Bài 1 trang 100 SGK Ngữ văn 10 tập 1

0
73
Rate this post

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 100 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 phần soạn bài Ôn tập văn học dân gian Việt Nam chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài:

Trình bày các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian (minh hoạ bằng các tác phẩm, đoạn trích đã học).

Bạn đang xem: Bài 1 trang 100 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Trả lời bài 1 trang 100 SGK văn 10 tập 1

Cách trình bày 1

– Tính truyền miệng:

Thực chất của quá trình truyền miệng là sự ghi nhớ theo kiểu nhập tâm và phổ biến bằng miệng cho người khác. Văn học dân gian khi được phổ biến lại, đã thông qua lăng kính chủ quan (bộ não người) nên thường được sáng tạo thêm. Văn học dân gian thường được truyền miệng theo không gian (từ vùng này qua vùng khác), hoặc theo thời gian (từ đời trước đến đời sau).

Quá trình truyền miệng thường được thực hiện thông qua diễn xướng – tức là hình thức trình bày tác phẩm một cách tổng hợp (nói, hát, kể).

– Tính tập thể:

Tập thể là tất cả mọi người, ai cũng có thể tham gia sáng tác. Nhưng quá trình này, lúc đầu do một người khởi xướng lên, tác phẩm hình thành và được tập thể tiếp nhận. Sau đó những người khác (địa phương khác, thời đại khác. tham gia sửa chữa, bổ sung cho tác phẩm biến đổi dần. Quá trình bổ sung này thường làm cho tác phẩm phong phú hơn, hoàn thiện hơn.

Mỗi cá nhân tham gia vào quá trình sáng tác này ở những thời điểm khác nhau. Nhưng vì truyền miệng nên lâu ngày, người ta không nhớ được và cũng không cần nhớ ai là tác giả. Tác phẩm dân gian vì thế đã trở thành của chung, ai cũng có thể tùy ý thêm bớt, sửa chữa.

– Tính thực hành:

Sinh hoạt cộng đồng là những sinh hoạt chung của nhiều người như lao động tập thể, vui chơi ca hát tập thể, hội hè… Trong những sinh hoạt này, tác phẩm văn học dân gian thường đóng vai trò phối hợp hoạt động, tạo nhịp điệu cho hoạt động (những bài hò : hò chèo thuyền, hò đánh cá,…).

Không những thế, văn học dân gian còn gây không khí để kích thích hoạt động, gợi cảm hứng cho người trong cuộc (ví dụ những câu chuyện cười được kể trong lao động giúp tạo ra sự sảng khoái, giảm bớt sự mệt nhọc trong công việc).

Ví dụ: 

Bài ca lao động: Hò sông Mã, hò giã gạo,…

Bài ca nghi lễ: Hát mo Đẻ đất đẻ nước của người Mường,..

Cách trình bày 2

Các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam
Tính truyền miệng Tính tập thể Tính thực hành Ví dụ

– Truyền miệng là phương thức lưu hành và tồn tại của văn học dân gian.

– Tính chất của quá trình truyền miệng là sự ghi nhớ theo kiểu nhập tâm, phổ biến bằng miệng cho người khác, thường được truyền miệng theo không gian (từ vùng này qua vùng khác), theo thời gian (từ đời trước đến đời sau).

– Tính truyền miệng biểu hiện qua diễn xướng dân gian tạo nên tính dị bản và hoàn thiện tác phẩm hơn.

– Quá trình sáng tác tập thể được diễn ra như sau: ban đầu, tác phẩm do một cá nhân khởi xướng sau đó tập thể hưởng ứng tham gia sửa chữa, thêm bớt và hoàn thiện tác phẩm đó.

– Tác phẩm dân gian sau khi ra đời đã trở thành tài sản chung của tập thể.

– Phần lớn tác phẩm văn học dân gian được ra đời, truyền tụng và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt cộng đồng (hò chèo thuyền, hò đánh cá…)

Sử thi Đăm Săn (Ê đê), truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy, các bài ca dao, truyện cười, truyên ngụ ngôn….

Cách trình bày 3

a. Định nghĩa văn học dân gian: Văn học dân gian là những tác do nhân dân sáng tạo trong quá trình học tập, sinh hoạt, mang tín thể, truyền miệng, nhằm phục vụ các sinh hoạt tinh thần của tầng lớp bình dân trong xã hội.

b. Đặc trưng của văn học dân gian, chứng minh:

– Tính truyền miệng: Là đặc điểm nói lên phương tiện sáng tác, ngôn ngữ nói, khác hẳn với văn học viết (sử dụng ngôn ngữ viết).

Các tác phẩm đã học như sử thi Đăm Săn (dân tộc Ê-đê), truyện thơ Tiễn dặn người yêu (dân tộc Thái), truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thuỷ (dân tộc Kinh), cùng với các bài ca dao, truyện cười, được sáng tác và lưu truyền bằng miệng, về sau, các tác phẩm đã được ghi chép lại.

– Tính tập thể: Là đặc trưng trên phương diện người sáng tác học dân gian thường là tác phẩm của nhiều người, vì trong quá trình truyền bằng miệng, những người tham gia vẫn có quyền thêm, bớt và sáng tạo lại khiến cho tác phẩm có được phong cách tập thể, phán ánh rõ rệt với các tác phẩm văn học viết (có phong cách cá nhân).

Các tác phẩm văn học dân gian đã học đều mang tính tập thể, là sản phẩm sáng tác của tập thể, không mang dấu ấn phong cách củ cá nhân nào.

– Tính thực hành: Phục vụ trực tiếp cho những sinh hoạt trong cuộc sống của cộng đồng.

Cách trình bày 4

Trình bày các đặc tr­ưng của văn học dân gian (minh họa bằng các tác phẩm đã học)

– Tính truyền miệng: Văn học dân gian thường được truyền miệng theo không gian (từ vùng này qua vùng khác), hoặc theo thời gian (từ đời trước đến đời sau). Ví dụ như các truyện cổ tích, truyền thuyết: Thánh Gióng, Tấm Cám, Lạc Long Quân – Âu Cơ, An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy

– Tính tập thể: Quá trình sáng tác tập thể: Cá nhân khởi xướng –  tập thể hưởng ứng (tham gia cùng sáng tạo hoặc tiếp nhận) cùng tu bổ, sửa chữa, thêm bớt cho phong phú, hoàn thiện. Ví dụ như các bài ca dao, tục ngữ được hình thành trong quá trình lao động sản xuất.

– Tính thực hành: là sự gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng. Ví dụ như những bài hát giao duyên.

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 1 trang 100 SGK ngữ văn 10 tập 1 được Học Tốt biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Ôn tập văn học dân gian Việt Nam trong chương trình soạn văn 10 tốt hơn trước khi đến lớp.

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 100 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Ôn tập văn học dân gian Việt Nam

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/bai-1-trang-100-sgk-ngu-van-10-tap-1/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp