Bài 1 trang 204 SGK Ngữ văn 11 tập 1

0
58
Rate this post

hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 204 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Ôn tập phần văn học (kì 1) chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng thăng Tám năm 1945 có sự phân hoá phức tạp thành nhiều bộ phận, nhiều xu hướng như thế nào? Nêu những nét chính của mỗi bộ phận, mỗi xu hướng văn học đó.

Bạn đang xem: Bài 1 trang 204 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Hay làm rõ nguồn gốc sâu xa của tốc độ phát triển hết sức nhanh chóng của văn học Việt Nam từ đầu thế là XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Trả lời bài 1 trang 204 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Để soạn bài Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản tối ưu nhất, tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 1 trang 204 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

* Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945 hình thành theo hai bộ phận và phân hóa thành nhiều dòng, vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển. Do đặc điểm của một nước thuộc địa, chịu sự chi phối mạnh mẽ và sâu sắc của quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 hình thành hai bộ phận: văn học công khai và văn học không công khai.

– Bộ phận văn học công khai: là văn học hợp pháp tồn tại trong vòng pháp luật của chính quyền thực dân phong kiến. Những tác phẩm này có tính dân tộc và tư tưởng lành mạnh nhưng không có ý thức cách mạng và tinh thần chống đối trực tiếp với chính quyền thực dân. Phân hóa thành nhiều xu hướng:

+ Xu hướng văn học lãng mạn.

+ Xu hướng văn học hiện thực.

– Bộ phận văn học không công khai là văn học cách mạng bí mật. Đây là bộ phận của văn học cách mạng và nó trở thành dòng chủ của văn học sau này.

* Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 phát triển với một tốc độ hết sức nhanh chóng. Nguyên nhân:

– Sức sống văn hóa mãnh liệt mà hạt nhân là lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, biểu hiện rõ nhất là sự trưởng thành và phát triển của tiếng Việt và văn chương Việt.

– Sự thức tỉnh ý thức cá nhân của tầng lớp trí thức Tây học.

– Sự tác động của thời đại: Văn chương lúc này trở thành một thứ hàng hóa, viết văn trở thành một nghề để kiếm sống.

Cách trình bày 2

a, Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 có sự phân hóa phức tạp thành nhiều bộ phận: văn học công khai và không công khai

– Văn học công khai tồn tại dưới sự kiểm soát của chính quyền thực dân, và phân hóa thành hai khuynh hướng chính: lãng mạn và hiện thực

* Văn học lãng mạn: tiếng nói giàu xúc cảm của các nhân vật, phát huy cao độ trí tưởng tượng, , diễn tả khát vọng ước mơ

+ Xem con người là trung tâm, khẳng định cái “tôi”, đề cao thế tục

+ Đề tài xoay quanh tình yêu, thiên nhiên, quá khứ thể hiện khát vọng vượt lên cuộc sống chật chội, tù túng

+ Phản ánh cảm xúc mạnh, tương phản gay gắt, biến thái tinh vi trong tâm hồn người

* Văn học hiện thực

+ Phơi bày bất công xã hội, phản ánh tình trạng khốn khổ của người dân

+ Những sáng tác của dòng văn học có tính chân thực cao, thấm đượm tinh thần nhân đạo

b, Văn học từ thế kỉ XX cách mạng tháng Tám với nhịp độ hết sức nhanh chóng, sự phát triển thể hiện rõ trong thơ trong phong trào Thơ Mới

– Nguyên nhân: do nhu cầu cấp bách của thời đại

+ Các vấn đề được đặt ra về đất nước, cuộc sống, con người và nghệ thuật, trước đó thời kì mới giải quyết

+ Sức sống của nền văn học được thúc đẩy bởi tình yêu nước, cách mạng suốt nửa thế kỉ.

Chính “cái tôi” cá nhân này là một trong những động lực tạo nên sự phát triển với nhịp độ hết sức nhanh chóng

+ Văn học cũng trở thành một thứ hàng hóa, trở thành nghề kiếm sống.

Cách trình bày 3

a) Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 hình thành theo hai bộ phận và phân hoá thành nhiều dòng, vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển.

– Những điểm khác nhau của 2 dòng văn học đó là:

+ Văn học công khai: văn học hợp pháp và tồn tại trong vòng pháp luật của chính quyền thực dân phong kiến. Nền văn học công khai phân hóa thành nhiều dòng, trong đó nổi lên hai dòng chính: văn học lãng mạn và văn học hiện thực.

+ Văn học bất hợp pháp gồm thơ văn cách mạng, thơ ca trong tù, thơ văn Đông Kinh nghĩa tục, thơ văn thời Mặt trận Dân chủ Đông Dương…

b) Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 phát triển với nhịp độ hết sức nhanh chóng. Sự phát triển này thể hiện rất rõ ở sự phát triển của thơ trong phong trào Thơ mới, ớ các thể loại như truyện ngắn, tiểu thuyết, phóng sự, lí luận và phê bình văn học,…

Những nguyên nhân làm cho văn học thời kì này phát triển nhanh chóng là do:

+ Sự thúc bách của yêu cầu thời đại. Xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX đến năm 1945 đã đặt ra bao vấn đề về đất nước, về cuộc sống, con người và nghệ thuật mà ở những thời kì trước đó chưa từng có, đòi hỏi thời kì mới phải giải quyết.

+ Tuy nhiên, nhân tố quyết định là ở bản thân chủ quan của nền văn học dân tộc. Từ xa xưa, dân tộc ta đã có một sức sống mãnh liệt mà hạt nhân là chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc. Giờ dây, sức sống đó được tiếp sức bới các phong trào yêu nước và cách mạng suốt nửa thế kỉ.

+ Sự phát triển của văn học thời kì này còn do sự thức tỉnh, trỗi dậy mạnh mẽ của cái tôi cá nhân sau hàng nghìn năm bị kìm hãm. Chính “cái tôi” cá nhân này là một trong những động lực tạo nên sự phát triển với nhịp độ hết sức nhanh chóng và những thành tựu rực rỡ của văn học Việt Nam nửa đầu thế kí XX theo hướng hiện đại hoá.

+ Ngoài ra, cũng cần phải nhận thấy rằng, thời kì này, văn chương đã trớ thành một thứ hàng hoá, viết văn trớ thành một nghề để kiếm sống. Đây là lí do thiết thực, một nhân tố kích thích người cầm bút.

Cách trình bày 4

– Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 hình thành hai bộ phận (văn học công khai và văn học không công khai) và phân hóa thành nhiều xu hướng khác nhau (văn học lãng mạn, văn học hiện thực và dòng văn học cách mạng) vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển.

  • Bộ phận văn học công khai: văn học hợp pháp, tồn tại trong vòng pháp luật của chính quyền thực dân phong kiến. Do khác nhau về quan điểm nghệ thuật và quan niệm thẩm mĩ nên bộ phận này phân thành nhiều xu hướng mà nổi bật nhất là hai xu hướng văn học lãng mạn và văn học hiện thực.
  • Bộ phận văn học không công khai: bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, phải lưu hành bí mật.
  • Văn học lãng mạn là tiếng nói của cá nhân, khẳng định cái tôi, lạc lõng với thời cuộc mà tìm về với những cái đẹp của quá khứ, của tình yêu. Văn học lãng mạn là sự thức tỉnh cái tôi cá nhân, có ý thức chống lại những lễ giáo phong kiến hà khắc, lạc hậu, cổ hủ khiến cho người đọc thêm tin yêu cuộc sống, yêu và gắn bó với quê hương đất nước.
  • Văn học hiện thực: phản ánh hiện thực của xã hội thuộc địa nửa phong kiến thối nát, xấy xa, bất công với sự bóc lột đến tận cùng của giai cấp thống trị; khắc họa thành công và ám ảnh số phận, tình cảnh khốn khổ của những người dân lao động nghèo khổ, tầng lớp tiểu tư sản trí thức nghèo…Các tác phẩm thuộc dòng văn học này đều mang giá trị nhân đạo sâu sắc.

– Văn học thời kì này phát triển với tốc độ hết sức nhanh chóng, phi thường và mau lẹ vì:

  • Sự thức tỉnh và trỗi dậy mạnh mẽ của cái tôi và ý thức về cái tôi các nhân. Các tác giả của tất cả các dòng văn học thời kì này được tiếp xúc với luồng tư tưởng mới, nhận thức của họ cũng được mở rộng hơn với quyền sống, quyền tự do, nhân quyền của con người trong nền văn hóa phương Tây.
  • Đặc điểm của xã hội thực dân nửa phong kiến ở nước ta hiện tại với rất nhiều vấn đề của cuộc sống trước nay chưa từng xuất hiện và tồn tại được đặt ra đòi hỏi văn học phải giải quyết: cuộc sống bế tắc, tuyệt vọng của tầng lớp tiểu tư sản trí thức; sự tha hóa, biến chất của người nông dân; sưu thuế nặng đè đặt lên đôi vai của nhân dân,…

Nhân dân cả nước đang trong cuộc đối đầu cam go, gay gắt với kẻ thù với những cuộc đấu tranh và phong trào nổi dậy nổ ra liên tiếp như vũ bão. Chính điều ấy đã trở thành hiện thực phản ánh và nguồn cảm hứng dồi dào cho bộ phận văn học không công khai (văn học cách mạng)

Bài 1 trang 204 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Ôn tập phần văn học (kì 1) trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 204 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Ôn tập phần văn học (kì 1)

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/bai-1-trang-204-sgk-ngu-van-11-tap-1/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp