Cảm nhận bài thơ Hứng trở về của Nguyễn Trung Ngạn

0
50
Rate this post

Cảm nhận Hứng trở về của Nguyễn Trung Ngạn – tác phẩm thể hiện nỗi nhớ quê hương da diết cùng với khát vọng sớm được trở về nhà của tác giả. Cùng tham khảo dàn ý chi tiết cùng các bài văn mẫu hay nhất phân tích tác phẩm này do Đọc tài liệu tổng hợp nhé!

Cảm nhận bài thơ Hứng trở về của Nguyễn Trung Ngạn

Đề bài: Cảm nhận bài thơ Hứng trở về của Nguyễn Trung Ngạn

Bạn đang xem: Cảm nhận bài thơ Hứng trở về của Nguyễn Trung Ngạn

————–

Dàn ý cảm nhận bài thơ Hứng trở về của Nguyễn Trung Ngạn

1. Mở bài

– Quê hương là niềm cảm hứng của nhiều thi sĩ trong đó có Nguyễn Trung Ngạn.

– Bài thơ “Hứng trở về” được viết khi ông đang đi sứ ở Trung Quốc.

2. Thân bài

– Ý nghĩa của bài thơ:

+ Bài thơ được viết bằng nỗi nhớ quê hương da diết cùng với khát vọng sớm được trở về nhà của tác giả.

+ Được viết nên bằng những hình ảnh chân thực, bình dị nhất, mang màu sắc của làng quê Việt.

– Hai câu thơ đầu: Những hình ảnh quen thuộc của quê hương

+ Mở đầu bằng những hình ảnh quen thuộc: Cây dâu, con tằm, bông lúa, con cua.

+ Những cảnh vật, con vật quen thuộc với những đứa trẻ lớn lên ở nông thôn

+ Hình ảnh chân thực, giàu sức gợi tả, gợi lên hình ảnh của một vùng quê nghèo nhưng phong phú về sản vật.

+ Nhà thơ không sử dụng hình ảnh ước lệ mà dùng những hình ảnh đơn giản, bình dị nhất

=> Diễn tả nỗi nhớ quê hương hết sức chân thực, sâu sắc.

=> Góp phần khẳng định xu hướng bình dị hóa trong thơ ca cổ, phá vỡ quy phạm trang trọng trong văn chương trung đại.

– Hai câu thơ cuối: Nỗi nhớ quê sâu nặng, ước muốn được trở về nhà

+ Hình ảnh đối lập: sóng vọt lên tận lưng trời, rồi mây sa sầm xuống mặt đất, từ thấp lên cao rồi từ cao xuống thấp.

+ Cảnh thu chuyển động dữ dội tạo nên bức tranh thu vừa hùng vĩ vừa bi tráng.

– Bốn câu thơ tả cảnh cụ thể đặt cạnh nhau làm toát lên bức tranh thu rộng lớn vừa tiêu điều hiu hắt, vừa dữ dội, hùng vĩ.

– Bốn câu thơ sau nói lên nỗi nhớ quê nhà và nỗi niềm dân nước.

+ Cúc là loài hoa của mùa thu, biểu tượng niềm vui và vẻ đẹp vậy mà nhìn nó lại nhỏ lệ, gợi một nỗi buồn sâu lắng của nhà thơ, nhìn hoa cúc nhớ về những mùa thu ở quê hương.

+ Chữ “lệ” trong bài thơ rất khó phân biệt lệ của người hay của hoa.

+ “Cố chu” con thuyền cô độc, khi nhìn thấy con thuyền nỗi lòng tác giả càng dâng trào, càng nhớ quê da diết.

Hình ảnh con thuyền trôi nổi, lưu lạc, là phương tiện duy nhất nhà thơ gửi gắm ước nguyện về quê, “hệ cố viên tâm” rất đặc biệt như buộc chặt nỗi lòng con người với quê nhà nhờ con thuyền trôi về quê hương.

+ Cảnh mọi người giặt áo cũ âm thanh tiếng chày đập vải nhộn nhịp trên sông để chuẩn bị cho mùa đông tới.

– Sử dụng không gian dài, rộng, vừa cao, sâu, thấp lên cao và từ cao xuống thấp và những phép ẩn dụ đặc sắc, đối xứng chặt chẽ. Bút pháp tả cảnh ngụ tình, ngôn ngữ cảm xúc, dùng quá khứ nói hiện tại.

– Bài thơ còn ẩn trong đó là tình yêu nước sâu sắc của Nguyễn Trung Ngạn, đồng thời còn là chứa đựng niềm tự hào dân tộc.

3. Kết bài

– Bài thơ là nỗi nhớ quê da diết và khát vọng trở về nhà của tác giả.

– Chứa đựng tình yêu nước, niềm tự hào dân tộc.

– Khẳng định rằng dù đi đâu, quê hương vẫn là nơi chốn hạnh phúc nhất để quay về.

Tham khảo thêm: Tài liệu hướng dẫn soạn bài Hứng trở về

Bài văn mẫu cảm nhận bài thơ Hứng trở về (Quy hứng)

Bài văn mẫu 1

Nguyễn Trung Ngạn (1289 – 1370) tự là Bang Trực, hiệu là Giới Hiên, người làng Thổ Hoàng, huyện Thiên Thi (nay là Ân Thi, Hưng Yên), là một danh thần của nhà Trần, làm quan đến chức Thượng thư. Ông để lại tác phẩm Giới Hiên thi tập và nổi bật lên đó là bài thơ Hứng trở về (Quy hứng).

Bài thơ đã thể hiện nỗi nhớ thương quê hương da diết, nhớ những sự vật ở quê nhà:

Anh đi anh nhớ quê nhà,

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.

Nhớ ai dãi nắng dầm sương,

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao

(Ca dao)

Những hình ảnh quen thuộc gần gũi với tác giả đó là hình ảnh canh rau muống, nhớ cà dầm tương, và những hình ảnh dầm mưa dãi nắng của thời tuổi thơ, những hình ảnh quen thuộc khiến tác giả hồi tưởng lại những cảm xúc quen thuộc đó. Tấm lòng tha thiết của mỗi người đối với quê hương mình, một tình yêu quê hương bình dị mà chân thành tha thiết. Các nhà thơ trung đại cũng viết nhiều về tình yêu quê hương, nhưng điều đáng lưu ý là ở bài thơ này, nỗi nhớ ấy được gợi lên bằng những hình ảnh vô cùng quen thuộc: cây dâu già lá rụng, nong tằm vừa chín, lúa trổ bông sớm thoang thoảng hương thơm, cua đang lúc béo… Tất cả những hình ảnh này đều rất giàu sức gợi bởi nó gắn bó máu thịt với cuộc đời của mỗi con người, nhất là với những ai sinh ra và lớn lên ở nông thôn. Và nó thật gần với những hình ảnh mà tác giả dân gian đã từng lựa chọn để thể hiện tình cảm của mình. Những hình ảnh quê hương đã gắn bó máu thịt với cuộc đời tuổi thơ của tác giả, vì vậy tình yêu của tác giả đối với quê hương là rất lớn, tác giả yêu quê hương bằng cả tấm lòng của mình:

Dâu già lá rụng tằm vừa chín,

Lúa sớm bông thơm cua béo ghê.

Những hình ảnh ở cánh đồng quê, những bông lúa chín vàng, thơm mùi lúa chín, rồi những con cua đồng béo ngộ ngộ, những cành dâu chín rộ đỏ vàng cả góc ao, những hình ảnh làng quê vừa đẹp vừa bình dị nó mang một màu sắc và thi vị đậm đà vị ngọt của quê hương. Dù quê hương nghèo đói nhưng tác giả vẫn thích những cảm giác quen thuộc của quê hương đó là những cảm giác gần gũi, dù sống nơi phồn hoa đô thị nhưng tấm lòng yêu quê hương đất nước của tác giả cùng không hề nguôi ngoai:

Nghe nói ở nhà nghèo vẫn tốt

Dầu vui đất khách chẳng bằng về

Sống nơi đất khách quê người dù có xa hoa, nồng nhiệt nhưng cái cảm giác khi được ở quê hương nơi mình sinh ra đó vẫn là những điều tuyệt vời nhất đối với tác giả. Phồn hoa đô hội, giàu có và mới lạ cũng không đủ sức níu giữ bước chân của li khách. Nỗi nhớ quê vẫn canh cánh bên lòng. Đỗ Phủ nhớ quê trong cảnh loạn li, nước mắt tuôn rơi bao nhiêu lần. Còn người khách li hương này lại nhớ quê khi đứng giữa chốn phồn hoa. Tình yêu đối với quê hương đất nước thật sâu nặng và thiêng liêng. Trong hoàn cảnh của tác giả, điều đó còn có ý nghĩa sâu xa hơn nỗi nhớ quê. Nó còn thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc, còn khẳng định tấm lòng son sắt với quê hương của ông. Không gì có thể cám dỗ được người Việt Nam yêu nước ấy. Trong bài Hứng trở về, tình yêu quê hương đất nước không được nói bằng những ngôn từ trực tiếp mà là bằng những hình ảnh dân dã quen thuộc đối với mỗi chúng ta. Xa quê có ai không xúc động khi nghĩ về nong tằm, ruộng dâu, nghĩ về những ruộng lúa với những bông lúa mới trổ hoa hương đưa thoang thoảng hay nghĩ về một bữa canh cua giản dị mà ngon ngọt đến khó phai. Tình yêu quê hương được tác giả nhớ lại qua những hình ảnh quen thuộc rất đỗi thân thương đó là những khoảnh khắc khó quên của tác giả đối với quê hương của mình.

Bài thơ Hứng trở về đã để lại trong lòng người đọc rất nhiều cảm xúc bởi nỗi nhớ quê hương da diết của nhà thơ, những hình ảnh quê hương quen thuộc đã gợi ra nhiều thi vị cho quê hương những màu sắc quê hương trong sáng dịu ngọt.

Xem thêm: Diễn biến tâm trạng khi trở về quê hương qua bài thơ Hứng trở về

Bài văn mẫu 2

“Quê hương là gì hả mẹ

Mà cô giáo dạy phải yêu”

Nguyễn Trung Quân đã từng băn khoăn hỏi lại như thế, quê hương là gì mà ai cũng phải nhớ, phải yêu, phải tìm về dù có đi tới bất cứ đâu. Quê hương – hai tiếng đơn giản, mộc mạc ấy lại chứa đựng biết bao ý nghĩa. Không ít những nhà văn nhà thơ luôn tìm thấy một nguồn cảm hứng dạt dào mỗi khi nhắc tới quê hương của mình và Nguyễn Trung Ngạn cũng vậy. Trong một lần đi sứ bên Trung Quốc, ông đã sáng tác lên tác phẩm “Hứng trở về” – Quy hứng để bày tỏ nỗi nhớ quê hương tha thiết và ước mong được mau chóng trở về quê nhà.

“Dâu già lá rụng tằm vừa chín

Lúa sớm bông thơm cua béo ghê

Nghe nói ở nhà nghèo vẫn tốt

Dầu vui đất khách chẳng bằng về”.

Nguyễn Trung Ngạn sáng tác bài “Hứng trở về” khi đang đi sứ ở Giang Nam – Trung Quốc. Cuộc sống của một vị sứ giả cũng đầy đủ, tiện nghi, thế nhưng, dù có bao nhiêu bổng lộc, vinh hoa chốn quê người, lại chẳng bằng những gì dân dã, mộc mạc nhất của quê hương. Vậy nên, nhà thơ đã dùng những hình ảnh quen thuộc nhất của làng quê Việt mà dựng lại bức tranh về nỗi nhớ nhà của mình.

Mở đầu bài thơ, Nguyễn Trung Ngạn đã cho chúng ta thấy nỗi nhớ quê của ông da diết như thế nào. Nỗi nhớ ấy đến từ những vật, những thứ tưởng chừng như đơn giản nhất, chất phác nhất:

“Dâu già lá rụng tằm vừa chín

Lúa sớm bông thơm cua béo ghê”.

Hai câu thơ mở đầu toàn là những hình ảnh rất quen thuộc của làng quê ta, nào là cây dâu, con tằm, những bông lúa đang trổ bông, một đàn cua béo. Phải nói, đây là những hình ảnh sớm đã in đậm vào tâm trí của những đứa trẻ lớn lên bên lưng trâu, lớn lên bên những cánh đồng lúa bát ngát, rộng lớn. Những hình ảnh này là những dòng hồi tưởng của Nguyễn Trung Ngạn về quê nhà, ông đang nhớ quê hương, nhớ từ những vật đơn thuần nhất, quen thuộc nhất với tuổi thơ của mình. Sự liệt kê một loạt những cảnh vật ấy cho thấy nỗi nhớ đang cuộn lại, bùng lên trong sâu thẳm con người ông. Nỗi nhớ ấy cũng rất cụ thể, rất chân thực, tưởng chừng như còn gợi lên mùi vị của bông lúa thơm, của những con cua béo tốt với bát canh riêu của mẹ. Thật là những hình ảnh giàu sức gợi tả, bởi nó là máu, là xương, là thịt, gắn bó với cuộc đời của bất cứ đứa trẻ nào đã từng lớn lên ở vùng nông thôn. Như cha ông ta cũng từng thể hiện nỗi nhớ quê hương da diết ấy vào từng câu chữ:

“Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương”.

Từng món ăn quen thuộc, từng cảnh vật thân thương, chỉ vậy thôi cũng gợi lên biết bao nhiêu là nỗi nhớ trong lòng một kẻ đang xa quê. Nỗi nhớ ấy thật dạt dào, thật sâu sắc! Ở đây, Nguyễn Trung Ngạn không sử dụng bất cứ một hình ảnh ước lệ tượng trưng nào của thi ca cổ, ông chỉ đưa vào thơ của mình những hình ảnh bình dị nhất, quen thuộc nhất để gợi lên nỗi nhớ quê hương trong ông. Điều này đã góp một phần không nhỏ khẳng định xu hướng bình dị hóa trong nền thơ ca trung đại, phá vỡ quy phạm trang trọng vốn có trong thơ ca cổ điển. Nếu như ai đã từng đọc qua những bài thơ cổ, có thể thấy, văn chương cổ rất chú trọng sự trang trọng của lời thơ, sử dụng rất nhiều hình ảnh ước lệ để tăng tính tao nhã và thâm thúy cho lời thơ. Như trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, ta thấy những hình ảnh ước lệ như:

“Hoa cười ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”

Thế nhưng, Nguyễn Trung Ngạn đã phá vỡ quy phạm này để sáng tạo nên một nỗi nhớ quê thật bình dị, khiêm nhường mà không kém phần sâu sắc.

Sang hai câu cuối, người đọc lại càng cảm nhận sâu sắc hơn nỗi nhớ quê của ông:

“Nghe nói ở nhà nghèo vẫn tốt

Dầu vui đất khách chẳng bằng về”.

Đi sứ là một công việc tuy có gian khổ nhưng lại được hưởng rất nhiều bổng lộc, được hưởng vinh hoa, cũng như được thưởng thức nhiều danh lam thắng cảnh, món ăn của các nước khác, thế nhưng điều đó chẳng làm cho Nguyễn Trung Ngạn cảm thấy vui sướng hơn. Bởi hình ảnh của những cánh đồng lúa thơm mùi lúa chín, vị ngon của những con cua đang thời béo tốt, những đàn tằm ăn lá,… cứ quanh quẩn trong tâm trí ông. Quê hương tuy có nghèo, tuy chẳng sang trọng, nhưng cái đẹp, cái bình dị, thân thương mà nó mang đến lại chẳng nơi nào sánh bằng.

Tuy đang được sống nơi đất khách xa hoa, náo nhiệt, thế nhưng cái cảm giác được sống ở quê hương vẫn là điều tuyệt vời nhất với ông. Những phồn hoa, phú quý chẳng đủ sức níu kéo bước chân của người xa quê. Li khách với nỗi nhớ quê canh cánh trong lòng, chẳng thể nào nguôi. Chẳng thế, ông đã ngầm so sánh giữa việc được ở nhà và việc đi sứ, rằng cuộc sống ở quê nghèo nhưng vui vẻ hạnh phúc, cuộc sống nơi đất khách sung sướng nhưng “chẳng bằng về”. Nhà thơ đang mong mỏi được trở lại quê hương, được mau chóng trở về nhà để được sống ở nơi có những hình ảnh bình dị, thân thương. Hai câu thơ đều sử dụng biện pháp so sánh, thế nhưng lại ở hai tầng nghĩa khác nhau, mang hai cảm xúc khác biệt. Nhà thơ nhắc về quê với niềm vui, hạnh phúc, còn nhắc về nơi “đất khách” với nỗi sầu không nguôi.

Qua những câu chữ của bài thơ “Hứng trở về“, người ta thấy ẩn chứa trong từng câu chữ của ông là một nỗi nhớ quê hương tha thiết, một tình yêu đất nước sâu nặng. Không chỉ thế, ông còn đặt vào đó niềm tự hào dân tộc thông qua những hình tượng thơ hết sức chân thực và bình dị, mang dấu ấn đậm nét của quê hương Việt Nam. Bằng những ngôn từ dân dã nhất, Nguyễn Trung Ngạn đã gợi lên trong lòng tất cả chúng ta một tình yêu nước, yêu quê hương đến tha thiết, thật xúc động. Những hình ảnh về những nong tằm, những vườn dâu xanh, những cánh đồng lúa chín, vị ngon của món canh cua sẽ in đậm vào sâu trong tâm trí chúng ta thật khắc khoải, khó quên.

Khép lại bài thơ, người đọc chúng ta không khỏi cảm động với nỗi nhớ quê hương thật sâu sắc mà bình dị, chân thành của Nguyễn Trung Ngạn. Tình yêu quê hương đất nước và niềm tự hào tự tôn dân tộc trong lúc đi sứ xa quê chính là niềm cảm hứng để ông viết nên tác phẩm đặc sắc này. Qua đó, Nguyễn Trung Ngạn cũng muốn nói với chúng ta một triết lý sâu sắc rằng: Chúng ta có nhiều nơi để đi nhưng chỉ có một chốn để trở về, và đó là quê hương!

Tham khảo: Phân tích bài thơ Hứng trở về của Nguyễn Trung Ngạn

**************

    Trên đây là hướng dẫn làm bài cảm nhận bài thơ Hứng trở về của Nguyễn Trung Ngạn bao gồm dàn ý chi tiết và những bài văn mẫu chọn lọc hay nhất. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích phục vụ việc học tập của các em. Ngoài ra, các em hãy truy cập để tham khảo những bài văn mẫu 10 phong phú khác mà chúng tôi đã sưu tầm và tổng hợp nhé. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao!

Cảm nhận bài thơ Hứng trở về, tuyển tập những bài văn mẫu hay nhất nêu cảm nghĩ về bài thơ Hứng trở về (Quy hứng) của Nguyễn Trung Ngạn.

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/cam-nhan-bai-tho-hung-tro-ve-cua-nguyen-trung-ngan/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp