Bài 2 trang 96 SGK Ngữ văn 10 tập 2

0
65
Rate this post

hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 96 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 phần soạn bài Truyện Kiều – Phần 1: Tác giả Nguyễn Du chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Cho biết các sáng tác chính của Nguyễn Du và đặc điểm chủ yếu của chúng

Bạn đang xem: Bài 2 trang 96 SGK Ngữ văn 10 tập 2

TRẢ LỜI BÀI 2 TRANG 96 SGK NGỮ VĂN 10 TẬP 2

Cách trả lời 1 – Ngắn gọn

Các sáng tác chính của Nguyễn Du: Nguyễn Du sáng tác cả bằng chữ Hán và chữ Nôm

  • Chữ Hán: Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm, Bắc Hành tạp lục
  • Chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều), Văn chiêu hồn

Đặc điểm chung:

  • Đặc điểm chung các tác phẩm: các tác phẩm thể hiện tư tưởng, nhân cách, tình cảm của nhà thơ
  • Giá trị nhân đạo: đề cao giá trị nhân văn con người. Các tác phẩm đó đều thể hiện sự cảm thông sấu sắc của Nguyễn Du đối với cuộc sống của con người, nhất là những người nhỏ bé, bất hạnh, … đó là kết quả của quá trình quan sát, suy ngẫm về cuộc đời, về con người của tác giả.
  • Giá trị hiện thực: Lên án, tố cáo những thế lực đen tối chà đạp con người,  lên án xã hội,phong kiến đồng thời mà còn là sự ngợi ca, trân trọng con người và vẻ đẹp kì diệu của tình yêu đôi lứa.

Cách trả lời 2 – Chi tiết

* Nguyễn Du sáng tác trên cả hai mảng: chữ Hán và chữ Nôm.

– Sáng tác bằng chữ Hán (gồm 3 tập thơ): 249 bài thơ chữ Hán viết vào các thời kỳ khác nhau:

+ Thanh Hiên thi tập (Tập thơ của Thanh Hiên): 78 bài viết trong những năn tháng làm quan.

+ Nam trung tạp ngâm (Các bài thơ ngâm ở phương Nam): 40 bài viết trong trong thời gian làm quan ở Huế và Quảng Bình.

+ Bắc hành tạp lục (Ghi chép trong chuyến đi sang phương Bắc): 131 bài thơ sáng tác trong chuyến đi sứ Trung Quốc.

⇒ thể hiện tư tưởng, tình cảm, nhân cách của ông:

+ Thanh Hiên thi tập và Nam trung tạp ngâm: tâm trạng buồn đau, day dứt nhưng thấy rõ khuynh hướng suy ngẫm về cuộc đời của tác giả.

+ Bắc hành tạp lục: những điểm đặc sắc của tư tưởng, tình cảm của Nguyễn Du được thể hiện rõ ràng, có 3 nhóm đáng chú ý:

1. Ca ngợi, đồng cảm với nhân cách cao thượng và phê phán nhân vật phản diện.

2. Phê phán xã hội phong kiến chà đạp quyền sống con người.

3. Cảm thông với những thân phận bé nhỏ dưới đáy xã hội.

– Sáng tác chữ Nôm:

+ Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều): sáng tác trên cơ sở cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Trung Quốc, Nguyễn Du đã sáng tạo nên một tác phẩm mới, cảm hứng mới, cách nhận thức và lý giải nhân vật mới; thể loại truyện thơ, kết hợp chất tự sự và trữ tình, ngôn ngữ bình dân và ngôn ngữ bác học.

+ Văn chiêu hồn (Văn tế thập loại chúng sinh): thể thơ song thất lục bát, thể hiện một phương diện quan trọng của chủ nghĩa nhân đạo trong sáng tác của Nguyễn Du.

* Đặc điểm về nội dung và nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Du:

a. Nội dung: tình cảm chân thành, sự cảm thông sâu sắc của tác giả đói với cuộc sống và con người, đặc biệt là những con người nhỏ bé, bất hạnh (người ăn mày, người mù hát rong, kỹ nữ, ca nhi,…).

b. Nghệ thuật

– Thể thơ phong phú: ngũ ngôn cổ thi, ngũ ngôn luật, thất ngôn luật và ca, hành (nhạc phủ),…

– Góp phần trau dồi ngôn ngữ văn học dân tộc, làm giàu cho tiếng Việt: Việt hóa ngôn ngữ ngoại nhập.

– Chứng tỏ khả năng truyền tải nội dung tự sự và trữ tình to lớn của thể thơ lục bát và thể loại truyện thơ.

Tham khảo: Văn mẫu Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 2 trang 96 SGK Ngữ văn 10 tập 2 được trình bày theo nhiều cách khác nhau do tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Truyện Kiều – Phần 1: Tác giả Nguyễn Du tốt hơn trong quá trình học Soạn văn 10.

Chúc các em học tốt !

Trả lời câu hỏi Bài 2 trang 96 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Truyện Kiều – Phần 1: Tác giả Nguyễn Du.

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/bai-2-trang-96-sgk-ngu-van-10-tap-2/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp