Bài 5 trang 88 SGK Ngữ văn 11 tập 2

0
62
Rate this post

hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 5 trang 88 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 2 phần soạn bài Về luân lí xã hội ở nước ta – Phan Châu Trinh chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài

Nhận xét về cách kết hợp yếu tố biểu cảm với yếu tố nghị luận trong đoạn trích

Bạn đang xem: Bài 5 trang 88 SGK Ngữ văn 11 tập 2

Trả lời bài 5 trang 88 SGK Ngữ văn 11 tập 2

Để soạn bài Về luân lí xã hội ở nước ta tối ưu nhất, tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 5 trang 88 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 2 như sau:

Cách trả lời 1

Cách kết hợp yếu tố biểu cảm với yếu tố nghị luận trong đoạn trích:

– Yếu tố nghị luận thể hiện ở hệ thống luận điểm gắn bó chặt chẽ giữa các phần; lí lẽ; dẫn chứng; tranh luận; bày tỏ chính kiến….

– Yếu tố biểu cảm: câu cảm thán, câu hỏi tu từ, hình ảnh ví von… Yếu tố biểu cảm góp phần làm cho lí lẽ của bài diễn thuyết tăng thêm sức thuyết phục. Người nghe cảm thấy tác giả không chỉ nói bằng lí trí tỉnh táo mà còn bằng trái tim đầy xót xa trước tình trạng trì trệ thê thảm của xã hội Việt Nam.

Cách trả lời 2

Cách kết hợp yếu tố biểu cảm, yếu tố nghị luận:

– Yếu tố nghị luận thể hiện ở hệ thống luận điểm gắn với lí lẽ, dẫn chứng, tranh luận, bày tỏ chính kiến…

– Yếu tố biểu cảm: Câu cảm thán, câu hỏi tu từ, hình ảnh ví von… Yếu tố biểu cảm góp phần làm cho lí lẽ của bài diễn thuyết thêm sức sinh động

+ Người nghe cảm thấy tác giả không chỉ nói bằng lí trí tỉnh táo mà bằng trái tim hướng về dân tộc, đau xót thê thảm trước hiện trạng xã hội Việt Nam

Cách trả lời 3

– Nổi bật trong bài văn là yếu tố nghị luận: Cách lập luận chặt chẽ, lôgic; nêu chứng cứ cụ thể, xác thực; giọng văn mạnh mẽ hùng hồn; dùng từ đặt câu chính xác, biểu hiện lí trí tỉnh táo, tư duy sắc sảo, đạt hiệu quả cao về nhận thức tư tưởng.

– Bài văn có sự kết hợp giữa yếu tố nghị luận với yếu tố biểu cảm:

+ Tác giả đã phát biểu chính kiến của minh không chỉ bằng lí trí tỉnh táo mà còn bằng trái tim dạt dào cảm xúc, thấm thìa nỗi xót đau trước tình trạng tăm tối, thê thảm của xã hội Việt Nam đương thời. Điều đó biểu hiện ở những câu cảm thán: “Thương hại thay!… Dân khôn mà chi! Dân ngu mà chi!…Thương ôi!…”; các câu mở rộng thành phần để nhấn mạnh ý (“Luân lí của bọn thượng lưu – tôi không gọi bọn ấy là thượng lưu, tôi chỉ mượn hai chữ thượng lưu nói cho anh em dễ hiểu mà thôi – ở nước ta là thế đấy!”); những cụm từ ẩn chứa tình cảm đồng bào, tình cảm dân tộc sâu nặng, thắm thiết (người nước ta, người trong nước, người mình, ông cha mình, quốc dán, anh em, người trong một làng đối với nhau, dân Việt Nam này) lời văn nhẹ nhàng, từ tốn (“Là vì người ta có đoàn thể, có công đức biết giữ cái lợi chung vậy… Đã biết sống thì phải bênh vực nhau, ông cha mình ngày xưa cũng đã hiểu đến…”).

=> Những yếu tố biểu cảm ấy đã làm cho lí lẽ của bài diễn thuyết tăng thêm sức thuyết phục, lay chuyển mạnh mẽ nhận thức và tình cảm ở người nghe.

Bài 5 trang 88 SGK Ngữ văn 11 tập 2 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Về luân lí xã hội ở nước ta trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.

Trả lời câu hỏi bài 5 trang 88 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Về luân lí xã hội ở nước ta – Phan Châu Trinh

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/bai-5-trang-88-sgk-ngu-van-11-tap-2/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp