đoạn trích “Trao duyên” trải dài từ câu 723 – 756 của bài thơ kể về cuộc đời gian truân, kiếm đoạn trường, gia biến và lưu lạc của cô gái tài sắc Thúy Kiều. 18 câu thơ đầu của đoạn trích như tiếng nấc lòng nghẹn ngào đầy u sầu của Thúy Kiều khi gửi lại tấm chân tình của mình nhờ em là Thúy Vân nối tiếp cùng Kim Trọng.

Mẫu số 2:

Nguyễn Du tên chữ là Tố Như là đại thi hào của dân tộc Việt Nam và là danh nhân văn hóa thế giới. Ông sinh ra trong một gia đình phong kiến quý tộc và sống trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động. Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du thành công cả về chữ Hán lẫn chữ Nôm. Làm nên tên tuổi của Nguyễn Du phải kể đến tác phẩm “Truyện Kiều” – một tác phẩm chứa đựng tinh thần nhân đạo sâu sắc, đề cao giá trị con người và lên tiếng tố cáo xã hội phong kiến thối nát. Truyện Kiều kể về nàng Kiều – một người con gái tài sắc nhưng cuộc đời của nàng lại là một chuỗi những bi kịch triền miên chất chứa bao nỗi đau đớn, thảm sầu. “Trao duyên” là nỗi đau lớn và cũng chính là bi kịch đầu tiên trong cuộc đời lưu lạc 15 năm của nàng. Đoạn trích sau là những lời Kiều nói với Vân nhằm thuyết phục Vân thay mình gá nghĩa cho Kim Trọng:

“…Cậy em em có chịu lời,

Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.”

  • Phân tích 18 câu thơ đầu đoạn trích Trao duyên

Mở bài Trao duyên 14 câu đầu

Đại thi hào Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, là một thiên tài văn học, niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Sinh ra trong một gia đình quý tộc và sống trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động, Nguyễn Du đã từng trải hơn chục năm sống gian khổ ở nhiều vùng quê khác nhau, từng chứng kiến những trái ngang của cuộc sống phong trần. “Truyện Kiều” là một tuyệt tác của Nguyễn Du, là tiếng khóc ai oán của người phụ nữ trong xã hội phong kiến đầy rẫy những thối nát, bất công.

Đoạn trích “Trao duyên” đã nói lên nỗi lòng đau xót của Thúy Kiều khi phải trao mối tình mặn nồng giữa nàng và Kim Trọng cho Thúy Vân, cũng là phần mở đầu cho cuộc đời đầy đau khổ của Thúy Kiều trong đó tiêu biểu nhất là 14 câu thơ đầu.

Mở bài Trao duyên 14 câu giữa

Mẫu số 1:

Nguyễn Du là một đại thi hào của dân tộc, ông đã từng sống gian khổ ở nhiều vùng quê khác nhau nên đã chứng kiến những bất công ngang trái của cuộc đời đặc biệt là người phụ nữ tài hoa bạc mệnh. Sau khi đi sứ Trung Quốc, Nguyễn Du đã sáng tạo nên kiệt tác ”Truyện Kiều”. Đoạn trích “Trao duyên” trong Truyện Kiều là một đoạn trích thể hiện bi kịch tan vỡ, dang dở tình yêu của Thúy Kiều và Kim Trọng. Nếu như ở những câu đầu Thúy Kiều nhờ cậy em gái Thúy Vân kết duyên với Kim Trọng thì ở 14 câu giữa, Thúy Kiều đầy xót xa đau đớn mà trao kỉ vật cho Thúy Vân và nhờ cậy em truyện mai sau.

Mẫu số 2:

Có thể nói Nguyễn Du là bậc thầy trong nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật. Tài năng ấy của ông được thể hiện xuyên suốt trong tác phẩm “Truyện Kiều“, tiêu biểu nhất là ở đoạn trích “Trao duyên“. Đoạn trích này đã thể hiện những tâm trạng, cung bậc cảm xúc của Thúy Kiều khi cậy nhờ Thúy Vân “chắp mối tơ thừa” với Kim Trọng. Và nó thể hiện rõ nét hơn ở 14 câu giữa của bài khi Kiều trao kỉ vật và dặn dò Thúy Vân.

  • Phân tích 14 câu giữa của bài Trao duyên

Mở bài Trao duyên 8 câu cuối

Mẫu số 1:

Trao duyên cho em, nỗi đau này ai có thể thấu cho nàng Kiều. Sau giây phút vô cùng đau đớn, Kiều rơi vào nỗi đau khổ và tuyệt vọng đến cùng cực, nàng nghĩ về Kim Trọng và càng đau xót hơn, nỗi đau đó được thể hiện trong tám câu thơ cuối trong đoạn trích “Trao duyên”.

Mẫu số 2:

Truyện Kiều – một thi phẩm bất hủ của tác giả Nguyễn Du, được viết dựa vào một tác phẩm cổ Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, một tác giả sống vào đời nhà Thanh, Trung Quốc. Truyện kể về cuộc đời đầy đau thương mất mát của Thuý Kiều, trải qua muôn vàn sóng gió, khổ hạnh, chết đi sống lại,… cuối cùng hạnh phúc cũng mỉm cười với nàng. Tám câu cuối bài thơ đã thể hiện được tất cả nỗi lòng của Kiều.

>>> Tham khảo văn mẫu chi tiết: Phân tích 8 câu cuối đoạn trích Trao duyên

Mẫu số 3:

Trao duyên là một trong những đoạn trích cảm động, đau thương nhất trong Truyện Kiều, ở đó Nguyễn Du đã thể hiện khả năng nắm bắt tâm lí nhân vật tài tình, đồng thời thấy được bi kịch tình yêu, bi kịch nỗi đau tâm hồn đầy giằng xé của Thúy Kiều khi trao duyên cho Thúy Vân, đặc biệt là 8 câu thơ cuối.

Trên đây là những mẫu mở bài Trao duyên hay mà tổng hợp được và gửi tới các em tham khảo. Hi vọng bài viết đã giúp các em hình dung ra cách để viết một mở bài hay cho các đề văn về tác phẩm Trao duyên. Chúc các em làm bài tốt !

Tham khảo ngay một số mở bài của Trao duyên (Truyện Kiều) hay nhất do thcs-thptlongphu tuyển chọn giúp các em rèn luyện kĩ năng viết mở bài cho một bài văn, chuẩn bị cho các bài thi và kiểm tra.

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/mo-bai-trao-duyen-hay-theo-cac-dang-de/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp