Bài 3 trang 77 SGK Ngữ văn 11 tập 1

0
55
Rate this post

hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 77 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Ôn tập văn học trung đại Việt Nam chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Phân tích giá trị phản ánh và phê phán hiện thực của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh (trích Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác).

Bạn đang xem: Bài 3 trang 77 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Trả lời bài 3 trang 77 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Để soạn bài Ôn tập văn học trung đại Việt Nam tối ưu nhất, tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 3 trang 77 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

Giá trị phản ánh và phê phán hiện thực của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh (trích Thượng kinh kí sự – Lê Hữu Trác):

Đoạn trích là bức tranh chân thực về cuộc sống nơi phủ chúa, được khắc họa ở hai phương diện:

+ Cuộc sống thâm nghiêm xa hoa, giàu sang.

+ Cuộc sống thiếu sinh khí, yếu ớt.

→ Một thế giới đầy quyền uy: Những tiếng quát tháo, truyền lệnh, những con người khúm núm, sợ sệt…Phủ chúa là một thế giới riêng biệt, người vào phải qua rất nhiều cửa gác, mọi việc đều phải qua quan truyền lệnh, chỉ dẫn. Thầy thuốc vào khám bệnh phải chờ, phải cúi lạy, nín thở…

→ Phủ chúa là nơi xa hoa, giàu sang vô cùng. Giàu sang từ nơi ở đến tiện nghi sinh hoạt. Nhưng cuộc sống nơi Trịnh phủ lại thiếu sinh khí vô cùng. Đó cũng là nguyên nhân gây ra sự ốm yếu của thế tử Cán.

=> Ngòi bút tả thực điềm đạm, kín đáo nhưng lạnh lùng, thờ ơ, thậm chí coi thường của tác giả.

Cách trình bày 2

Giá trị phản ánh: tái hiện chân thực cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa, khắc họa trên hai phương diện

+ Cuộc sống xa xỉ, quyền uy tột bậc (từ nơi ở đến tiện nghi, kẻ hầu người hạ…)

+ Nhưng cuộc sống Trịnh phủ thiếu sinh khí, chỉ có sự u ám dẫn tới sự ốm yếu của thái tử Cán

– Phê phán hiện thực: tác giả ngầm phê phán sự xa hoa, lộng quyền của nhà chúa kèm theo cuộc sống thiếu sinh thế, tăm tối của con người. Đó chính là bức tranh xã hội đương thời cuối thế kỉ XVIII.

Cách trình bày 3

a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm của đoạn trích (Nêu luận điểm của đề)

b. Thân bài: Cần triển khai rõ các ý sau:

* Bức tranh hiện thực về cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa:

– Quang cảnh nơi phủ chúa hiện lên cực kì xa hoa, tráng lệ và không kém phần tôn nghiêm. Cảnh nói lên uy quyền tột bậc của nhà chúa. Những tiếng quát tháo, truyền lệnh, những tiếng dạ ran, những con người oai vệ, những con người khúm núm, sợ sệt … có những cửa gác, mọi việc đều có quan truyền mệnh, chỉ dẫn. Thầy thuốc khám bệnh phải chờ, nín thở, khúm núm, lạy tạ.

– Cùng với sự xa hoa là cung cách sinh hoạt đầy kiểu cách: từ nơi ở đến tiện nghi, từ vật dụng đến đồ ăn thức uống. Đến cả việc đi đứng, nói năng cũng vô cùng kiểu cách.

* Cuộc sống nơi Trịnh phỉ thiếu sinh khí vô cùng. Đó cũng là nguyên nhân gây ra sự ốm yếu của thái tử Cán. Sự thâm nghiêm kiểu mê cung càng làm tăng âm khí nơi phủ chúa.

– Qua cách nói mỉa mai châm biếm của tác giả, ta thấy sự lộng quyền của nhà chúa với quyền uy tối thượng và nếp sống hưởng thụ cực kỳ xa hoa của chúa Trịnh cùng gia đình; sự thật bù nhìn của vua Lê khi ấy… Cuộc sống vật chất đầy đủ giàu sang nhưng phẩm chất tinh thần, ý chí nghị lực trống rỗng. Đó cũng chính là hình ảnh suy yếu mục ruỗng của tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh những năm cuối TK XVIII.

– Qua cách miêu tả người tả cảnh rất khách quan, tác giả đã ngầm phê phán kín đáo cảnh giàu sang xa hoa quyền uy ghê gớm của chúa Trịnh đồng thời thể hiện tâm hồn cao thượng, khát khao cuộc sống tự do không màng danh lợi của vị danh y Hải Thượng Lãn Ông.

c. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề và liên hệ bản thân.

Cách trình bày 4

a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm của đoạn trích (Nêu luận điểm của đề)

Vào phủ chúa trịnh đã vén bức màn lịch sử xa xưa vô cùng đen tối để cho chúng ta thấy được những thú vui, khung cảnh nguy nga tráng lệ của nơi phủ chúa. Bằng tài năng và tình cảm của mình đối với nhân dân, Lê Hữu Trác đã viết nên tác phẩm Thượng kinh kí sự để phản ánh bức tranh hiện thực đó, được thể hiện sâu sắc qua đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”.

b. Thân bài:

Tác giả đã miêu tả bức tranh về cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa:

Quang cảnh nơi phủ chúa hiện lên cực kì xa hoa, tráng lệ và không kém phần tôn nghiêm.

Muốn vào phủ chúa phải đi qua nhiều cửa với những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp.

Đến hậu mã – nơi quân Hậu mã chờ sẵn để chúa sai, cột và bao lươn lượn vàng, nhà “Đại đường” tất cả các cột và đồ dùng đều sơn son thiếp vàng…

Bên trong khuôn viên phủ chúa, người giữ cửa truyền báo rộn ràng người có việc quan qua lại như mắc cửi chô thấy chúa giữ một vị trí trọng yếu và có quyền tối thượng trong triều đình.

Vào nội cung cảnh càng xa hoa tráng lệ: trường gấm, màn là, xập vàng, ghế rồng, hương hoa ngào ngạt…

Quảng cảnh cực kì xa hoa, lộng lẫy. Tác giả đã ngâm lên bài thơ để diễn tả hết sự sang trọng, vương giả trong phủ chúa.

Lính nghìn cửa vác đòng nghiêm nhặt,

Cả trời Nam sang nhất là đây!

Lầu từng gác vẽ tung mây,

Rèm châu, hiên ngọc, bóng mai ánh vào.

Hoa cung thoảng ngạt ngào đưa tới,

Vườn ngự nghe vẹt nói đòi phen.

Quê mùa, cung cấm chưa quen,

Khác gì ngư phủ đào nguyên thuở nào !

Những nghi thức, cung cách sinh hoạt trong phủ chúa:

Cung cách sinh hoạt với những lễ nghi, khuôn phép trong phủ chúa cho thấy sự cao sang, quyền uy tột bậc, cùng với cuộc sống hưởng lạc và lộng quyền của nhà chúa. Đến cả việc đi đứng, nói năng cũng vô cùng kiểu cách.

+ Về ăn uống: “Mâm vàng, chén bạc, đồ ăn toàn của ngon vật lạ”.

+ Về nghi thức:

Trong phủ có nhiều loại quan và người phục địch, người làm một nhiệm vụ.

Lê Hữu Trác phải qua nhiều thù tục mới dược vào thăm bệnh cho thế tử

Nào là phải qua nhiều cừa, phải chờ đợi khi có lệnh mới được vào.

“Muốn vào phải có thẻ”, vào đến nơi, người thầy thuốc Lê Hữu Trác phải “lạy bốn lạy”.

Tất cả những chi tiết trên cho người đọc nhận thấy phủ chúa Trịnh thật lộng lẫy, sang trọng, uy nghiêm.

Lời lẽ nhắn tới chúa Trịnh và thế từ đểu phải hết sức cung kính (thánh thượng, ngự, yết kiến, hầu mạch…). Chúa Trịnh luôn luôn có “phi tần chầu chực” xung quanh.

Tác giả không thấy mặt chúa mà chi làm theo mệnh lệnh cùa chúa do quan Chánh dường truyền dạt lại. Xem bệnh xong chi được viết tờ khải dể dâng lên chúa. Nghiêm đến nỗi tác giả phải “Nín thở đứng chờ ở xa”.

Cuộc sống nơi phủ chúa nhìn bề ngoài xa hoa lộng lẫy nhưng thực chất thiếu sinh khí.

Một cuộc sống ăn chơi, hưởng lạc xa xỉ nhưng lại chẳng có tự do sinh khí. Đó cũng là nguyên nhân gây ra sự ốm yếu của thái tử Trịnh Cán. Sự thâm nghiêm kiểu mê cung càng làm tăng âm khí nơi phủ chúa.

==> Qua cách nói mỉa mai châm biếm của tác giả, ta thấy sự lộng quyền của nhà chúa với quyền uy tối thượng và nếp sống hưởng thụ cực kỳ xa hoa của chúa Trịnh cùng gia đình; sự thật bù nhìn của vua Lê khi ấy… Cuộc sống vật chất đầy đủ giàu sang nhưng phẩm chất tinh thần, ý chí nghị lực trống rỗng. Đó cũng chính là hình ảnh suy yếu mục ruỗng của tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh những năm cuối TK XVIII.

Qua cách miêu tả người tả cảnh rất khách quan, tác giả đã ngầm phê phán kín đáo cảnh giàu sang xa hoa quyền uy ghê gớm của chúa Trịnh đồng thời thể hiện tâm hồn cao thượng, khát khao cuộc sống tự do không màng danh lợi của vị danh y Hải Thượng Lãn Ông.

c. Kết bài: Khẳng định lại giá trị hiện thực của tác phẩm

Qua đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh, tác giả Lê Hữu Trác đã khắc họa một bức tranh hiện thực về cuộc sống nơi phủ chúa. Bằng tài quan sát tinh tế và ngòi bút ghi chép chi tiết, chân thực, tác giả đã vẽ lại một bức tranh sinh động về cuộc sông xa hoa, quyền quý của chúa Trịnh, đồng thời cũng bộc lộ thái độ coi thường lợi danh của mình. Thông qua hành động của mình đã thể hiện sự không đồng tình với việc hưởng thụ lạc thú xa hoa của những người nắm giữ vận mệnh dân tộc. Sự tương phản trong quan điểm sống được thể hiện qua việc đối lập giữa hình ảnh những thứ sơn son thiếp vàng, võng điều áo đỏ, đèn đuốc lấp lánh, hương hoa ngào ngạt… đặt bên cạnh cái thanh đạm, thuần khiết của một ông già áo vải ở nơi quê mùa. Cuộc sống nơi cung vua, phủ chúa dẫu giàu sang phú quý tột bậc nhưng rốt cục cũng chỉ là vào luồn ra cúi, cá chậu chim lồng mà thôi.

Tham khảo: 

  • Dàn ý phân tích giá trị hiện thực của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh
  • Giá trị phản ánh và phê phán hiện thực trong đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh

Bài 3 trang 77 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Ôn tập văn học trung đại Việt Nam trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 77 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Ôn tập văn học trung đại Việt Nam

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/bai-3-trang-77-sgk-ngu-van-11-tap-1/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp