Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 42 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 phần soạn bài Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy chi tiết và đầy đủ nhất.
Đề bài:
Dựa theo cốt truyện, tìm những chi tiết liên quan đến nhân vật An Dương Vương. Trên cơ sở các chi tiết đã được liệt kê, anh (chị) hãy phân tích:
Bạn đang xem: Bài 1 trang 42 SGK Ngữ văn 10 tập 1
a) Do đâu mà An Dương Vương được thần linh giúp đỡ? Kể về sự giúp đỡ thần kì đó, dân gian muốn thể hiện cách đánh giá như thế nào về nhà vua?
b) Sự mất cảnh giác của nhà vua biểu hiện như thế nào?
c) Sáng tạo những chi tiết về Rùa Vàng, Mị Châu, nhà vua tự tay chém đầu con gái…nhân dân muốn biểu lộ thái độ, tình cảm gì đối với nhân vật lịch sử An Dương Vương và việc mất nước Âu Lạc?
Trả lời bài 1 trang 42 SGK văn 10 tập 1
Cách trình bày 1
Các chi tiết liên quan đến nhân vật An Dương Vương:
– An Dương Vương xây thành nhiều lần nhưng đều bị lở.
– Vua được thần Kim Quy giúp đỡ xây thành và chế nỏ thần.
– Nhờ có nỏ thần vua đánh thắng Triệu Đà lần thứ nhất.
– Lần thứ hai Triệu đà xâm lược, vua chủ quan và bị mất nước.
– Vua và Mị Châu bỏ chạy, Vua chém Mị Châu và đi xuống biển.
a. An Dương Vương được thần linh giúp đỡ vì:
– An Dương Vương lo xây thành để bảo vệ nhân dân, đất nước.
– Nguyện vọng của An Dương Vương phù hợp với nguyện vọng của nhân dân.
– Thần linh đứng về phía An Dương Vương có nghĩa là thần linh ủng hộ cuộc sống độc lập, tự do của người dân đồng thời là cách để nhân dân ca ngợi công lao của nhà vua, bày tỏ niềm tự hào về việc xây thành, chế nỏ chiến thắng giặc.
b. Sự mất cảnh giác của nhà vua được biểu hiện như sau:
– Bắt đầu từ sự việc nhà vua chấp nhận lời cầu hòa thêm nữa còn gả con gái và cho Trọng thủy về ở rể khiến hắn có điều kiện dò tìm bí mật của nỏ thần và đánh tráo.
– Vì chủ quan khinh địch, cậy có nỏ thần: không chăm lo phòng bị đất nước, giặc đến gần mà vẫn điềm nhiên ngồi đánh cờ.
c. Thái độ, tình cảm của nhân dân:
– Thể hiện lòng kính trọng đối với vị vua anh hùng, dũng cảm.
– Phê phán thái độ mất cảnh giác của An Dương Vương, Mị Châu, đồng thời là lời giải thích “nhẹ nhàng” nhằm xoa dịu nỗi đau mất nước.
Cách trình bày 2
Các chi tiết liên quan đến nhân vật An Dương Vương:
+ An Dương Vương xây thành nhiều lần nhưng đều bị lở.
+ Vua được thần Kim Quy giúp xây thành và cho vuốt để làm lẫy chế nỏ thần.
+ Nhờ nỏ thần, vua đánh thắng Triệu Đà lần thứ nhất.
+ Vua chủ quan khi Triệu Đà đem quân đánh lần thứ hai
+ Vua mang con bỏ chạy, nhờ thần Kim Quy cứu và chém chết Mị Châu.
a)
– Do sớm có ý thức giữ gìn đất nước, lo xây thành để chống giặc ngoại xâm mà An Dương Vương được thần linh giúp đỡ.
– Kể về sự giúp đỡ thần kì đó, dân gian muốn thể hiện cách đánh giá về nhà vua: biết ơn, ca ngợi công lao xây thành, chế nỏ để chống giặc giữ nước.
b) Sự mất cảnh giác của nhà vua được biểu hiện qua các chi tiết:
– Vua đồng ý lời cầu hôn, gả con gái Mị Châu cho con trai Đà là Trọng Thủy, lại cho Thủy ở rể. ⇒ Vua mơ hồ trước âm mưu muốn xâm chiếm Âu Lạc một lần nữa của kẻ thù.
– Khi Triệu Đà đem quân đánh lần thứ hai, vua không kiểm tra lại vũ khí để đến khi quân giặc kéo sát thành, phải mang Mị Châu bỏ chạy. ⇒ Vua chủ quan khinh địch, không có cái nhìn sáng suốt với tình thế.
c) Qua các chi tiết sáng tạo, nhân dân muốn biểu lộ thái độ, tình cảm:
+ Chi tiết vua nghe theo lời kết án của thần Kim Quy, rút gươm chém Mị Châu: gửi gắm lòng kính trọng đối với vị vua anh hùng, dám hy sinh tình cảm cha con thiêng liêng để giữ tròn bổn phận với đất nước.
+ Các chi tiết liên quan đến Mị Châu:
Phê phán thái độ mất cảnh giác, quá xem trọng tình cảm cá nhân của Mị Châu.
Giải thích nguyên nhân, xoa dịu nỗi đau mất nước một cách nhẹ nhàng.
Cách trình bày 3
Các chi tiết liên quan đến nhân vật An Dương Vương:
+ An Dương Vương xây thành nhưng thất bại.
+ An Dương Vương được Rùa Vàng giúp xây thành và chế nỏ thần.
+ Vua đánh thắng Triệu Đà lần thứ nhất.
+ Vua chủ quan khi Triệu Đà đem quân đánh.
+ Vua thất bại và chém chết Mị Châu.
a)
– An Dương Vương được thần linh giúp đỡ bởi nhà vua đã có ý thức đề cao cảnh giác, sớm lo việc xây thành đắp lũy và chuẩn bị vũ khí để chống ngoại xâm.
– Tưởng tượng ra sự giúp đỡ thần kì này, nhân dân ta đã tỏ lòng ca ngợi công lao của nhà vua và tự hào về việc xây thành, chế nỏ cũng như những chiến công trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước của dân tộc ta.
b)
– Sự thất bại của An Dương Vương bắt đầu từ chỗ nhà vua chấp nhận lời cầu hòa và thêm nữa còn cho Trọng Thủy về ở rể. Trong sự việc này, An Dương Vương đã tỏ ra mơ hồ về bản chất ngoan cố của kẻ thù, tỏ ra mất cảnh giác.
– Hơn nữa việc mất nước còn do nhà vua chủ quan ỷ vào có vũ khí lợi hại nên đã không đề phòng khi quân giặc tiến công.
c) Chi tiết Rùa Vàng, Mị Châu và việc vua chém đầu con gái theo lời kết án của Rùa Vàng được sáng tạo ra để nhân dân ta gửi gắm lòng kính trọng đối với vị vua anh hùng dũng cảm – con người sẵn sàng hi sinh những tình cảm riêng tư để giữ tròn khí tiết và danh dự trước đất nước non sông. Nó cũng phê phán thái độ mất cảnh giác của Mị Châu, đồng thời cũng là lời giải thích “nhẹ nhàng” nhằm xoa dịu nỗi đau mất nước.
Cách trình bày 4
Những chi tiết liên quan đến nhân vật An Dương Vương là:
+ An Dương Vương xây thành nhưng thất bại.
+ An Dương Vương được Rùa Vàng giúp xây thành và chế nỏ thần.
+ Vua đánh thắng Triệu Đà lần thứ nhất.
+ Vua chủ quan khi Triệu Đà đem quân đánh.
+ Vua thất bại và chém chết Mị Châu.
a. An Dương Vương được thần linh giúp đỡ do nhà vua đã có ý thức đề cao cảnh giác, sớm lo việc xây thành đắp lũy và chuẩn bị vũ khí để chống ngoại xâm. ông là một vị vua có trách nhiệm với đất nước, điều đó thể hiện ở việc ông kiên trì xây thành và tìm cách chế tạo vũ khí để giữ gìn non sông. Khi thành xây không được, vua đã lập đàn trai giới cầu đảo bách thần, điều đó càng thể hiện sự chân thành và hết lòng vì đất nước của An Dương Vương.
==> Tưởng tượng ra sự giúp đỡ thần kì này, nhân dân ta đã tỏ lòng ca ngợi công lao của nhà vua và tự hào về việc xây thành, chế nỏ cũng như những chiến công trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước của dân tộc ta.
b. Sự thất bại của An Dương Vương là do:
– Lần mất cảnh giác thứ nhất, vua không nghi ngờ gì đã đồng ý kết tình thông gia với Triệu Đà.
– Lần mất cảnh giác thứ hai, khi Triệu Đà kéo quân đến, do nhà vua chủ quan ỷ vào có vũ khí lợi hại nên đã không đề phòng khi quân giặc tiến công, trở tay không kịp.
c. Sáng tạo những chi tiết về Rùa Vàng, Mị Châu, nhà vua tự tay chém đầu con gái… nhân dân đã thể hiện cách nhìn nhận của mình về vấn đề “công – tội’’ của An Dương Vương trong việc trị vì đất nước Âu Lạc.
Nhà vua sẵn sàng hi sinh những tình cảm riêng tư để giữ tròn khí tiết và danh dự với đất nước. Nó cũng phê phán thái độ mất cảnh giác của Mị Châu, đồng thời cũng là lời giải thích “nhẹ nhàng” nhằm xoa dịu nỗi đau mất nước. Chi tiết nhà vua tự tay giết con gái cho thấy An Dương Vương đã đặt lợi ích quốc gia lên trên tình thân. Vì thế, trong lòng nhân dân An Dương Vương vẫn là một vị vua được yêu mến.
Tham khảo: Phân tích truyện An dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy
Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 1 trang 42 SGK ngữ văn 10 tập 1 được Học Tốt biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy trong chương trình soạn văn 10 tốt hơn trước khi đến lớp.
Chúc các em học tốt !
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp