Bài 1 trang 101 SGK Ngữ văn 10 tập 1

0
56
Rate this post

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 101 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 phần soạn bài Ôn tập văn học dân gian Việt Nam chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài:

Đọc hai đoạn miêu tả cảnh Đăm Săn múa khiên và đoạn cuối tả hình ảnh và sức khoẻ của chàng trong đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây. Từ ba đoạn văn đó, hãy cho biết:

Bạn đang xem: Bài 1 trang 101 SGK Ngữ văn 10 tập 1

– Những nét nổi bật trong nghệ thuật miêu tả nhân vật anh hùng của sử thi la gì? (Dẫn chứng từ ba đoạn văn)

– Nhờ những thủ pháp đặc trưng đó, vẻ đẹp của người anh hùng sử thi đã được lí tưởng hoả như thế nào?

Trả lời bài 1 trang 101 SGK văn 10 tập 1

Cách trình bày 1

Trong ba đoạn văn này, nét nổi bật trong nghệ thuật miêu tả nhân vật anh hùng nằm ở các thủ pháp sau:

– Thủ pháp so sánh: Với những câu văn như “chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc”, “Bắp chân chàng to bằng cây xà ngang, bắp đùi chàng to bằng ống bễ, sức chàng ngang sức voi đực…”.

– Thủ pháp phóng đại: “Một lần xốc tới, chàng vợt một đồi tranh”, “khi chàng múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung”…

– Thủ pháp trùng điệp: Nằm ở nội dung của các câu văn và ở cả cách thức thể hiện. Các hành động, cũng như đặc điểm của Đam Săn đều được luyến láy nhiều lần nhằm tạo nên sự kì vĩ, lớn lao: “Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây”, “Bắp chân chàng to bằng cây xà ngang… Đam Săn vốn ngang tàng từ trong bụng mẹ”,…

Sự kết hợp linh hoạt của các biện pháp nghệ thuật này cùng với trí tưởng tượng hết sức phong phú của tác giả, dân gian đã góp phần tôn lên vẻ đẹp của người anh hùng sử thi – một vẻ đẹp kì vĩ lớn lao trong một khung cảnh cũng rất hoành tráng và dữ dội.

Cách trình bày 2

– Những nét nổi bật trong nghệ thuật miêu tả Đăm Săn: so sánh, phóng đại, trùng điệp. Dẫn chứng: “một lần xốc tới…vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới nữa…qua phía tây…”, “múa trên cao, gió như bão,…rễ bay tung”, đôi mắt “long lanh như mắt chim ghếch”, bắp chân “to bằng cây xà ngang”,…

– Hiệu quả nghệ thuật: lí tưởng hóa vẻ đẹp của người anh hùng sử thi, một vẻ đẹp kì vĩ trong một không gian hoành tráng.

Cách trình bày 3

a. Những nét nổi bật trong nghệ thuật miêu tả nhân vật anh hùng của sử thi:

– Miêu tả bằng những hình ảnh so sánh:

“Thế là Đăm Săn lại múa. Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc… (đoạn giữa).

Bắp chân chàng to bằng cây xà ngang, bắp đùi chàng to bằng ống bễ, sức chàng ngang với sức voi đực, hơi thở chàng ầm ầm tựa sấm dậy (Đoạn cuối).

– Sử dụng hình ảnh phóng đại:

“Khi chàng nhảy múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung (đoạn giữa).

“Bà con xem, Đăm Săn uống không biết say, ăn không biết no, chuyện trò không biết chán (đoạn cuối).

– Thủ pháp trùng điệp: Nằm ở nội dung của các câu văn và ở cả cách thức thể hiện. Các hành động, cũng như đặc điểm của Đam Săn đều được luyến láy nhiều lần nhằm tạo nên sự kì vĩ, lớn lao: “Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây”, “Bắp chân chàng to bằng cây xà ngang… Đam Săn vốn ngang tàng từ trong bụng mẹ”,…

– Sử dụng yếu tố kì ảo: Trong đoạn trích, sở dĩ Đăm Săn Chiến thắng Mtao Mxây còn có vai trò rất quan trọng của ông Trời. Đó là nhân vật thần linh theo quan niệm của người Ê-đê thời xưa, cũng là yếu tố kì ảo trong truyện dân gian nói chung.

b. Tác dụng của việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật trên: góp phần tạo nên âm hưởng hùng tráng, vẻ đẹp rực rỡ trong nghệ thuật miêu tả chân dung nhân vật anh hùng, vẻ đẹp của người anh hùng sử thi được lí tưởng hóa.

Cách trình bày 4

– 3 đoạn văn đó là:

+ Đoạn 1: “Đăm Săn rung khiên múa… trúng một cái chão cột trâu”.

+ Đoạn 2: “Thế là Đăm Săn lại múa…. Cũng không thủng”.

+ Đoạn 3: “Vì vậy, danh vang đến thần… từ trong bụng mẹ”.

– Nét nổi bật trong nghệ thuật miêu tả nhân vật anh hùng sử thi: đó là các thủ pháp so sánh, phóng đại, trùng điệp được dùng nhiều và rất sáng tạo với trí tưởng tượng hết sức phong phú của tác giả dân gian.

– Thủ pháp so sánh: Với những câu văn như “chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc”, “Bắp chân chàng to bằng cây xà ngang, bắp đùi chàng to bằng ống bễ, sức chàng ngang sức voi đực…” nhằm làm nổi bật sức mạnh của Đăm Săn.

– Thủ pháp phóng đại: “Một lần xốc tới, chàng vợt một đồi tranh”, “khi chàng múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung”…

– Thủ pháp trùng điệp: Các hành động, cũng như đặc điểm của Đam Săn đều được luyến láy nhiều lần: “Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây”, “Bắp chân chàng to bằng cây xà ngang… Đam Săn vốn ngang tàng từ trong bụng mẹ”,… Qua đó, nhằm tô đậm hình ảnh của chàng Đăm Săn với sức mạnh, sự kì vĩ, lớn lao.

– Hiệu quả nghệ thuật: các biện pháp nghệ thuật này nhằm tôn cao vẻ đẹp của người anh hùng sử thi, một vẻ đẹp kì vĩ trong một khung cảnh hoành tráng.

Tham khảo: Phân tích hình ảnh người anh hùng Đăm Săn

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 1 trang 101 SGK ngữ văn 10 tập 1 được Học Tốt biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Ca dao hài hước trong chương trình soạn văn 10 tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 101 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Ôn tập văn học dân gian Việt Nam

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/bai-1-trang-101-sgk-ngu-van-10-tap-1/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp