Bài 1 trang 44 SGK Ngữ văn 11 tập 2

0
53
Rate this post

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 44 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập Hai phần đọc hiểu soạn bài Từ ấy của Tố Hữu chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bàiTố Hữu đã dùng những hình ảnh nào để chỉ lí tưởng và biểu hiện niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng?

Trả lời bài 1 trang 44 SGK văn 11 tập 2

Cách trả lời 1:

Bạn đang xem: Bài 1 trang 44 SGK Ngữ văn 11 tập 2

Những hình ảnh thể hiện lý tưởng, biểu hiện niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng:

– Câu thơ mở đầu đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời nhà thơ:

+ Nắng hạ: ánh nắng đẹp và chói chang nhất, mạnh mẽ nhất -> Lí tưởng cách mạng sức mạnh soi sáng đối với nhà thơ.

+ Động từ “bừng” như một nguồn sáng mang lại sự sống mãnh liệt

Mặt trời chân lí: biện pháp nghệ thuật ẩn dụ lý tưởng cách mạng như ánh mặt trời kết hợp với động từ “chói” thể hiện sức mạnh chiếu sáng thức tỉnh

– Niềm vui được đứng trong hàng ngũ Đảng khiến tâm hồn nhà thơ “rộn tiếng chim”, ngập tràn sự sống “một vườn hoa lá”.

=> Khổ thơ đầu thể hiện niềm hân hoan, tự hào khi được đứng trong hàng ngũ Đảng. Sự kiện đánh dấu bước ngoặt lớn trong cuộc đời nhà thơ.

Tham khảo thêm văn mẫu: Phân tích bài thơ Từ ấy – Tố Hữu

Cách trả lời 2:

– Hình ảnh để chỉ lí tưởng:

+ Nắng hạ -> ánh nắng chói chang, rực rỡ, mạnh mẽ

+ Mặt trời chân lí -> chân lí cách mạng soi sáng mọi nơi, mang lại nguồn sống.

+ Động từ mạnh: bừng, chói.

=> Lí tưởng cộng sản là nguồn sáng, làm bừng sáng tâm hồn, trí tuệ nhà thơ.

– Niềm vui khi bắt gặp lí tưởng :

+ So sánh: Hồn tôi – vườn hoa lá -> Tràn đầy sức sống, hương sắc

+ Các từ ngữ: rất đậm, rộn -> Tâm hồn tác giả căng tràn nhựa sống.

=> Cảm xúc của chủ thể trữ tình : hưng phấn, reo vui, hạnh phúc, say mê nồng nhiệt khi giác ngộ lí tưởng cách mạng.

Cách trả lời 3:

– Ta có thể thấy những hình ảnh như: bừng nắng hạ, mặt trời, vườn hoa lá, tiếng chim, đậm hương. Đây chính là những hình ảnh để chỉ lí tưởng và biểu hiện cảm xúc được Tố Hữu miêu tả.

– Trong hai câu thơ đầu, hình ảnh “nắng hạ”, “mặt trời chân lí”, “chói qua tim”…. là những hình ảnh ẩn dụ khẳng định lí tưởng cách mạng như nguồn sáng mới soi sáng tâm hồn nhà thơ. Nguồn sáng ấy rực rỡ như nắng hạ, kì diệu như ánh sáng mặt trời tỏa ra những tư tưởng đúng đắn xua tan màn sương mù của ý thức tiểu tư sản, mở ra trong tâm hồn người thanh niên một chân trời mới.

– Hai câu thơ sau: Hình ảnh so sánh “Hồn như vườn hoa lá – đậm hương rộn tiếng chim”. Ánh mặt trời kì diệu đã mang sức sống đến cho thiên nhiên khiến tất cả dậy sắc, lên hương, tràn ngập âm thanh rộn rã.

Bài 1 trang 44 SGK ngữ văn 11 tập 2 trên đây được biên soạn và trả lời theo 3 cách trình bày khác nhau giúp em có thêm nhiều thông tin hữu ích để chuẩn bị bài và soạn bài Từ ấy (Tố Hữu) trong chương trình soạn văn 11 tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 44 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Từ ấy ngữ văn 11.

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/bai-1-trang-44-sgk-ngu-van-11-tap-2/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp