hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 116 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 phần soạn bài Thề nguyền – Truyện Kiều chi tiết nhất cho các em tham khảo.
Đề bài:
Nêu nhận xét về hàm nghĩa của các từ vội, xăm xăm, băng.
Bạn đang xem: Bài 1 trang 116 SGK Ngữ văn 10 tập 2
TRẢ LỜI BÀI 1 TRANG 116 SGK NGỮ VĂN 10 TẬP 2
Cách trả lời 1 – Ngắn gọn
– Các từ “vội”, “xăm xăm”, “băng” vừa diễn tả sự khẩn trương, vội vã tìm đến với người yêu của Kiều, lại vừa diễn tả tâm trạng và tình cảm của Kiều.
– Sở dĩ Kiều có vẻ vội vã như vậy là do nàng sợ người lớn quở mắng về hành động chưa được phép của mình, lại vừa chạy theo tiếng trái tim mách bảo.
Cách trả lời 2 – Đầy đủ
– Trong sự vội vã của Thúy Kiều, người ta nhận ra được sự biến chuyển tất yếu trong tình yêu đôi lứa
+ Sự vội vàng, gấp gáp của không khí đêm thề nguyền
+ Từ “vội” và “xăm xăm” diễn tả tâm trạng, hành động, tình cảm của Thúy Kiều khi vội vã sang nhà Kim Trọng
– Đây là điểm mới mẻ trong cách nhìn tình yêu của Nguyễn Du, trong mối quan hệ nam nữ, người con gái đóng vai trò chủ động
– Nguyễn Du nhấn mạnh sự chủ động của Kiều, thể hiện nét mới mẻ trong quan niệm về tình yêu
Cách trả lời 3 – Chi tiết
Các từ “vội, xăm xăm, băng” là từ chỉ hành động, tính chất của những bước chân Kiều trong đêm uống rượu, thề nguyền dưới trăng với Kim Trọng
* Ý nghĩa
– Diễn tả tâm trạng và tình cảm của Kiều, sự khẩn trương, vội vã, đột xuất bất ngờ với cả chính nàng. Kiều phải tranh thủ thời gian. Nàng lo lắng, sợ cha mẹ sẽ quở trách về hành động chưa xin phép này.
– Hành động của Kiều cho thấy một sự táo bạo đến liều lĩnh vì lễ giáo phong kiến với người con gái rất hà khắc. Nhưng Kiều sẵn sàng đạp đổ nó để đến với tình yêu đích thực của mình. Điều ấy cho ta thấy khao khát mãnh liệt về một tình yêu tự do, đúng nghĩa với người mình yêu của người phụ nữ phong kiến nói riêng và những con người trong xã hội phong kiến nói chung.
Xem thêm: Các biện pháp nghệ thuật tu từ trong đoạn trích Thề nguyền
Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 1 trang 116 SGK Ngữ văn 10 tập 2 được trình bày theo nhiều cách khác nhau do tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Thề nguyền (Truyện Kiều – Nguyễn Du) tốt hơn trong quá trình học Soạn văn 10.
Chúc các em học tốt !
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp