Bài 6 trang 23 SGK Ngữ văn 10 tập 2

0
70
Rate this post

hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 6 trang 23 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập Hai phần đọc hiểu soạn bài Đại cáo bình Ngô phần 2 (Tác phẩm) chi tiết nhất.

Đề bài: Rút ra những giá trị chung về nội dung và nghệ thuật của “Đại cáo bình Ngô

”, đồng thời phân tích những giá trị đó.

Trả lời bài 6 trang 23 SGK văn 10 tập 2

Cách trả lời 1:

Bạn đang xem: Bài 6 trang 23 SGK Ngữ văn 10 tập 2

– Giá trị về nội dung: Bình Ngô đại cáo nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, lòng yêu nước và ý thức tự tôn dân tộc. Đó là những yếu tố quyết định thắng lợi vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

– Giá trị về nghệ thuật:

+ Vận dụng một cách sáng tạo lối kết cấu chung của thể cáo, lấy tư tưởng nhân nghĩa và độc lập dân tộc làm cơ sở chân lí để triển khai lập luận.

+ Mọi lí lẽ luôn gắn liền với thực tiễn bằng những dẫn chứng xác đáng.

+ Sự kết hợp một cách tài tình sức mạnh của lí lẽ và giá trị biểu cảm của hình tượng nghệ thuật tạo nên một áng văn bất hủ.

=> Bình Ngô đại cáo là bản anh hùng ca bất hủ của dân tộc Việt Nam, một “áng thiên cổ hùng văn” – một bản Tuyên ngôn độc lập vừa có giá trị lịch sử to lớn, vừa có giá trị văn chương đặc sắc.

Cách trả lời 2:

Những giá trị chung về nội dung và nghệ thuật của “Đại cáo bình Ngô”:

– Nội dung: Có thể coi Đại cáo Bình Ngô là bản tuyên ngôn độc lập, có ý nghĩa tuyên ngôn về quyền sống của con người. Vì bài cáo nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, lòng yêu nước và ý thức tự tôn dân tộc.

– Nghệ thuật:

+ Bài cáo kết hợp hài hòa yếu tố chính luận và yếu tố văn chương.

+ Vận dụng lối kết cấu chung của thể cáo, lấy tư tưởng nhân nghĩa và độc lập dân tộc làm cơ sở chân lí.

+ Có sự kết hợp tài tình sức mạnh của lí lẽ và giá trị biểu cảm của hình tượng nghệ thuật.

+ Bố cục chặt chẽ, cân đối

+ Câu văn, giọng văn linh hoạt

+ Ngôn ngữ, hình tượng phong phú, vừa cụ thể vừa khái quát.

Cách trả lời 3:

Những giá trị chung về nội dung và nghệ thuật:

– Nội dung: Đây là bản tuyên ngôn về quyền sống của con người, về chủ quyền độc lập dân tộc, là bản cáo trạng tố cáo tội ác của kẻ thù, là bản hùng ca về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và chiến thắng của quân ta. Đây là một áng văn yêu nước lớn, chói ngời tư tưởng nhân văn.

– Nghệ thuật: Đại cáo bình Ngô có sự kết hợp hài hòa yếu tố chính luận và yếu tố văn chương.

+ Thể hiện qua sự kết cấu: tư tưởng nhân nghĩa.

+ Thể hiện qua lập luận: hùng biện, đanh thép với rất nhiều cảm xúc và sự rung động trong tâm hồn Nguyễn Trãi.

+ Thể hiện qua cách sử dụng từ ngữ, xây dựng hình tượng: hình tượng Lê Lợi, hình tượng nghĩa quân, hình tượng quân giặc … thể hiện trong nghệ thuật sử dụng câu văn, nhịp điệu.

Tham khảo thêm: Phân tích nghệ thuật lập luận trong Bình Ngô Đại cáo của Nguyễn Trãi (Dàn ý)

Trên đây là 3 cách trình bày câu trả lời cho bài 6 trang 23 SGK ngữ văn 10 tập 2 do tổng hợp và biên soạn, hi vọng sẽ giúp em hiểu và soạn bài Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

Trả lời câu hỏi bài 6 trang 23 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Đại cáo bình Ngô ngữ văn 10.

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/bai-6-trang-23-sgk-ngu-van-10-tap-2/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp