Bài 2 trang 60 SGK Ngữ văn 11 tập 2

0
85
Rate this post

hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 60 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 2 phần soạn bài Tôi yêu em – Pu-skin chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bàiGiọng điệu trữ tình chuyển biến như thế nào từ hai câu 1-2 sang hai câu 3-4 và từ hai câu 5-6 sang hai câu 7-8? Diễn biến tâm trạng phức tạp của nhân vật trữ tình được thể hiện tinh tế ra sao?

Trả lời bài 2 trang 60 SGK Ngữ văn 11 tập 2

Cách trả lời 1 – Ngắn gọn

Bạn đang xem: Bài 2 trang 60 SGK Ngữ văn 11 tập 2

Từ câu 1- 2 sang câu 3- 4 có sự đổi hướng, đảo ngược được ngăn bởi từ “nhưng”

– Cái “tôi” trong tâm hồn lúc này được soi rọi với chính mình, để thấy ngọn lửa tình vẫn bùng cháy

– Bên cạnh đó cũng có cái “tôi” muốn dùng lí trí để ngừng cảm xúc

– Tiếng nói trong sự phân vân bối rối có phần mạnh mẽ, dứt khoát

– Một sự dằn lòng, một sự chế ngự, một sự vượt lên

– Tâm hồn vươn lên, tìm tình yêu đích thực, xem yêu như hành vi trao tặng làm cho người mình yêu được hạnh phúc

– Tình cảm có sự vị tha, và hi sinh không mong sự thụ hưởng của mình

Hai câu thơ 5- 6 mở đầu bằng “Tôi đã yêu em”
– Sự kìm nén cảm xúc, chế ngự nhưng xúc cảm vẫn trào dâng, da diết

– Cách ngắt nhịp đứt quãng, rối bời

=> Nhân vật trữ tình thành thực hết mức, không né tránh phân tích cùng kiệt tất cả những yếu đuối, bất lực, những góc tối tận đáy sâu tâm hồn.

Cách trả lời 2 – Đầy đủ

– Giọng điệu bài thơ có sự chuyển biến từ câu 1-2 sang hai câu 3-4:

+ Ở câu 1-2 thì có sự rụt rè cân nhắc nhưng vẫn khẳng định được tình cảm của nhà thơ.

+ Câu 3-4 có sự can thiệp của lí trí khiến tình cảm bị chèn ép và nhà thơ nhận thức và quyết định từ bỏ để mang lại sự yên bình cho người mình yêu, để nàng không phải ″bận lòng thêm nữa″.

– Giọng điệu bài thơ có sự chuyển biến từ câu 5 – 6 sang hai câu 7 – 8:

+ Ở 4 câu này mạch thơ tuôn trào, không bị dồn nén như 4 câu trước.

+ Hai câu thơ 5- 6 thể hiện tình cảm đơn phương của nhà thơ, một tình cảm cô đơn, buồn tủi bên cạnh đó còn thể hiện nên sự ghen tuông của mình đối với người mình yêu.

+ Sang câu 7- 8 thể hiện từ bỏ, ý định rất cao thượng, chúc phúc cho người mình yêu. ⇒cách ứng xử đẹp, đầy nhân văn.

– Diễn biến tâm trạng phức tạp của nhân vật trữ tình được thể hiện tinh tế qua giọng điệu trữ tình chuyển biến từ các câu 1-2 sang 3-4 và từ 5-6 sang 7-8.

Cách trả lời 3 – Chi tiết

Diễn biến tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện tinh tế qua sự chuyển biến của giọng điệu trữ tình trong bài thơ:

– Từ hai câu 1-2 sang hai câu 3-4:

Tôi yêu em: đến nay chừng có thể

Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai;

Nhưng, không để em bận lòng thêm nữa,

Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.

Chú ý sẽ thấy hai cặp thơ diễn tả tâm trạng của nhân vật trữ tình ở đây có sự “đấu tranh” giữa tình cảm và lí trí. Hai câu 1-2, giọng thơ có chút gì như cân nhắc, dè dặt (chừng có thể, chưa hẳn) nhưng vẫn là một sự khẳng định trong tình cảm của nhà thơ. Mạch thơ chuyển đột ngột:

Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,

Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.

Rõ ràng ở đây đã có sự can thiệp của lí trí khiến cảm xúc phải ghìm nén lại. Nguyên văn ghi rõ: “Nhưng mong sao nó không làm em băn khoăn thêm nữa, tôi chẳng muốnlàm em buồn vì bất cứ lẽ gì” nói lên một điều dứt khoát trong suy nghĩ của nhân vật trữ tình: cần phải dập tắt ngọn lửa tình yêu (dù chỉ là âm thầm, dai dẳng) để tránh cho em phải bận lòng và chẳng muốn làm em buồn. Điều quan trọng không phải là tình yêu của nhà thơ mà là sự yên tĩnh, thanh thản của “hồn em”, của người mình yêu: đó mới là cái cao thượng trong tình yêu của tác giả.

– Từ hai câu 5-6 sang hai câu 7-8:

Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng,

Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen,

Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm,

Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.

Ở khổ thơ này, mạch cảm xúc lại tuôn trào, không bị dồn nén như ở khổ đầu. Điệp khúc tôi yêu em được láy lại ba lần thì khổ này chiếm hết hai chính là vì thế! Hai câu 5-6 bộc lộ rõ mối tình đơn phương của nhà thơ: một tình yêu âm thầm, không hi vọng. Đó là tình yêu “rất con người” với mọi sắc thái muôn thuở: có nỗi đau khổ âm thầm, có niềm tuyệt vọng chua xót, và nhất là cũng rụt rè, ghen tuông như mọi người đàn ông khác. Nhân vật trữ tình không ngại ngần mà chân thành bày tỏ, thú nhận những cái “đời thường” trong tình yêu mà ai cũng có, cũng bị giày vò. Câu thơ dịch khá đạt “khi hậm hực lòng ghen”, nhưng ý thơ trong nguyên tác còn rõ hơn.

– Dù nó chỉ là mối tình đơn phương của nhà thơ – trong hai chữ: chân thành, đằm thắm. Đó là một nét đẹp cần ghi nhận. Nhưng còn đẹp hơn nữa là lời cầu mong tha thiết, đầy vị tha của thi nhân đối với người mình yêu mà không được đền đáp:

Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm.

Cầu em được người tình như tôi đã yêu em

Cái đẹp nằm trong mối liên hệ của hai câu thơ: chính vì yêu em chân thành, đằm thắm nên mới cầu mong em có được một người yêu em cũng chân thành, đằm thắm như mình. Mọi suy nghĩ của nhà thơ đều hướng về người yêu, mong người yêu được hạnh phúc. Điều này không dễ ai cũng có được như Pu-skin trong mối tình vô vọng đó.

Các em vừa tham khảo một số cách trả lời bài 2 trang 60 SGK Ngữ văn 11 tập 2 được tổng hợp và biên soạn giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Tôi yêu em – Pu-skin trong tuyển tập Soạn văn 11 tốt hơn trước khi đến lớp.

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 60 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Tôi yêu em – Pu-skin

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/bai-2-trang-60-sgk-ngu-van-11-tap-2/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp