hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 luyện tập trang 111 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 2 phần soạn bài Một số thể loại văn học: Kịch, nghị luận chi tiết nhất cho các em tham khảo.
Đề bài:
Phân tích xung đột kịch trong đoạn trích Tình yêu và thù hận (trích kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét của Sếch-xpia).
Bạn đang xem: Bài 1 luyện tập trang 111 SGK Ngữ văn 11 tập 2
Trả lời bài 1 luyện tập trang 111 SGK Ngữ văn 11 tập 2
Để soạn bài Một số thể loại văn học: Kịch, nghị luận tối ưu nhất, tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 1 trang 111 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 2 như sau:
Cách trả lời 1
Phân tích xung đột kịch trong đoạn trích Tình yêu và thù hận
– Xung đột kịch là sự va chạm gay gắt giữa những lực lượng đối địch, những quan điểm thái độ khác nhau trước một vấn đề… xung đột có thể diễn ra ngay trong lòng người
– Trong vở kịch Rô-mê-ô Giu-li- ét có xung đột giữa tình yêu nam nữ, thanh niên với mối thù hận giữa hai họ, xung đột ấy căng thẳng, khốc liệt dẫn tới kết cục bi thảm
– Xung đột đỉnh điểm nằm ở phần cả hai họ xung đột và cản trở tình yêu mới bắt đầu tha thiết của Rô-mê-ô và Giu-li-ét.
Cách trả lời 2
– Xung đột kịch là sự va chạm gay gắt giữa những lực lượng đối địch, những quan điểm, thái độ khác nhau trước một vấn đề… xung đột có thể diễn ran gay trong lòng người.
– Trong vở kịch Rô-mê-ô Giu-li-ét có xung đột giữa tình yêu của đôi nam nữ thanh niên với mối hận thù giữa hai dòng họ, xung đột ấy căng thẳng, khốc liệt dẫn tới kết cục bi thảm (hai người yêu nhau phải chết). Ở đoạn trích Tình yêu và thù hận xung đột này không gay gắt bằng những cảnh ở phần sau nhưng mối thù hận giữa hai dòng họ vẫn là sự cản trở lớn đối với tình yêu mới bắt đầu nhưng vô cùng mãnh liệt, thiết tha của Rô-mê-ô và Giu-li-ét.
Cách trả lời 3
Vở kịch dựa trên xung đột giữa khát vọng yêu đương mãnh liệt với hoàn cảnh thù địch vây hãm. Mối tình của Rô-mê-ô và Giu-li-ét khẳng định sức sống, sức vươn lên trên mọi hoàn cảnh trói buộc con người. Mối tình đó cũng là lời kết án đanh thép, tố cáo thành kiến phong kiến, nguyên nhân hận thù của tình người, của chủ nghĩa nhân văn.
Trong toàn vở Rô-mê-ô và Giu-li-ét, xung đột cơ bản là xung đột giữa tình yêu và thù hận. Tuy nhiên trong đoạn trích này, thù hận không xuất hiện như là một thế lực cản trở tình yêu. Thù hận chỉ hiện ra qua suy nghĩ của các nhân vật, song không phải là động lực chi phối, điều khiển, quyết định hành động của nhân vật.
Để làm rõ những xung đột kịch trong đoạn trích, cần trả lời các câu hỏi sau:
– Tinh yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét bị ngăn trở bởi điều gì?
– Tìm những biểu hiện cho thấy cả Rô-mê-ô và Giu-li-ét đều băn khoăn, trăn trở, lo lắng cho tình yêu của mình trước những thử thách không dễ vượt qua.
– Những suy nghĩ của các nhân vật đã thôi thúc họ hành động như thế nào?
– Những suy nghĩ và hành động của nhân vật thể hiện ý nghĩa gì?
=> Từ việc phân tích suy nghĩ, hành động của các nhân vật, chỉ ra xung đột kịch của đoạn trích.
Bài 1 luyện tập trang 111 SGK Ngữ văn 11 tập 2 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp