Bài 4 trang 78 SGK Ngữ văn 12 tập 2

0
59
Rate this post

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 4 trang 78 sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập Hai phần đọc hiểu soạn bài Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bàiNêu cảm nghĩ về các nhân vật: người đàn bà vùng biển, lão đàn ông độc ác, chị em thằng Phác, người nghệ sĩ nhiếp ảnh.

Trả lời bài 4 trang 78 SGK văn 12 tập 2

Cách trả lời 1:

Bạn đang xem: Bài 4 trang 78 SGK Ngữ văn 12 tập 2

Cảm nghĩ về các nhân vật:

– Người đàn bà vùng biển:

+ Là một nhân vật vô danh, không tên, không tuổi – một người đàn bà trạc ngoài bốn mươi, thô kệch, mặt rỗ, lúc nào cũng xuất hiện với khuôn mặt mệt mỏi, dấu vết in hằn của một cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ.

+ Thầm lặng chịu đựng mọi đau đớn, hành hạ bởi chị hiểu được sự khó khăn của cuộc sống mưu sinh, hiểu rằng các con cần được sống và lớn lên. Và hơn hết đó là một tình yêu thương con vô bờ bến của một người mẹ giàu lòng nhân hậu, bao dung, giàu đức hi sinh.

– Người đàn ông:

+ Cuộc sống đói nghèo, quanh quẩn những lo toan, cực nhọc đã biến anh con trai cục tính nhưng hiền lành xưa kia thành một người chồng vũ phu, một lão đàn ông độc ác.

+ Khi nào thấy khổ là lão đánh vợ: “lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà”, đánh như để giải toả uất ức, để trút sạch tức tối, buồn phiền.

=> Vừa là nạn nhân của cuộc sống khốn khổ, vừa là thủ phạm gây đau khổ cho những người thân.

– Chị em thằng Phác: Là những đứa trẻ đáng thương, trực tiếp hứng chịu những bi kịch mà bố chúng gây ra.

+ Chị Phác:

  • Là một cô bé yếu ớt mà can đảm, đã phải vật lộn để tước con dao trên tay thằng em, không cho nó làm một việc trái luân thường, đạo lí.
  • Tan nát vì đau đớn khi phải chứng kiến cảnh tượng bi kịch của gia đình.

+ Phác:

  • Thương mẹ theo kiểu của đứa con trai vùng biển: lặng lẽ đưa ngón tay lên khẽ sờ trên khuôn mặt người mẹ, như muốn lau đi những giọt nước mắt chứa đầy trong nốt rỗ chằng chịt.
  • Tuyên bố với các bác ở xưởng đóng thuyền rằng nó còn có mặt ở dưới biển này thì mẹ nó không bị đánh.

– Nghệ sĩ Phùng:

+ Là chiến sĩ từng vào sinh ra tử, anh căm ghét mọi sự áp bức, bất công, sẵn sàng làm tất cả vì điều thiện, vì công bằng.

+ Tâm hồn người nghệ sĩ tinh tế, nhạy cảm, ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tinh khôi của thuyền biển lúc bình minh.

+ Vỡ òa cảm xúc khi phát hiện ra sự thật xót xa của cuộc đời ẩn đằng sau cảnh biển đẹp đẽ ấy.

+ Anh hiểu rõ: trước khi là một người nghệ sĩ biết rung động trước cái đẹp hãy là một người biết thấu cảm những yêu ghét buồn vui trước mọi lẽ đời thường tình.

Tham khảo thêm: Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa

Cách trả lời 2:

– Người đàn bà vùng biển là một nhân vật vô danh, không tên. Đó là một người đàn bà trạc ngoài bốn mươi, thô kệch, rỗ mặt, lúc nào cũng xuất hiện với “khuôn mặt mệt mỏi”, người đàn bà ấy gợi về một cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ. Thầm lặng chịu đựng mọi đớn đau khi bị chồng đánh, người mẹ hi sinh vì những đứa con.

– Cuộc sống đói nghèo, vất vả, quẩn quanh với những lo toan, cực nhọc đã biến “anh con trai cục tính nhưng hiền lành” xưa kia thành một người chồng vũ phu, một lão đàn ông độc ác. Cứ khi nào thấy khổ quá là lão đánh vợ, đánh như để giải toả uất ức, để trút cho sạch nỗi tức tối, buồn phiền.

– Chị thằng Phác, một cô bé yếu ớt mà can đảm, đã phải vật lộn để tước con dao trên tay thằng em trai, không làm một việc trái với luân thường đạo lý. Còn thằng Phác lại thương mẹ theo kiểu một đứa con còn nhỏ, theo cái cách một đứa con trai vùng biển. Hình ảnh thằng Phác vẫn khiến người ta cảm động bởi tình thương mẹ dạt dào.

– Phùng vốn là một người lính chiến từng vào sinh ra tử, anh căm ghét mọi sự áp bức, bất công, sẵn sàng làm tất cả vì điều thiện, lẽ công bằng. Anh thực sự xúc động, ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tinh khôi của thuyền biển bình minh. Một người nhạy cảm như anh tránh sao khỏi nỗi tức giận khi phát hiện ra là đằng sau cảnh đẹp chiếc thuyền ngoài xa là sự bạo hành của cái xấu, cái ác.

Cách trả lời 3:

* Người đàn bà vùng biển:

– Ngoại hình xấu xí, thô kệch

– Cuộc đời: thiếu may mắn, lam lũ, cực khổ

– Tính cách: cam chịu, nhẫn nhục dù bị chồng bạo hành

– Giàu lòng tự trọng: khi biết hành động vũ phu bị người khách lạ và đứa con biết thì đau đớn, xấu hổ, nhục nhã

– Sống sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời, hiểu chồng, thương con -> Người phụ nữ vị tha, giàu đức hi sinh

* Người đàn ông

– Vốn là anh con trai hiền lành nhưng cuộc sống đã biến anh thành người vũ phu, tàn bạo, ích kỉ

=> Vừa là nạn nhân, vừa là thủ phạm của đau khổ

* Chị em Phác

– Người chị: yếu ớt nhưng can đảm, là điểm tựa của người mẹ, ngăn cản được hành động dại dột của đứa em.

– Phác: thương mẹ nhưng chỉ nhìn được sự độc ác, tàn nhẫn của cha, còn bé nên chưa hiểu lẽ đời.

=> Hình ảnh những đứa trẻ sống trong bạo lực

* Nghệ sĩ Phùng

– Người có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm

– Người lính vào sinh ra tử nên căm ghét áp bức, bất công, làm mọi thứ vì cái thiện, lẽ công bằng

– Thấu hiểu, đồng cảm với mọi vui buồn, cay đắng ở đời.

=> Người có tâm hồn nghệ sĩ, giàu lòng trắc ẩn, sự thấu hiểu.

Trên đây là 3 cách trình bày câu trả lời cho bài 4 trang 78 SGK ngữ văn 12 tập 2 được biên soạn chi tiết giúp các em tham khảo để soạn bài Chiếc thuyền ngoài xa trong chương trình soạn văn 12 tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

Trả lời câu hỏi bài 4 trang 78 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Chiếc thuyền ngoài xa ngữ văn 12.

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/bai-4-trang-78-sgk-ngu-van-12-tap-2/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp